● Các loại đất chính ở đồng bằng. Đất đồng bằng chủ yếu là đất phù sa; tùy
theo từng lưu vực mà thành phần cơ giới, đặc tính lý-hóa và độ phì của đất khác nhau. Đất phù sa đã được cải tạo qua nhiều thế kỷ, được san bằng, đắp bờ giữ nước, cấy lúa, cho nên thành phần cơ giới, lý - hóa đã bị biến đổi nhiều và trở thành loại đất đặc biệt ”Đất trồng lúa nước”. Các loại đất chính:
▪ Đất phù sa mới. ~ 3,40 triệu ha (Đồng bằng sông Hồng 0,6 triệu ha; Đồng bằng sông Cửu Long 1,2 triệu ha).
- Đất phù sa ở Đồng bằng sông Hồng: Thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt trung bình (vùng trũng là thịt nặng). Độ pH 5,5-7,0, giàu N, P, K, Ca, Mg và chất hữu cơ. Do có hệ thống đê điều khá vững chắc nên phù sa không được trải đều trong năm. Đất đã được sử dụng với cường độ cao nhiều nơi đã bị bạc màu. Trong đồng bằng có nhiều ô trũng (Hà-Nam-Ninh) đất bị hóa lầy, hiện tượng glây mạnh, đất giàu mùn, đạm, nghèo lân, trong đất chứa nhiều chất độc hại cho cây trồng và thủy sản.
- Đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thành phần cơ giới nặng hơn so với đất ở Đồng bằng sông Hồng (từ thịt đến sét), lượng mùn và đạm trung bình,
nghèo lân, nhưng cũng khá phì nhiêu. Do chỉ mới có một số hệ thống đê bao, nên phù sa vẫn được trải đều. Riêng dải phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu đã được thâm canh khá cao cả cây lương thực - thực phẩm và cây ăn quả.
- Đất phù sa ở các đồng bằng Duyên hải miền Trung: Do tác động rõ rệt của biển trong quá trình hình thành đồng bằng, nên đất có thành phần từ cát pha đến thịt nhẹ, chua, nghèo mùn, kèm màu mỡ
▪ Đất phèn. 2,0 triệu ha, Đồng bằng sông Cửu Long gần 1,9 triệu ha tập trung
nhiều ở tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, vùng trũng bán đảo Cà Mau; Đồng bằng sông Hồng (ven biển Hải Phòng và Thái Bình). Đất phèn được hình thành trên các vùng biển cũ, nơi có nhiều xác thực vật thối rữa của rừng ngập mặn trước đây. Phèn thường tồn tại dưới dạng tiềm tàng (FeS), nếu bị ôxy hóa sẽ tạo thành H2SO4 làm cho đất chua và nước trong đất chua (nếu trong đất và nước: độ pH < 4,5 cá không sống được, độ pH < 3,0 thì tất cả các loài thủy sinh và cây cối không sống được, kể cả cây ngập mặn). Muốn sử dụng loại đất này phải tiến hành thau chua - rửa phèn, cần rất nhiều nước ngọt.
▪ Đất mặn. Khoảng 1,0 triệu ha. Tập trung ở các vùng cửa sông ven biển,
nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long diện tích lên tới 744 000 ha (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau), ở Đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Nam Định). Đất nhiễm mặn do 2 nguyên nhân (do ngập nước triều mặn và nước ngầm mặn gây ra). Tùy theo hàm lượng (CL- ) trong đất mà phân ra mặn nhiều hay ít. Để khai thác đất mặn, nhân dân ta thường quai đê lấn biển, rửa mặn bằng nước mưa, trồng cói trước - lúa sau. Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều vùng nhân dân đã trồng một vụ lúa nhờ vào nước trời và một vụ tôm cho năng suất khá cao.
▪ Đất cát ven biển. ~ 50,0 vạn ha. Phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở Trung Bộ. Có các loại cồn cát sau:
Các cồn cát hiện đại (cồn cát vàng), nhiều nhất ở Quảng Bình. Các cồn cát cũ (cồn cát trắng) kéo dài từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Các cồn cát cổ (cát đỏ) có nhiều ở Bình Thuận. Ngoài ra còn có các bãi cát biển khá bằng phẳng.
Đất cát nghèo mùn và N, P, K, có phản ứng chua. Thường thiếu nước cho sinh hoạt và cây trồng gặp rất nhiều khó khăn. Các cồn cát hiện đại và cồn cát cũ lại thường hay di động, lấn vào làng mạc, ruộng đồng nên việc trồng rừng chắn gió,
chắn cát ở các tỉnh miền Trung là rất quan trọng. Các cồn cát cổ đã ổn định, không di động, có thể tận dụng trồng hoa màu, cây công nghiệp hay trồng rừng.
● Các loại đất ở vùng trung du - miền núi và cao nguyên. * Đặc điểm chung.
Ở miền đồi núi, quá trình hình thành đất feralit là chủ yếu, đây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm trong điều kiện nhiệt-ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra rất mạnh, các chất bazơ Ca+, Mg+, K+ dễ hòa tan, rửa trôi làm cho đất bị chua; đồng thời ôxit sắt fe3+ và nhôm AL3+ được tích tụ làm cho đất có màu đỏ vàng, đất nói chung nghèo mùn. Quá trình feralit diễn ra điển hình trên đá mẹ axit, cũng diễn ra cả trên đất bazơ và các thềm phù sa cổ.
* Các loại đất chính
▪ Đất feralit (có tên Việt Nam là đất đỏ - vàng) ~ 16,0 triệu ha. Có thể chia ra 7 loại:
Đất feralit nâu - đỏ trên đá bazơ, chủ yếu là badan ~ 2,0 triệu ha, nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; ngoài ra còn có ở rải rác phần phía tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Phú Yên. Đất giàu cation Ca, Mg, Fe, Al, đạm và lân, nhưng nghèo kali và lân dễ tiêu. Tầng đất dày, khá phì nhiêu thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè.
Đất nâu - vàng trên đá bazơ. ~ 0,4 triệu ha (tập trung trên cao nguyên, ở độ cao 800-900m). Bên cạnh cây công nghiệp lâu năm, còn trồng được cây lương thực cạn (do lượng ẩm trong đất khá).
Đất feralit đỏ - nâu trên đá vôi. ~ 0,3 triệu ha (tập trung ở vùng núi đá vôi và cao nguyên đá vôi miền núi phía Bắc). Đất giàu mùn, đạm, tơi xốp, thuận lợi cho trồng ngô, đậu tương.
Đất feralit đỏ - vàng trên đá biến chất và đá sét. Trên 6,0 triệu ha (tập trung chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu). Đất có thành phần cơ giới nặng, kém tơi xốp, tầng đất dày từ 1,5-2,0 m. Do địa hình dốc nên đất dễ bị xói mòn, chủ yếu dành cho lâm nghiệp và nông-lâm kết hợp.
Đất Feralít vàng - đỏ trên đá mác ma axit. ~ 4,0 triệu ha. Phân bố tại các vùng đồi núi granit và riolit. Tầng đất mỏng, lẫn nhiều đá, đất chua, nghèo mùn và lân. Địa hình thường dốc, dễ bị xói mòn, việc khai thác không hợp lý nên hầu hết đã bị thoái hóa, cần trồng rừng để phục hồi đất.
Đất feralit vàng nhạt trên đá cát. Trên 2,2 triệu ha, hình thành trên đá mẹ có thành phần silic cao hơn các đá mác ma axit, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới từ cát đến cát pha, đất nghèo, chua, khô hạn. Phần lớn là đồi trọc.
Đất feralit nâu - vàng trên phù sa cổ. ~ 0,4 triệu ha, phân bố ở rìa các châu thổ, trên các thềm sông cổ. Địa hình là những vùng đồi (độ cao 25 - 30m) đã bị thoái hóa, đất có kết von ôxit sắt, nhôm (một số nơi có đá ong). Đất này cần cải tạo để trồng hoa màu, cây công nghiệp lâu năm, ngắn ngày và cây ăn quả.
▪ Đất xám bạc màu. (có 2 loại đất chính)
- Đất xám bạc màu trên đá axit. Trên 80,0 vạn ha. Tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở ven biển miền Trung. Đất nghèo mùn, thành phần cơ giới nhe từ cát pha đến cát thô. Thảm thực vật là rừng khộp hay cỏ tranh.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ. ~ 1,2 triệu ha (Đông Nam Bộ 90,0 vạn ha), ngoài ra còn có ở rìa Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và dải đất cao ở Long An, Đồng Tháp. Địa hình cao 15 - 20 m, đất bị rửa trôi lâu ngày nên nghèo phì liệu nhưng tơi xốp, thoát nước tốt. Đất này nếu được cải tạo, có thể trồng được cây lương thực - thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp
▪ Đất mùn đỏ - vàng trên núi. ~ 3,0 triệu ha. Phân bố ở độ cao từ 500 - 600m
đến 1.600 - 1.700m. Đây là đai rừng cận nhiệt đới trên núi, nhiệt độ giảm nhưng lượng mưa tăng làm cho quá trình Feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên. Địa hình dốc, đất có tầng mỏng, thích hợp cho lâm nghiệp. Một số nơi như Sa Pa có thể trồng các loại rau ôn đới.
▪ Đất mùn thô trên núi cao (đất alit trên núi cao). Trên 28,0 vạn ha, phân bố ở độ cao 1.600 - 1.700 m, đây là đai rừng cận nhiệt đới mưa mù trên núi, quanh năm mây mù lạnh ẩm, quá trình Feralit chấm dứt hoàn toàn. Đất chứa nhiều mùn thô, tầng thảm mục dày, tầng đất mỏng, lại là khu vực đầu nguồn nên cần bảo vệ nghiêm ngặt, phải trồng rừng phòng hộ.
▪ Ngoài ra, ở vùng đồi núi còn có: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ khoảng 33,0 vạn ha, thích hợp cho việc làm ruộng bậc thang (lúa nước thâm canh), trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất xói mòn trơ sỏi đá. (50,5 vạn ha). Đất bị thoái hóa nghiêm trọng, không trồng trọt được. Việc cải tạo, phủ xanh diện tích này rất khó khăn. Đất lầy và than bùn > 7,0 vạn ha, tập trung ở các thung lũng miền núi và ở vùng đồng bằng; Đất than bùn nhiều nhất ở U Minh (Kiên Giang) và Cà Mau.
- Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của ngành nông - lâm. Là mặt bằng để bố trí các điểm dân cư (nông thôn, đô thị), các cơ sở công nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các công trình quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, việc thay đổi mục đích sử dụng có thể làm thay đổi mạnh mẽ giá trị của đất đai. Chính vì vậy, sử dụng hợp lý, có hiệu quả về kinh tế và sinh thái sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu bền trong tương lai.
Bảng 1.8. Hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng tại thời điểm 01/01/2006 (đơn vị:1000 ha). Các vùng Diện tích Chia ra Đất NN Đất LN Đất CD Đất TC Chưa SD CẢ NƯỚC 33121, 2 9412, 2 14437, 3 1401, 0 602,7 7268,0 Đồng bằng sông Hồng 1486,2 760,3 123,3 230,5 116,5 255,6 Đông Bắc 6402,4 978,8 3551,0 202,7 79,9 1590,0 Tây Bắc 3753,4 499,5 1773,6 42,3 32,7 1405,3 Bắc Trung Bộ 5155,2 804,9 2854,0 194,1 97,9 1204,3 DH Nam Trung Bộ 3316,7 583,8 1459,8 193,8 54,2 1025,1 Tây Nguyên 5466,0 1597,1 3067,8 124,5 41,6 635,0 Đông Nam Bộ 3480,9 1611,9 1251,6 193,6 71,4 352,4 ĐB sông Cửu Long 4060,4 2575,9 356,2 219,5 108,5 800,3
Theo dự báo đến 2010: Chúng ta có thể sử dụng ~ 50% diện tích đất chưa sử
dụng (~ 2,0 triệu ha), như vậy quĩ đất nông nghiệp sẽ vào khoảng gần 10,0 triệu ha và được phân bố như sau: đất canh tác hàng năm 6,5 triệu ha (trong đó đất trồng lúa 4,3 triệu ha); đất trồng cây lâu năm 2,8 triệu ha; đất cỏ và nuôi trồng thuỷ sản 0,7 triệu ha. Như vậy, tài nguyên đất ở nước ta rất hạn chế; BQ đất tự nhiên < 0,5 ha/người (thấp nhất thế giới); đất nông nghiệp tuy có tăng lên chút ít (năm 1989 là 6,9 triệu ha; 1999 tăng lên 7,8 triệu ha, năm 2006 tăng lên 9,4 triệu ha), song BQ cũng chỉ ~ 0,1 ha/người. Vì vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất sang chuyên dùng hay thổ cư (tức là thay đổi giá trị sử dụng và giá trị của đất đai) cần phải tiến
hành thận trọng, trên cơ sở quy hoạch tổng thể việc sử dụng của cả nước hay trong từng vùng.
Bảng 1.9. Qui hoạch sử dụng đất đến 2010 (đơn vị: 1000 ha)
Chỉ tiêu
2000 2010
Diện tích Cơ cấu (%)
Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích đất tự nhiên 32.924,0 100,0 32.924,0 100,0 Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp (*) Đất chuyên dùng Đất ở
Chưa SD (sông suối,núi đá) 9.345,3 11.580,7 1.532,8 443,2 10.022,0 28,4 35,2 4,6 1,3 30,5 9.383,4 16.165,7 1.712,0 1.086,5 4.576,4 28,6 49,0 5,2 3,3 13,9
(*) Đất lâm nghiệp bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng & đất mới chưa thành rừng - Vấn đề sử dụng:
+ Đối với các vùng đồi núi: do địa hình dốc, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới - ẩm - mưa mùa, sự luân phiên giữa mùa khô - mưa, quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh nên đất dễ bị rửa trôi, nghèo mùn, chua; công tác thủy lợi rất khó khăn, khó áp dụng biện pháp thâm canh. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, sản xuất còn mang tính tự túc tự cấp, nạn phá rừng còn tăng, diện tích đất trống đồi núi trọc còn rất lớn. Vì vậy, để sử dụng hợp lý cần phải xác định rõ ranh giới đất lâm nghiệp với đất nông nghiệp; áp dụng các biện pháp nông - lâm kết hợp; kĩ thuật canh tác trên đất dốc, tích cực bón phân hữu cơ; giữ độ che phủ cho đất để tránh xói mòn và giữ ẩm. Đối với các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Tây Nguyên) cần giữ giới hạn mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm, hạn chế làm mất rừng và cân bằng nước.
+ Đối với các vùng đồng bằng: Phải có biện pháp nghiêm ngặt khi chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và thổ cư; Thủy lợi phải được đặt lên hàng đầu để nâng cao hệ số sử dụng đất (tháo úng, chống hạn, thau chua, rửa mặn, tăng vụ trong mùa khô, cải tạo đất). Ngoài ra, sử dụng đất đồng bằng còn tính đến việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu (nhiệt- ẩm) & tài nguyên nước. Vì vậy, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Riêng đối với đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, cần nhiều nước ngọt khi cải tạo, trong
khi đó vào mùa khô rất thiếu nước ngọt; biện pháp tốt nhất có thể là lên liếp (luống) cao để trồng các loại cây trồng cạn (mía, rứa, rau), cây ăn quả.