5.1. Kết luận
1. Nông dân thôn Sơn Du sản xuất rau chủ yếu theo kinh nghiệm và tập quán, trong quá trình sản xuất ng−ời dân chỉ chú trọng tới năng suất, sản l−ợng và thu nhập tr−ớc mắt mà ch−a quan tâm tới việc nâng cao chất l−ợng rau và các hoạt động bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp. Ch−a chú ý tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình và công nghệ tiên tiến vào sản xuất rau.
2. Hệ số sử dụng đất của thôn Sơn Du cao với 2,9 lần/năm. Đất đai đ−ợc chia manh mún, sản xuất rau ch−a tập trung về mùa vụ và diện tích. Nhiều chân ruộng đ−ợc đẩy mạnh thâm canh rau quá cao tới 5-6 vụ/năm. Việc trồng liên tục cùng một cây trong 2-3 vụ, đây là nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả hoạt động các vi sinh vật trong đất, một số dinh d−ỡng đất bị suy kiệt, tăng sự lây lan mầm bệnh qua các vụ sản xuất.
3. Nông dân sử dụng nhiều phân hóa học, ch−a quan tâm tới việc bón cân đối giữa các loại phân, đặc biệt là mất cân đối giữa phân đạm và phân chuồng. Trong 5 loại rau nghiên cứu, l−ợng đạm đ−ợc bón đều trên 330 kg/ha, lớn hơn rất nhiều so với quy trình trồng rau an toàn, đậu đũa bón tới 495,28 kg/ha. Trong khi l−ợng phân chuồng bón thấp, tất cả đều bón d−ới mức của quy trình trồng rau an toàn.
4. Tất cả nông dân thôn Sơn Du đều sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh/bệnh hại, nông dân sử dụng thuốc chủ yếu là theo kinh nghiệm và diễn biến sâu bệnh ngoài đồng ruộng, khi thấy sâu/bệnh là phun thuốc mà ch−a nhận đ−ợc sự h−ớng dẫn của cán bộ chuyên môn. Hiện nay có tới 108 loại thuốc BVTV đ−ợc sử dụng. Mỗi loại rau sử dụng ít nhất là 30 loại thuốc BVTV khác nhau, l−ợng dùng có thể lên tới trên 13 kg/ha/vụ, trong đó có những thuốc đã bị cấm hoặc hết thời gian sử dụng.
5. Thực trạng sản xuất và đầu t− hoá học của nông dân thôn Sơn Du đã dần làm thay đổi tính chất lý hoá học vốn đã nghèo nàn của đất, với trên 97% diện tích đất canh tác thuộc loại nghèo mùn, tầng canh tác mỏng, hàm l−ợng N-P-K tổng số trong đất đều d−ới mức trung bình, trong khi 80% đất canh tác thuộc loại chua, rất chua.
Do nông dân sử dụng quá nhiều thuốc BVTV đã làm tăng chi phí sản xuất và hiện t−ợng kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích trong đất, thiên địch trên đồng ruộng, dễ gây nên hiện t−ợng bùng phát số l−ợng các loại sâu bệnh hại mới, đặc biệt là tình trạng tồn d− hóa chất BVTV trong rau t−ơi, đất canh tác và làm ô nhiễm tài nguyên đất nông nghiệp.
5.2. Đề nghị
1. Cần có biện pháp quy hoạch và mở rộng diện tích chuyên trồng rau, đặc biệt là rau an toàn tại thôn Sơn Du theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng Hà Nội để nâng cao năng suất, chất l−ợng rau, góp phần từng b−ớc cải thiện và bảo vệ đ−ợc tài nguyên đất nông nghiệp.
2. Xây dựng một số mô hình trình diễn trên rau nh− sản xuất rau an toàn, thực hiện ch−ơng trình IPM trên cây rau; giới thiệu và tạo điều kiện cho nông dân đ−ợc tiếp cận với các loại giống rau mới, giống chất l−ợng cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khuyến khích nông dân tăng c−ờng sử dụng thuốc sinh học trong sản xuất rau v.v. Đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo cho nông dân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật thâm canh từng loại rau.
3. Trên cơ sở thực hiện tốt việc chuyên môn hóa nghề trồng rau, cần tăng c−ờng công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm tập trung hóa sản xuất về thời vụ, diện tích và loại rau v.v. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin thị tr−ờng, từng b−ớc thực hiện xây dựng th−ơng hiệu, nhằm nâng cao năng suất, chất l−ợng và hiệu quả kinh tế từ nghề trồng rau.