KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.2. Kết quả nghiên cứu hàm lượng khoáng (tro toàn phần) của gel nha đam và đậu xanh.
Bảng 3.2: Bảng kết quả xác định hàm lượng ẩm của gel nha đam và đậu xanh.
Hàm lượng ẩm trung bình (%)
Gel nha đam 98,43
Đậu xanh 15,65
Nhận xét:
Từ bảng 3.2 ta thấy:
+ Hàm lượng ẩm của gel nha đam rất cao (trung bình 98,43%); hàm lượng chất khô chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ 1,57 %, so với các loại quả thì hàm lượng này quá thấp (hàm lượng chất khô trong quả khoảng 10 ÷ 20 %). Do đó nếu dùng nha đam để sản xuất các sản phẩm như: mứt, nước cô đặc thì không phù hợp. Nhưng đối với sản xuất mặt hàng nước giải khát thì hàm lượng nước cao trong nha đam lại là phù hợp.
+ Hàm lượng ẩm của đậu xanh tương đối thấp (trung bình là 15,65%), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bảo quản nguyên liệu, nếu bảo quản không tốt thì hàm lượng ẩm tăng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu cũng như sản phẩm sau này.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu hàm lượng khoáng (tro toàn phần) của gel nha đam và đậu xanh. đam và đậu xanh.
Bảng 3.3: Bảng kết quả xác định hàm lượng khoáng của gel nha đam và đậu xanh.
Hàm lượng khoáng trung bình (%)
Gel nha đam 0,278
Đậu xanh 3,76 Nhận xét:
Khoáng trong rau quả tồn tại dưới dạng: một phần kết hợp với các hợp chất cao phân tử, một phần ở dạng muối của các acid; muối khoáng có ý nghĩa sinh lý quan trọng và là thành phần không thể thiếu được trong bữa ăn.
Từ bảng 3.3 cho thấy đậu xanh có hàm lượng khoáng trung bình 3,76%, nha đam có hàm lượng khoáng trung bình 0,278 %. So với các loại rau quả nói chung (hàm lượng khoáng khoảng 0,25÷1%) thì nha đam và đậu xanh là hai nguyên liệu có thành phần khoáng tương đối cao. Điều này góp phần làm tăng giá trị sinh học và giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm sau này.