KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4.4. Kết quả nghiên cứu xác đinh tỉ lệ nước nha đam/nước đậu xanh.
Từ phụ lục 5 ta có bảng sau:
Bảng 3.11 : Bảng cho điểm chất lượng xác định tỉ lệ nước nha đam/nước đậu xanh.
Mẫu
Tỉ lệ nước Nha
đam /nước
Màu sắc Mùi Vị Trạng thái
ĐTB HSQT ĐTB HSQT ĐTB HSQT ĐTB HSQT1 1/1 2,6 1,2 3 1 2,8 1 4,4 0,8 9,44 1 1/1 2,6 1,2 3 1 2,8 1 4,4 0,8 9,44 2 1/1,5 3,6 1,2 3,4 1 3,8 1 4 0,8 14,72 3 1/2 4,4 1,2 4 1 4,4 1 4,4 0,8 17,2 4 1/2,5 4,2 1,2 3,4 1 3,2 1 4,2 0,8 15 5 1/3 4 1,2 3,6 1 3,2 1 3,6 0,8 14,48 Nhận xét:
Từ bảng 3.11 chọn tỉ lệ nước nha đam/nước đậu xanh = ½ (có điểm cảm quan cao nhất là 17,2) là thích hợp.
Nha đam với liều lượng nhỏ (0,05÷0,1g) là một loại thuốc bổ, giúp sự tiêu hoá vì kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột, nếu sử dụng liều cao sẽ là vị thuốc tẩy mạnh, gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ruột già do đó phối chế nước đậu xanh vào nước nha đam ngoài mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng, giá trị sinh học cho sản phẩm, còn pha loãng dịch ép nha đam. Tỉ lệ nước nha đam/nước đậu xanh = 1/2 là thích hợp vì tạo cho sản phẩm có màu sắc, mùi vị hài hòa. Nếu lượng nước nha đam nhiều thì mùi sẽ nồng, vị đắng nhiều, dịch thu được có độ khô thấp mặc dù giá thành của sản phẩm sẽ hạ. Nếu lượng nước nha đam quá ít thì
mùi và vị là của đậu xanh, đậu xanh khi đó sẽ lấn át, đồng thời chi phí sản xuất sẽ tăng, dịch thu được có độ khô cao hơn.