Khái quát chung

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội việt nam (các nguồn lực) (Trang 59 - 60)

- Trong tổng số 54 dân tộc, thì có 4 dân tộc (Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm) sống ở đồng bằng ven biển và trung du, tập quán trồng lúa nước là chính (trừ người Hoa), các dân tộc còn lại cư trú chủ yếu ở miền núi (trong đó nhiều tộc người sinh sống bằng nghề trồng lúa theo phương thức đốt rừng làm rẫy). Trong suốt quá trình lịch sử với nhiều biến động liên tiếp xảy ra (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo.v.v.), các cộng đồng dân tộc Việt Nam thường di động ít ở nơi cư trú ban đầu, chính vì thế mà các dân tộc ở M.Bắc thường cư trú xen kẽ với nhau; ở Tây Nguyên trước đây các dân tộc thường cư trú theo những địa vực riêng rẽ, nhưng trong gần đây do những biến động của xã hội (chiến tranh, sự phân bố lại dân cư sau hòa bình) mà ranh giới giữa các tộc người và các nhóm người cũng dần mờ nhạt, hình thức cư trú xen kẽ đang diễn ra. Sự phân bố các dân tộc:

- Khu vực miền núi phía bắc (từ đèo Ngang trở ra): tập trung 34/54 dân tộc thuộc 7/8 nhóm ngôn ngữ và 2/3 ngữ hệ của cả nước. Nếu lấy S.Hồng làm ranh giới, thì phía tả ngạn là các dân tộc thuộc nhóm Tày-Nùng; phía hữu ngạn là dân tộc Thái và các dân tộc nói ngôn ngữ Môn-KhơMe; dọc biên giới Việt-Trung là cư dân Tạng-Miến; dọc biên giới Việt-Lào là cư dân Môn-Khơ Me. Nếu xét sự phân tầng cư trú theo độ cao, thì ở rẻo thấp có các dân tộc (Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu); ở rẻo giữa (Dao, Khơ Mú...); ở rẻo cao là người Mông.

- Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, bao gồm 5 tỉnh Tây Nguyên và phần miền núi phía tây các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận và kéo đến Đồng Nai- Bình Phước, có 19 dân tộc được coi là bản địa (trừ một số dân tộc mới nhập cư gần đây như Tày, Nùng, Thái, Dao...). Địa bàn cư trú được phân bố như sau: Ở Trường Sơn Bắc có các dân tộc Bru, Tà Ôi, Cơ Tu (nhóm Môn-Khơ Me). Ở Nam Trường Sơn là các dân tộc Mnông, Cơ Ho, mạ, Xtriêng và Chơ Ro (thuộc nhóm Môn - Khơ Me Nam Trường Sơn). Ở khúc giữa là các dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru (nhóm Nam Đảo) xen giữa nhóm Môn - Khơ Me ở Trung và Nam Trường Sơn.

- Vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: có các tộc Chăm, Khơ Me, Hoa cư trú thành từng vệt riêng hoặc xen kẽ, hòa nhập với văn hóa của người Kinh. Riêng người Hoa cư trú ở các TP lớn (đông nhất là TP HCM).

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội việt nam (các nguồn lực) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w