Nguyên liệu phụ 1 Muối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ nha đam và đậu xanh (Trang 30 - 31)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Nguyên liệu phụ 1 Muối.

2.1.2.1. Muối.

Công thức hóa học của muối là NaCl. Trong đồ hộp nước giải khát từ nha đam và đậu xanh, muối được sử dụng để sử lý nha đam nhằm làm giảm bớt lượng nhớt trong

gel nha đam tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn chế biến tiếp theo. Mặc dù mục đích chính không dùng để tạo vị nhưng muối ăn vẫn phải đảm bảo chất lượng của muối dùng trong chế biến thực phẩm (chất lượng muối theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3973-84).

2.1.2.2. Nước.

Công thức hóa học của nước là H2O. Nước được sử dụng để làm vệ sinh, để rửa nguyên liệu, và được sử dụng trong quá trình chế biến (chần, nấu, pha chế…), nước là thành phần chủ yếu của sản phẩm, trong đề tài sử dụng nước cung cấp từ nhà máy nước thành phố Nha Trang. Nước sử dụng là nước phải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép của bộ y tế quy định, đảm bảo không có vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, không có các mầm dịch bệnh, không chứa kim loại nặng và hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ không nhiều. Nước dùng trong chế biến thực phẩm phải là nước uống được.

2.1.2.3. Đường.

Đường đóng vai trò là chất tạo vị cho sản phẩm. Sử dụng đường sacaroza có công thức hóa học C12H22O11. Đường bổ sung vào sản phẩm là đường tinh luyện RE (đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1695-87), có độ tinh khiết (pol ≥ 99,5%), độ ẩm ≤ 0,05% và đạt các chỉ tiêu cảm quan sau:

- Hình dạng: dạng tinh thể tương đối đều, tơi khô, không vón cục. - Mùi, vị: vị ngọt, không có mùi lạ.

- Màu sắc: tất cả các tinh thể đều trắng óng ánh. Khi pha trong dung dịch nước cất thì dung dịch trong suốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ nha đam và đậu xanh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w