Về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội việt nam (các nguồn lực) (Trang 99 - 100)

- Di dân tự do nông thô n nông thôn.

b. Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá

2.4.5. Về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt

- Nhà ở - nước sạch - điện sinh hoạt là những nhu cầu thiết thực đối với đời sống con người. Đây là vấn đề thách đố đối với cả nhân loại (đặc biệt đối với những nước đang phát triển và nó đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn). Việc đáp ứng các nhu cầu này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có sự phát triển dân số ở mỗi quốc gia. Ở những nước phát triển, mức gia tăng dân số tự nhiên thấp và ổn định, TNBQ/ng cao, vì vậy điều kiện đầu tư kinh phí và đáp ứng các nhu cầu về nhà ở - điện - nước sạch thuận lợi hơn và ở mức cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển (có Việt Nam), nền kinh tế còn chậm phát triển, dân số còn tăng nhanh... là những khó khăn đáng kể đối với việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về các lĩnh vực này. Nhu cầu về nhà ở được tính bằng BQ diện tích m2/người; chất lượng nhà ở được chia làm 3 loại là nhà kiên cố, bán kiên cố và nhà tạm. Tình hình sử dụng điện, nước sạch căn cứ vào tỉ lệ (%) dân cư được dùng điện, nước máy. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam:

+ Nhà ở: năm 1999 diện tích nhà ở BQ/ng là 12,25m2. Nhà kiên cố 11,9%, nhà bán kiên cố 48,1%, còn lại 40% là nhà tạm. Năm 2002, tỉ lệ hộ có nhà kiên cố 17,2%, nhà bán kiên cố 58,3%, nhà tạm giảm xuống còn 24,5%. Tỉ lệ hộ có nhà kiên cố ở ĐBSH tương đối cao (30%), trong khi đó ở miền núi Đông Bắc (13%), Tây Bắc (10,9%) Tây Nguyên (3,8%) và Đồng bằng sông Cửu Long (3,2%).

+ Điện sinh hoạt: khả năng cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ gia đình còn thấp, ở một số vùng sâu, xa vẫn chưa có điện thắp sáng. Tỉ lệ hộ được sử dụng điện của cả nước năm 2002 là 77% (thành thị 96%, nông thôn 72%). Cao nhất vẫn thuộc về Đồng bằng sông Hồng (99%), thấp nhất là Tây Bắc (48%), Tây Nguyên 53%), Đồng bằng sông Cửu Long (55%). Có nhiều tỉnh lại rất thấp như Cà Mau, Bình Phước (30%), Lai Châu (31%), Hà Giang (40%).

+ Nước sinh hoạt của nhân dân cũng chưa đảm bảo. Năm 2002 mới có 13,1% số hộ dùng nước máy, 55,0% số hộ dùng nước giếng khơi và giếng khoan, 10,1%

dùng nước mưa và còn lại 21,9% là nước sông, hồ ao, đầm. Tuy số hộ dùng nước máy và nước giếng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu, nhưng phân bố không đều. Tỉ lệ hộ dùng nước sạch của cả nước 78%, thì cao nhất là 2 vùng Đồng bằng sông Hồng (91,9%) và Đông Nam Bộ (92,0%), thấp nhất là Tây Bắc (47,7%) và Đồng bằng sông Cửu Long (45,4%). Cá biệt có một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ dùng nước sạch quá thấp (Vĩnh Long 1,6%, Cần Thơ 3,6%, Đồng Tháp 4,4%).

- Nhà ở - khả năng SD điện - nước S.Hoạt phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của một quốc gia. Nếu nhà ở chật chội, ẩm thấp; tỉ lệ hộ sử dụng điện chưa cao; nguồn nước sạch thiếu cộng thêm với vấn đề ô nhiễm môi trường (do dân số tăng nhanh) sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khoẻ, dân trí và đe doạ đến sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội việt nam (các nguồn lực) (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w