- Di dân tự do nông thô n nông thôn.
1. Nghiên cứu về tình trạng nghèo và sự phân tầng xã hộ
Kể từ sau công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng, nền kinh tế Việt Nam được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong hơn một thập niên qua, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã góp phần cải thiện đời sống của người dân Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có cả ĐBSCL. Tuy nhiên, nạn “nghèo” vẫn còn là một thực trạng khá phổ biến ở ĐBSCL. Theo nhiều công trình nghiên cứu và theo các số liệu thống kê gần đây của trung ương và địa phương cho thấy tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của dân cư đang là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển ĐBSCL. Nhìn chung, so với cả nước, ở ĐBSCL tỷ lệ dân cư nghèo đói dường như thấp hơn so với những vùng khác, tuy nhiên tỷ lệ nghèo tuyệt đối lại khá cao, biến thiên từ 19% đến 34% tuỳ theo từng nơi, đặc biệt cao ở những vùng sâu và vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập lũ hằng năm, những vùng dân tộc ít người Khmer sinh sống. Nếu tính theo mức thu nhập bằng lương thực thì vấn đề nghèo đói ĐBSCL chưa phải là cấp bách nhưng nếu xét theo những tiêu thức khác về đời sống kinh tế - xã hội thì người dân ĐBSCL lại đạt ở mức khá thấp, thấp hơn các vùng nghèo khác. Vấn đề hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá, nhà ở, nạn “đói thông tin, đói tri thức, đói văn hoá”, thiếu thốn v.v… đang là vấn nạn lớn đối với sự phát triển. Có thể nói, nghèo nàn và lạc hậu đang là rào cản (barrier) nặng nề ở ĐBSCL.
Mặt khác, điều không thể tránh khỏi là trong nền kinh tế thị trường việc tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng song hành với sự phát triển của xã hội. Thực tế của ĐBSCL cho thấy đã có nhiều vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển, trong đó vấn đề phân tầng xã hội ngày càng lớn lao, sự phân hoá giữa
các nhóm xã hội và nghề nghiệp ngày càng cao, sự phân hoá giàu – nghèo ngày càng mở rộng … Tất cả đã khiến cho một bộ phận khá đông nông dân lâm vào cảnh nghèo đói.
Nghiên cứu về tình trạng nghèo và sự phân tầng xã hội ở ĐBSCL cần được tiến hành nghiêm túc trong thời gian cần thiết nhằm chỉ ra được những nguyên nhân nghèo đói, thực trạng nghèo đói ở cấp độ khác nhau: vùng - tỉnh - huyện – xã, hộ gia đình, dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp xã hội nông thôn, công nhân, trí thức, các đối tượng chính sách xã hội và những đối tượng xã hội bị tổng thương v.v… Đây chính là cơ sở khoa học cung cấp cho các cấp chính quyền, những nhà hoạch định chính sách xã hội có thể áp dụng nhằm ban hành những chính sách, chiến lược hoặc đường lối có tính khả thi và hiệu quả đối với sự phát triển của ĐBSCL. Về vấn đề này, Trường ĐạI học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm qua đã tiến hành nghiên cứu giảm nghèo ở một số địa phương thuộc ĐBSCL và bước đầu thu được một số kết quả đáng kể.
2. Nghiên c u v dân c , tính cách tâm lý và l i s ng c a conứ ề ư ố ố ủ ngườ Đi BSCL
Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đến năm 2020 về cơ bản đưa Việt Nam tiến thêm một bước và trở thành quốc gia công nghiệp thì điều có ý nghĩa trọng yếu là phải huy động một cách hiệu quả nhất các yếu tố nội sinh, và điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Bởi vì suy cho cùng con người vẫn là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Một nghịch lý bộc lộ rất đậm nét trong hiện trạng phát triển của ĐBSCL là sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực sản xuất kinh tế (nhất là ở lãnh vực sản xuất lúa gạo) không đi song hành với những tiến bộ trên các lãnh vực dân trí, văn hoá, giáo dục, lối sống, chất lượng sống v.v… Trái lại, một số lãnh vực này chỉ đạt giá trị thấp, hoặc thậm chí bị sa sút, gây trở ngại cho sự tăng trưởng kinh tế, trở ngại cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo chiều hướng tích cực ở vùng đất này.
Nói chung, do những đặc điểm về môi trường tự nhiên, về lịch sử khai phá và kể cả những yếu tố xã hội trên vùng đất ĐBSCL mang tính chất khá đặc thù, từ đó gây nên những ảnh hưởng đậm nét đối với các mặt tâm lý, tính cách và lối sống của dân cư ĐBSCL. Họ có khá nhiều kinh nghiệm sống thích ứng với môi trường tự nhiên, họ có tính dũng cảm, năng nổ của lưu dân thời mở đất. Đây là những con người dám đối đầu với những khó khăn, thách đố trước sự bất ổn của tự nhiên, tính cộng động của dân cư cao bởi vì họ cùng bám trụ trên vùng đất mới, tinh thần tự chủ, phóng khoáng, giao lưu cởi mở nhanh nhạy tiếp thu cái mới, không chịu gò bó trong những khuôn mẫu giáo điều, ngay thẳng, thuỷ chung. Và ngày nay họ là ngườI giàu kinh nghiệm sản xuất, nhạy bén với sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cây con nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhưng cũng ở chính những con người ấy lại có những cách thức ứng xử, lối sống, trình độ văn hoá và kể cả những giá trị tinh thần lại mang tính giản đơn… và tỏ ra không phù hợp với những yêu cầu mới của cuộc sống hiện đại, thậm chí chúng còn trở thành lực cản đối với hành trình bước vào
tương lai. Đó là tàn dư của lối sống lưu dân, lối sống thương hồ được hình thành và nuôi dưỡng trên một mặt bằng dân trí thấp; đó là lối sống tạm bợ chỉ cần biết cho hôm nay còn ngày mai sẽ tính sau; đó là lối sống tiêu xài, ăn nhậu xả láng v.v… Chính lối sống này đang là vấn đề có tính bức xúc đối với quá trình tác động nhằm chuyển đổi và nâng cao những hệ thống định hướng giá trị (về nhiều phương diện) cho cư dân ĐBSCL.
M t s công trình nghiên c u do Trộ ố ứ ường Đại h c KHXHNVọthành ph H Chí Minh và các đ n v NCKH khác ti n hànhố ồ ơ ị ế