trong th i gian qua cho th y BSCL m c dù trong nh ng n mờ ấ Đ ặ ữ ă g n đây có t l sinh và m c gia t ng dân s s t gi m nh ngầ ỷ ệ ứ ă ố ụ ả ư nói chung v n hàng cao nh t c nẫ ở ấ ả ước, tuy nhiên, v ch tề ấ lượng ngu n lao đ ng nh trình đ v n hoá, chuyên môn kồ ộ ư ộ ă ỹ thu t… l i b r i vào hàng th p kém so v i c nậ ạ ị ơ ấ ớ ả ước! Hàm lượng trí tu (hàm lệ ượng ch t xám) trong các lo i s n ph mấ ạ ả ẩ hàng hoá c a toàn vùng còn khá th p. M t khác, tình tr ngủ ấ ặ ạ suy dinh dưỡng trong dân c (nh t là tr em) r t ph bi nư ấ ở ẻ ấ ổ ế và m c đ cao, t l m c b nh c a bà m và tr em l n, m cở ứ ộ ỷ ệ ắ ệ ủ ẹ ẻ ớ ứ đ hộ ưởng th các lo i d ch v y t , v n hoá, giáo d còn th pụ ạ ị ụ ế ă ụ ấ kém.
T nh ng v n đ nêu trên, vi c nghiên c u con ngừ ữ ấ ề ệ ứ ười, tâm lýl i s ng c a c dân BSCL là v n đ có tính c p thi t đ t đóố ố ủ ư Đ ấ ề ấ ế ể ừ l i s ng c a c dân BSCL là v n đ có tính c p thi t đ t đóố ố ủ ư Đ ấ ề ấ ế ể ừ có th đ xu t ra nh ng chính sách gi i pháp mang tính khể ề ấ ữ ả ả thi, phù h p v i hoàn c nh th c t c a BSCL trong chi nợ ớ ả ự ế ủ Đ ế lược phát tri n kinh t - xã h i chung c a c nể ế ộ ủ ả ước.
3. Nghiên cứu các vấn đề về dân tộc, tôn giáo ở ĐBSCL
ĐBSCL hiện là địa bàn cư trú của 4 dân tộc Việt, Hoa, Khmer và Chăm. Nơi đây đồng thời lại có nhiều loại hình tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau: Phật giáo, Đại thừa (Kinh, Hoa), Phật giáo Tiểu thừa (Khmer), Hồi giáo (Chăm) và các loại tôn giáo – tín ngưỡng khác như Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Trong quá trình khai khẩn ĐBSCL, các dân tộc anh em đã cùng nhau chung lưng đấu cật khai thác ĐBSCL biến thành vựa thóc giàu có của cả nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nét chung nhất trên đồng bằng này là mặc dù có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống nhưng ở ĐBSCL không có sự đố kỵ về tôn giáo, không có những mâu thuẫn lớn cũng như không có xung đột gay gắt về dân tộc và tôn giáo như ở một số nước trên thế giới.
Tuy vậy, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của ĐBSCL cũng nảy sinh khá nhiều vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội; hoặc một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo của cư dân trong vùng cần được nghiên cứu sâu hơn để làm cơ sở phát huy mạnh mẽ những truyền thống tốt đẹp và qua đó có thể dự báo xu thế phát triển, hội nhập của ĐBSCL trong cả nước cũng như trong khu vực Đông Nam Á về các mặt có liên quan.
- Về vấn đề dân tộc, những khác biệt về nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá, trình độ phát triển kinh tế - xã hội … đã dẫn tối những mâu thuẫn giữa các dân
tộc anh em với nhau, và hiện nay nếu không giải quyết tốt vấn đề dân tộc thì những mâu thuẫn này có khả năng tiếp tục nảy sinh, gây trở ngại cho sự phát triển. Thí dụ, tình trạng nghèo đói ở cộng đồng dân tộc Khmer và Chăm cao hơn nhiều so với các dân tộc còn lại trong vùng; việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình, việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc anh em khác sẽ xử lý như thế nào cho hợp lý. Nói chung, việc giải quyết các vấn đề giữa các dân tộc là điều hết sức tế nhị và nhạy cảm, không thể sử dụng các biện pháp kinh tế đơn thuần mà còn phải chú trọng cả các biện pháp mang tính hành chính, pháp lý, giáo dục … trong đó cần thúc đẩy giáo dục công dân, giáo dục ý thức cộng đồng giữa các dân tộc với nhau. Mặt khác, nghiên cứu và giải quyết tốt các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc còn góp phần đắc lực trong việc củng cố an ninh, quốc phòng quốc gia và đồng thời tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng anh em.
-Về vấn đề tôn giáo, cần nghiên cứu một cách hệ thống các loại hình tôn giáo – tín ngưỡng ở ĐBSCL, qua đó phân tích những mặt tích cực và hạn chế của chúng trong sinh hoạt cộng đồng xã hội và tâm linh của tín đồ, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với công tác vận động tôn giáo ở từng vùng từng dân tộc anh em.
Nói tóm lại, tiến hành nghiên cứu dân tộc và tôn giáo ở ĐBSCL cũng nhằm mục tiêu chống lại những hoạt động phá hoại của các thế lực phản động ở nước ngoài có chủ đích lợi dụng những vấn đề khác biệt giữa các tôn giáo và dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
4. Nghiên cứu về chính sách phát triển nông thôn ở ĐBSCL
Do những đặc thù về mặt lịch sử, vấn đề phát triển nông thôn ở ĐBSCL có thể nói gọn qua 3 chữ N, tức là cần phải giải quyết mối tương quan giữa nông thôn – nông nghiệp – nông dân. Có thể nói đây là tiền đề mang tính xuyên suốt để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước.
ĐBSCL có những nét đặc thù về chế độ ruộng đất ngay từ buổi đầu khai phá và chịu sự biến động qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt từ sau năm 1975 đến nay. Những cuộc điều chỉnh ruộng đất năm 1978 và tập thể hoá của năm 1982 đã gây nên những xáo trộn lớn về quyền sở hữu đất của nông hộ, đặc biệt là hộ trung nông. Những hiện tượng tranh chấp về đất đai xảy ra có lúc sôi động, tuy nhiên trong thời gian gần đây đã có phần lắng dịu nhưng điều này không có nghĩa là tất cả đều được giải quyết đến nơi đến chốn. Các hiện tượng chuyển nhượng và tích tụ đất đai canh tác trong nông thôn cùng với nói là hiện tượng mất đất, trắng tay, mặt khác những biến động đất đai do các cấp chính quyền khác nhau thực hiện như thu hồi, đền bù đất đai vì mục đích quy hoạch phát triển chung, phát triển các khu vực đô thị; hoặc việc xử lý “hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm” theo luật đất đai… luôn ẩn chứa những tranh chấp về lợi ích, khi âm thầm, khi bộc phát. Vấn đề ruộng đất không chỉ thuần tuý là đất canh tác nông hộ mà còn liên quan tới hàng loạt vấn đề xã hội cấp bách: công ăn việc làm, phân công lao động xã hội, di dân, phân hoá giàu nghèo và những khía cạnh xã hội khác.
Để phát triển nông thôn ở ĐBSCL, ngoài việc phải nghiên cứu và giải quyết
vấn đề ruộng đất, điều quan trọng khác là phải nghiên cứu việc đa dạng hoá các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phá vỡ cơ cấu độc canh cấy lúa nước và thay vào đó những hệ cây trồng - vật nuôi phù hợp để có thể khai thác các lợi thế của ĐBSCL như khí hậu, đất đai, nguồn nước v.v… song song đó phải nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, tăng cường các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động nông thôn. Điều này trên thực tế có nghĩa là giúp cho người dân có thể chủ động cuộc sống của mình thông qua nhiều loại hình sản xuất khác nhau trên địa bàn mình sinh sống, và vì vậy không còn bị phụ thuộc nặng nề vào sự biến động của thiên nhiên như bão lụt v.v…
5. Nghiên cứu phân bố lại dân cư thành những cụm, điểm hợp lý
Để có thể phát triển vùng ĐBSCL một cách thuận lợi, điều quan trọng không kém là phải phá vỡ hình thái cư trú dàn trải, phân tán nằm dọc theo các trục lộ giao thông hoặc theo các dòng chảy (sông ngòi và kênh đào). Hình thức cư trú này gây khó khăn cho việc tổ chức các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá, y tế… phục vụ nâng cao đời sống của cư dân. Nghiên cứu việc quy hoạch, phân bố lại dân cư hợp lý trên ĐBSCL ngoài việc sẽ tạo điều kiện cho người dân có điều kiện sống, học tập, hưởng thụ các dịch vụ y tế, văn hoá, thông tin… một cách thuận lợi nhất. Mặt khác, quy hoạch dân cư hợp lý còn tạo điều kiện hình thành và phát triển các cụm dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, chế biến nông sản phẩm v.v… qua đó góp phần chuyển dịch lao động nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm có ý nghĩa, nâng cao hàm lượng tri thức và giá trị cho các loại sản phẩm hàng hoá của vùng. Phân bố lại hợp lý dân cư ở ĐBSCL còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giảm thấp chi phí cho cộng việc cứu trợ người dân nghèo mỗi khi thảm hoạ lũ lụt lại xảy ra.
PH N K TẦ Ế
Ngoài những vấn đề đề xuất ở trên trong thực tế việc phát triển ở ĐBSCL cần phải nghiên cứu hàng loạt những khía cạnh khác nữa. Dưới góc độ KHXHNV, trong tương lai cần quan tâm nghiên cứu thêm những vấn đề như: quá trình đô thị hoá ở ĐBSCL; sự tác động của thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển ĐBSCL với tư cách là một vùng địa lý lớn; vấn đề xây dựng hệ thống và thiết chế chính trị ở ĐBSCL trong việc tổ chức quản lý kinh tế - xã hội thích ứng với sự nghiệp công nghiêp hoá hiện đại hoá đất nước; văn hoá truyền thống và vấn đề xuyên văn hoá (cross culture) ở ĐBSCL v.v…
Trên đây là những vấn đề nghiên cứu ĐBSCL dưới góc độ KHXHNV mà Trường Đại học KHXHNV thành phố Hồ Chí Minh quan tâm. Chúng tôi mong muốn những đề xuất này nhận được thêm những đóng góp, chỉ đạo của quý vị lãnh đạo các cấp, của các nhà khoa học trong và ngoài ngành KHXHNV để có thể biến chúng thành những đề tài chương trình NCKH phục vụ cho sự nghiệp phát triển ĐBSCL nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước nói chung trong thế kỷ mới.
SOCIAL AND HUMAN ISSUES OF ACTIVELY LIVING IN HARMONY WITH FLOOD IN THE MEKONG DELTA
NGUYEN VAN TAI NGUYEN VAN TIEP
Due to the strategic importance of the Mekong Delta in the economic, social development nationwide, the authors have put forward some scientific principles in doing research on and development of the Mekong Delta. They have also put some remarks on the research of social sciences and humanities over the past and delivered some proposals for continuous research on social sciences and humanities in the near future.
CHÚ THÍCH
1. Sông Mekong chảy qua lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau. Việc khai thác nước sông Mekong trên lãnh thổ Trung Quốc, Lào, Thái Lan… có khả năng gây nên nhiều biến động khác ở phần hạ châu thổ trong tương lai.