Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã Đặc điểm chung cơ bản của miền có mối quan hệ với Vân Nam

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội việt nam (các nguồn lực) (Trang 47)

dãy Bạch Mã. Đặc điểm chung cơ bản của miền có mối quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo và sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; Đặc điểm này được thể hiện ở hướng tây bắc - đông nam của các hệ thống núi và dòng chảy; ở địa hình núi cao, trung bình chiếm ưu thế và ở tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam. Đây là miền duy nhất ở nước ta có địa hình núi cao với đầy đủ 3 đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng, thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông - lâm kết hợp. Các dãy núi ăn lan ra biển và hình thế đổ nghiêng của dải Trường Sơn đã thu hẹp dần diện tích đồng bằng. Đoạn từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển. Vai trò bức chắn dãy Trường Sơn với 2 mùa gió nghịch hướng đông bắc và tây nam đã làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông và hình thành thời tiết gió Tây khô nóng ở đồng bằng B.Trung Bộ vào mùa hạ. Rừng còn tương đối nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh (sau Tây Nguyên). Khoáng sản có sắt, thiếc, crôm, titan, vật liệu xây dựng... Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên xảy ra trong miền.

c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Phạm vi từ dãy núi Bạch Mã trở vào.Miền này có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội việt nam (các nguồn lực) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w