Mô hình dữ liệu 1 Cơ sở

Một phần của tài liệu Giáo trình thị trường bất động sản (Trang 73 - 77)

- Khả năng kiểm tra an toàn dữ liệu yếu

3. Mô hình dữ liệu 1 Cơ sở

3.1. Cơ sở

Mô hình dữ liệu là ph−ơng thức để triển khai một cách có cấu trúc hình ảnh của phần lĩnh vực cần xem xét phân tích. Đây là mô hình lý thuyết có tính chất quan hệ và không phụ thuộc vào môi tr−ờng kỹ thuật. Nó là công cụ giao tiếp giữa ng−ời sử dụng và ng−ời phát triển hệ thống.

Đối với công việc của Hệ thống thông tin đất đai, mô hình đ−ợc xây dựng trên cơ sở phản ánh môi tr−ờng đang vận hành hiện tại.

Một số thuật ngữ đ−ợc sử dụng trong mô hình CSDL

- Đối t−ợng (Object/Entity) hay thực thể là một thành phần của mô hình dữ liệu, có tính chất quan trọng đối với lĩnh vực công việc và cần phải l−u giữ thông tin về nó. Đối t−ợng có thể có tính cụ thể nh− là chủ sử dụng đất, thửa đất hoặc có tính trừu t−ợng hơn nh− là thế chấp, thuế,...Việc xác định chúng đ−ợc xét qua các tiêu chuẩn sau:

+ Có thể nhận biết qua mã (Identify). + Quan trọng đối với lĩnh vực công việc + Tự tồn tại đ−ợc

- Thuộc tính đ−ợc gắn với các đối t−ợng và chúng là các tính chất mô tả đối t−ợng đó. Thuộc tính có tính chất đại diện duy nhất cho đối t−ợng đ−ợc gọi là mã xác định đối t−ợng (Identification). Một số thuộc tính có thể có tính chất đại diện từ bản chất tự nhiên của chúng (thí dụ số chứng minh nhân dân đối với ng−ời) nếu đối t−ợng không có mã xác định thì phải xây dựng cho nó.

- Quan hệ: Quan hệ đ−ợc coi là mối liên hệ giữa các đối t−ợng khác nhau. Các thể loại quan hệ có thể có là:

+ 1 : 1 Quan hệ một với một. Mỗi thửa đất có một mã số thửa duy nhất.

+ 1 : M Quan hệ một với nhiều. Thí dụ: Một tờ bản đồ có thể bao gồm nhiều thửa đất.

+ M : M Quan hệ nhiều với nhiều.

Thí dụ: Chủ sử dụng đất - Thửa đất. Một chủ có thể có quyền sử dụng nhiều thửa đất, một thửa đất có thể do nhiều chủ cùng sử dụng.

Mô hình dữ liệu và quan hệ là nội dung và căn cứ quan trọng để xây dựng cấu trúc dữ liệu nhằm tổ chức quản lý dữ liệu trong hệ thống đ−ợc tốt và phản ánh đ−ợc thực tế khách quan của hệ thống.

3.2. Mô hình

Để xây dựng mô hình dữ liệu cần tiếp cận từ 2 h−ớng:

- H−ớng thứ nhất: từ các đối t−ợng và thực thể tham gia vào lĩnh vực nghiệp vụ để lập nên mô hình đối t−ợng, ở giai đoạn đầu tất cả các đối t−ợng có liên quan trong lĩnh vực của hệ thống đ−ợc mô tả đầy đủ. Sau đó các thực thể không tham gia trực tiếp vào hoạt động đ−ợc loại bỏ bớt và thực hiện chuẩn hoá quan hệ. Các mối quan hệ nhiều - nhiều đ−ợc phân tách thành các quan hệ một - nhiều.

- H−ớng tiếp cận thứ hai xuất phát từ các yêu cầu và chức năng đặt ra đối với hệ thống, thí dụ yêu cầu cần phải l−u giữ quản lý đ−ợc cả các thông tin lịch sử thửa đất. Căn cứ vào các yêu cầu đó bổ sung các thực thể vào mô hình để bảo đảm chuyển tải đ−ợc nội dung thông tin nói trên. Mô hình chuyển dần từ tính chất đối t−ợng sang tính chất dữ liệu.

Khi đã hoàn thành, mô hình dữ liệu là cơ sở để tạo nên cấu trúc lôgic của cơ sở dữ liệu, với các bảng (tables) t−ơng ứng với các thực thể của mô hình, mối quan hệ giữa các bảng đ−ợc duy trì thông qua các khóa (key).

3.3. Mô hình chức năng

3.3.1. Chức năng cập nhật

- Đăng ký ban đầu.

+ Chức năng đăng ký ban đầu bảo đảm cho hệ thống khả năng hỗ trợ công tác đăng ký thiết lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nói cách khác là khi hệ thống thông tin đã đ−ợc thiết lập thì các đăng ký ban đầu tiếp theo đ−ợc thực hiện trực tiếp bởi hệ thống.

+ Thu thập thông tin ban đầu là công tác chuyển dữ liệu trên các loại sổ sách hiện tại vào hệ thống d−ới dạng số. Công tác thu thập dữ liệu này sẽ đ−ợc thực hiện đồng loạt, khi hệ thống đ−ợc đ−a vào vận hành.

- Cập nhật biến động:Các biến động về đất đai sẽ đ−ợc cập nhật định kỳ, có thể là hàng ngày, hàng tuần hoặc tháng tại cấp quản lý cơ sở dữ liệu trên cơ sở các hồ sơ biến động từ các cấp khác gửi đến. Việc cập nhật bao gồm các thông tin về thuộc tính và hình học. Một yêu cầu đặt ra là với một chu kỳ cập nhật nh− vậy thì các thông tin về quá trình diễn biến của một sự vụ phải đ−ợc ghi nhận để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu. Bảo đảm cho thông tin của hệ thống có độ tin cậy pháp lý và phản ánh tình trạng biến động thực tế.

- Thông tin bổ sung cho từng địa ph−ơng:Thực tế cho thấy một số thông tin quan trọng đối với địa ph−ơng này song lại không quan trọng đối với địa ph−ơng khác. Do đó hệ thống phải dự kiến chức năng bổ sung thông tin theo yêu cầu của từng địa ph−ơng mà không phá vỡ cấu trúc chung.

3.3.2. Chức năng tìm kiếm

- Tìm kiếm thửa đất:Để bảo đảm nhất quán dữ liệu trên toàn bộ hệ thống cần có quy định về mã số để mỗi thửa đất đ−ợc xác định duy nhất. Giải pháp đề nghị là coi mã số xác định một thửa đất bao gồm 4 thành phần:

+ Mã đơn vị hành chính từ tỉnh đến xã + Mã mảnh bản đồ

+ Số thửa đất trên mảnh bản đồ

Giải pháp này dựa trên cơ sở hệ thống đánh số tờ bản đồ địa chính hiện tại, theo từng địa ph−ơng và hiện đ−ợc dùng trong hồ sơ địa chính và các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang l−u hành. Nếu mã mảnh bản đồ đ−ợc đánh thống nhất trên toàn quốc thì trong t−ơng lai chỉ cần mã pháp danh mảnh bản đồ toàn quốc, số hiệu thửa.

- Tìm kiếm chủ sử dụng đất: Đối t−ợng quản lý quan trọng trong LIS là các chủ sử dụng đất. Mỗi chủ sử dụng đất có thể sử dụng nhiều thửa đất đồng thời và thậm chí tại nhiều địa ph−ơng khác nhau.Trên quy mô toàn quốc việc xác định mã số đối với chủ sử dụng đất không thể thực hiện đ−ợc dẫn tới một số khó khăn trong quản lý.

- Mối liên hệ giữa thửa đất và tài liệu gốc có liên quan đến nó - khả năng hỗ trợ khai thác kho l−u trữ.

- Hồ sơ địa chính phục vụ quản lý bao gồm bản đồ địa chính, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, các loại sổ sách,... là đối t−ợng đ−a vào quản lý trong Hệ thống thông tin đất đai.

- Hồ sơ tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các tài liệu gốc đó bao gồm:

+ Các giấy tờ do chủ sử dụng đất nộp khi kê khai đăng ký nh− đơn kê khai đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc đất đai,...

+ Hồ sơ tài liệu hình thành trong quá trình thẩm tra xét duyệt đơn của cấp xã, cấp huyện.

+ Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nh− quyết định thành lập hội đồng đăng ký, quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định xử lý các vi phạm đất đai,...

+ Hồ sơ kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đăng ký đất đai, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong khi một số thông tin đ−ợc đ−a vào hệ thống quản lý thì các hồ sơ gốc về căn cứ pháp lý của thửa đất vẫn đ−ợc l−u trên giấy tờ. Hệ thống trên máy tính phải có chức năng liên kết với Hệ thống Hồ sơ gốc để hỗ trợ cho công tác tra cứu đến tài liệu trong tr−ờng hợp cần thiết.

Việc quản lý các thông tin lịch sử có nghĩa là hệ thống không chỉ thể hiện tình trạng hiện tại của thông tin mà còn cho phép thể hiện sự thay đổi của thông tin.

3.3.3. Chức năng bảo mật.

Phụ thuộc vào ph−ơng án triển khai hệ thống mà thẩm quyền cập nhật dữ liệu đ−ợc quy định thích hợp cho các cấp hành chính.

3.3.4. Thông tin đầu ra (output)

- Cung cấp biểu thống kê đất đai theo hiện trạng sử dụng đất.

- Cung cấp biểu thống kê theo dõi biến động sử dụng đất.

- Báo cáo thống kê phục vụ yêu cầu của Nhà n−ớc và các tổ chức.

- Cung cấp các báo cáo do khách hàng yêu cầu

- Chức năng tính toán của hệ thống phục vụ cho một số yêu cầu phân tích

- In Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục

- Cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho công tác đo đạc địa chính, thẩm tra, giải quyết

tranh chấp đất đai

3.4 Cấu trúc hệ thống

Mô hình chức năng hệ thống: bao gồm các chức năng xử lý chính đ−ợc giới thiệu trong sơ đồ d−ới đây:

Sơ đồ 2: Cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (Nguồn: Đề án XD SDL đất đai … TT TT … Bộ TN MT) DM thửa đất DM Chủ sử dụng đất DM Khu vực hành cíinh DM Mảnh bản đồ DM Hạng đất DM loại đất DM Mục đích DM Thành phần KT Từ sổ địa chính Từ sổ mục kê Nhập từ CSDL Xuất dữ liệu Đổi chủ sử dụng Đổi mục đích SD,... Tách thửa Hợp thửa Theo chủ sử dụng Theo thửa đất Lịch sử Tuỳ chọn CSDL Hồ sơ ĐC Danh mục hệ thống Thu nhận số liệu ban Cập nhật số liệu biến động Thống kê, tìm kiếm

Sơ đồ 3 - Hệ thống thông tin đất đai/ bất động sản của Thuỵ Điển

Một phần của tài liệu Giáo trình thị trường bất động sản (Trang 73 - 77)