Kiếm theo bộ.
Tra tự điển Trung Hoa vừa khó, vừa mất công hơn tra tự điển Việt, Pháp hoặc Anh, nếu không có người chỉ thì mới mua bộ tự điển về, bạn có thể luýnh quýnh, không biết cách tra.
Hết thảy tự điển Trung Hoa đều sắp chữ theo bộ (tiếng Pháp gọi là clé). Có 214 bộ; như bộ nhân là người, thủy là nước, (X) mộc là cây…
Tôi thí dụ bạn muốn tra chữ (X) . Bạn phải biết nó trong bộ nào. Nó có chữ (X) ở dưới thì bạn đoán ngay là nó trong bộ (X) tử là con. Chữ (X) có ba nét. Bạn kiếm trong bảng các bộ ở đầu tự điển, tại ô có những bộ ba nét (tam hoạch), thấy chữ đó. Dưới chữ đó, có những chữ (X) – (dần nhất) chỉ tên tập và số trang: bộ
tử bắt đầu ở tập dần, trang 1.
Bạn lật tập dần, trang 1, thấy 2 chữ in lớn: (X) (X) (tử bộ = bộ tử).
Rồi bạn xem đến chữ (X), bỏ bộ (X) đi, còn mấy nét; bạn thấy còn bốn nét. Bạn kiếm những trang có chữ “tứ hoạch” (bốn nét) ở ngoài lề. Sau cùng bạn thấy chữ (X) ở tập dần trang 10 (1).
Từ Nguyên, Từ Hải, Khang Hi tự điển đều chỉ: - Cách đọc,
- Đủ nghĩa của mỗi câu, mỗi chữ; sau mỗi nghĩa có dẫn một câu trong văn thơ cổ có dùng chữ ấy với nghĩa ấy.
Như chữ (X) Từ Nguyên của tôi ghi: Hỉ giáo thiết, hiệu vận. Mấy chữ ấy chỉ cách đọc: bạn lấy phụ âm h ở chữ hỉ ghép vào vần áo ở chữ giáo, thành háo; chữ (X) vần với chữ hiệu. Vậy phải đọc là hiếu (2).
94
Rồi tới nghĩa thứ nhất: Thiện sự phụ mẫu viết hiếu: Khéo thờ cha mẹ thì gọi là hiếu. Nghĩa thứ nhì: Đối ƣ tổ tiên xƣng hiếu (Thi) Hiếu tôn hữu khánh: Đối với tổ tiên thì cũng tự xưng là hiếu. Như trong Kinh Thi viết: Đứa cháu hiếu được phước (nghĩa là được phù hộ). Nghĩa thứ ba: Cƣ tang viết hiếu, cố tang phục diệc viết hiếu phục. (Bắc Sử) Thôi Tử Ƣớc cƣ tang ai hủy; nhân vân: Thôi Cửu tác hiếu, phong xuy tức đảo. Có tang gọi là hiếu, nên đồ tang cũng gọi là hiếu phục. Như trong Bắc Sử chép: Thôi Tử Ước có tang, đau thương đến hủy thân thể; người ta nói: Thôi Cửu (tức Thôi Tử Ước) giữ đạo hiếu đến nỗi (yếu quá) gió thổi là ngã ngay.
Sau cùng tới những từ ngữ bắt đầu có chữ hiếu, như: hiếu tử, hiếu thủy, hiếu hữu…
Những từ ấy sắp theo thứ tự sau nầy:
Những từ ngữ có hai chữ sắp trước những từ ngữ có ba chữ, từ ngữ này lại sắp trước những từ ngữ có bốn chữ…
Trong những từ ngữ có hai chữ thì cứ từ ngữ nào mà chữ thứ nhì ít nét nhất là sắp trước.
Như từ ngữ hiếu tử (X) (X) , chữ thứ nhì là (X) tử, có ba nét; từ ngữ (X) (X) chữ thứ nhì là (X) thủy có bốn nét; nên hiếu tử sắp trước hiếu thủy.
Đôi khi ta gặp những chữ khó đoán được ở trong bộ nào. Như chữ (X) cũng là hơi khó đoán nếu bạn chưa quen tra tự điển, và không hiểu nghĩa của nó. Khi không biết nó ở trong bộ nào thì đếm xem nó có bao nhiêu nét: 7 nét. Rồi bạn tra trong bảng ghi những chữ khó kiếm (tức là bảng kiểm tự) ngay sau bảng ghi các bộ. Tìm chỗ thất hoạch (7 nét) bạn thấy chữ đó cùng hai chữ dần thập. Bạn lật tập dần trang 10 thì thấy.
---
(1) Theo bộ Từ Nguyên của tôi. Bộ đó là một bộ nhỏ.
(2) Những vần ao với iêu, áo với iếu, ạo với iệu thay lẫn lộn cho nhau được. Vậy chữ hiếu ta có thể đọc là háo, chữ giáo đọc là giếu, chữ hiệu đọc là hạo. Tôi giữ những âm giáo, hiếu là những âm đã được phổ thông rồi. Tôi nhận thấy cách đọc chữ Hán của ta nhiều khi không đúng với cách phiên âm trong các tự điển Trung Hoa, điều ấy rất bất tiện cho những người học chữ Nho. Các nhà ngữ âm nên nghiên cứu về vấn đề ấy…
---
Kiếm theo cách của Vƣơng Vân Ngũ
Vương Vân Ngũ đã tìm được một cách sắp chữ để tra cho giản tiện. Vương dùng những sip (chiffres) để chỉ các nét,
như nét (X) là số 0
những nét (X) (X) (X) (X)… là số 1 những nét (X) (X) (X) (X)… là số 2
95 ………. ……….
(coi trong bảng “Tứ giác hiệu mã kiểm tự pháp” ở cuối bộ Từ Nguyên và một ít cuốn Bạch Thoại tự điển. Từ Hải không có).
Khi tra một chữ, ta xem những nét ở bốn góc thuộc những sip nào, rồi sắp lại thành một con số 4 sip.
Chẳng hạn như chữ (X) tiệt.
Cứ tính từ trái qua phải rồi từ trên xuống dưới.
Bên trái ở trên là (X) tức số 4,
Bên phải ở trên là (X) tức số 3,
Bên trái ở dưới là (X) tức số 2,
Bên phải ở dưới là (X) tức số 5,
Ta sắp lại thành con số 4325, tức con số chữ (X). Rồi ta lật bảng “Sách dẫn” tìm số 4325. Có năm chữ, chữ cuối là (X), ngang chữ v là chữ mão và số 69.2. Chữ ấy ở tập mão, trang 69, ô thứ hai (tức ô giữa trong trang).
Một thí dụ nữa: tra chữ (X)
Bên trái ở trên là (X) tức số 4,
Bên phải ở trên là (X) tức số 4,
Ở dưới không phân được phải trái, chỉ có Bên trái ở trên là (X) tức số 4,
Bên phải ở trên là (X) tức số 3,
ở giữa thì lấy số 4 (số của những nét đó) cho làm số ở bên trái, còn bên phải là 0.
Vậy số của chữ (X) là 4440. Kiếm trong bảng “Sách dẫn” ta thấy ghi chữ
hiếu tra ở tập dần trang 10, ô thứ nhì.
Dưới chữ đó, ta thấy cả những từ ngữ như: - Hiếu đồng ở tập dần, trang 11 ô thứ nhất, - Hiếu liêm ở tập dần, trang 11 ô thứ nhất, - Hiếu tử ở tập dần, trang 10 ô thứ nhì,
Những chữ có hình: (X)(X)(X) bao ở ngoài thì hai góc ở dưới lấy theo chữ trong ba hình đó, như (X) là 6043, (X) là 7724… Nếu chung quanh những hình đó lại còn nét khác thì không theo lệ ấy, như (X) là 4460, (X) là 3712…
Cách tra của họ Vương nếu dùng quen thì mau hơn cách tra theo bộ.