a) Sách Việt
Về văn học sử Việt Nam bạn phải có hai bộ dưới đây:
- Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, bộ đáng tin cậy nhất nhưng thiếu phần cổ văn học.
110
- Việt Nam văn học sử giản yếu tân biên (gồm ba cuốn) của Phạm Thế Ngũ, bộ này tương đối đầy đủ hơn cả, tư tưởng có chỗ thiên lệch.
Rồi bạn có thể đọc thêm:
- Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi (nay rất khó kiếm)
- Văn học thời Lý, Văn học thời Trần của Ngô Tất Tố
- Việt Nam văn học sử của Phạm Văn Diêu (chưa trọn bộ)
- Quốc văn đời Tây Sơn của Hoàng Thúc Trâm
- Hồ Xuân Hƣơng của Hoàng Thúc Trâm
- Nguyễn Công Trứ của Lê Thước
- Cao Bá Quát của Trúc Khuê
- Tuy Lý Vƣơng, Trông giòng sông Vị, Hàn Mặc Tử của Trần Thanh Mại
- Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh
- Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan.
Tôi nên kể thêm những cuốn giảng văn của Bàng Bá Lân, Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ…, những cuốn hợp tuyển như:
- Văn đàn bảo giám chép rất nhiều thơ, phú, kinh nghĩa nôm. Rất tiếc bộ đó chưa tái bản.
- Hƣơng hoa đất nƣớc của Trọng Toàn
- Tục ngữ phong dao, Nam thi hợp tuyển, Câu đối, Đào vƣơng ca của Nguyễn Văn Ngọc
- Nam thi hợp tuyển của Phan Văn Thiết, cuốn này lựa toàn những thơ của thi sĩ miền nam.
Vài nhà đã dịch những văn thơ cổ của ta như:
- Hoàng Việt thi tuyển dịch giả Vũ Huy Chiểu,
- Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, có hai bản dịch, một của Nguyễn Hữu Tiến, một của Nguyễn Đỗ Mục.
- Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Trúc Khê dịch.
Bàn về lý thuyết văn học, mới có hai cuốn, tư tưởng đều thiên về chủ nghĩa xã hội:
- Văn học khái luận của Đặng Thái Mai
- Con đƣờng văn nghệ mới của Triều Sơn.
- Cuốn Quan niệm và sáng tác thơ của Đoàn Thêm chỉ thu thập và dịch những đoạn ngắn của các văn nhân thi sĩ phương Tây bàn về thơ (hầu hết là Pháp).
Làm thơ và viết văn
-Quốc văn cụ thể của Bùi Kỷ
- Việt thi của Trần Trọng Kim
- Thi pháp của Diên Hương
111
- Luyện văn (3 cuốn) của Nguyễn Hiến Lê
- Hƣơng sắc trong vƣờn văn (2 cuốn)của Nguyễn Hiến Lê
- Nghệ thuật viết văn của Phạm Việt Tuyền
- Thuật viết văn của Nguyễn Văn Hầu
Lịch sử văn học ngoại quốc
Ta mới có vài cuốn sơ lược dưới đây:
- Hán Việt văn khảo của Phan Kế Bính.
- Văn học nƣớc Pháp của Phạm Quỳnh
- Lƣợc khảo thơ Trung Quốc của Doãn Kế Thiện
- Lƣợc khảo tiểu thuyết Trung Hoa của Nguyễn Huy Khánh
- Đại cƣơng văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê
Nhà Ziên Hồng đã dịch được vài cuốn về lịch sử văn học hiện đại của Mỹ.
Sách dịch
Về văn học cũng rất ít, trước sau độ vài trăm cuốn. Dịch văn thơ Trung Hoa:
- Đƣờng thi của Ngô Tất Tố
- Đƣờng thi của Trần Trọng Kim
- Đƣờng thi trích dịch của Bùi Khánh Đản và Đỗ Bằng Đoàn (in Ronéo)
- Cổ văn Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê
- Tình sử của Nguyễn Quang Oánh
- Tình sử của Phan Mạnh Danh
- Liêu Trai chí dị có bản dịch của Tản Đà, của Đào Trinh Nhất và của Hiếu Chân
- Hán văn tinh túy của Lãng Nhân
- Thơ Đỗ Phủ dịch giả Nhượng Tống
- Sử ký của Tư Mã Thiên n.t.
- Mái Tây n.t.
- Ly tao n.t.
- Lã Thị Xuân Thu, dịch giả Trần Đình Khải
- Tuyển tập Lỗ Tấn, của Giản Chi
- A. Q chính truyện n.t.
- Chiến quốc sách của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê
- Những bản dịch truyện Tàu, như Kim cổ kỳ quan, Tam Quốc, Đông Chu liệt quốc, Thủy Hử, Tây Du, Phong thần...
Dịch Văn chƣơng Pháp thì trước thế chiến, ta chỉ có mươi cuốn của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh.
Mấy năm gần đây, nhiều nhà đã dich tiểu thuyết của Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Đức,… đa số là của Pháp và Mỹ. Những bản của các nhà xuất bản Thời Mới, Cảo Thơm, Giao Điểm, Lá Bối… đều dùng được.
112