LÝ LUẬN BẰNG CÁCH LOẠI SUY

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 63 - 64)

Hết thảy chúng ta có thói quen lý luận bằng cách loại suy (raisonnement par analogie). Cách này thường có vẻ tài hoa, dễ làm cho người đọc cảm phục rồi tin, nhưng nhiều khi nó chẳng chứng minh được điều gì cả.

Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Ví người xấu với mực, người hiền với ánh đèn và khuyên ta lựa bạn mà chơi để khỏi bị lây thói xấu của kẻ ác và tập được cái hay của người thiện. Lý luận như vậy là lý luận bằng cách loại suy.

Sách Lễ ký nói: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất trí đạo”.

Khổng Tử bảo: “Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thƣợng chi phong tắc yển” (Đức người quân tử như gió, tính tình kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống; ý nói đức của người quân tử dễ cảm hóa được kẻ tiểu nhân).

Hai câu ấy đều là so sánh chứ không lý luận. Hình ảnh càng đẹp đẽ tân kỳ bao nhiêu thì ta càng dễ tin bấy nhiêu, nên ta phải chống cự lại, đừng để cho óc phán đoán của ta bị nó mê hoặc.

Mỗi lần gặp câu lý luận bằng cách loại suy ta phải tự hỏi ngay: Đúng như vậy hay không? Tật xấu quả dễ lây như mực không? Con người có phải như viên ngọc không? Mà hễ không học có phải là vô dụng không? Kẻ tiểu nhân có dễ theo người trên, dễ bị cảm hóa như cỏ nằm rạp dưới sức gió không?

Lý luận theo cách loại suy nhiều khi có ảnh hưởng tai hại lắm.

Mới rồi, trong một đám tiệc, một “trí thức” có hai bằng cấp đại học mà thốt ra một câu như vầy:

- Quần chúng ta còn thấp kém lắm; như đám cỏ vậy, nên nước nhà không thể có những vị anh hùng cái thế được. Các ông có thấy cây lim nào mọc trên đám cỏ không?

Thực nhục nhã cho dân tộc Việt! Cũng may trong đám tiệc đó không có một người ngoại quốc nào.

64

Người ta bảo môn toán dạy ta lý luận. Người ta bảo muốn học luật, cần có óc suy lý. Tôi bắt đầu ngờ những lời ấy vì nhà “tri thức” kia ở trường luôn đứng đầu về môn toán, lại ở ban luật mà sao lý luận như vậy được? Ông ta đã đi khắp Trung , Nam , Bắc, qua cả ngoại quốc rồi chứ, mà có lẽ chưa bao giờ thấy những cây tùng, cây bách, cây sao, cây dầu mọc trên một bãi cỏ! Và có lẽ ông cũng đã quên hết sử nước nhà. Thực tội nghiệp!

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)