Thƣ tịch ký lục

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 99 - 100)

Là sách ghi hết những tác phẩm bất kỳ về môn gì, xuất bản tại một nước trong một thời gian nào đó, hoặc ghi hết thảy những tác phẩm xuất bản về một môn trong những nước lớn nhất ở thế giới. Có người đặt cho nó cái tên là “Sổ sinh của sách”.

Có cuốn chỉ ghi tên tác giả, tên sách, khổ sách (1), số trang, ngày in, hình thức, giá tiền, sức nặng, tên nhà xuất bản.

Có cuốn lại tóm tắt nội dung mỗi tác phẩm hoặc phê bình qua loa để độc giả dễ lựa.

Trong Thư tịch ký lục, tác phẩm sắp theo nhiều cách: hoặc theo thời gian (cuốn nào xuất bản trước thì sắp trước) hoặc theo chữ cái của tên tác giả (tác giả tên A thì sắp trước tác giả tên B…) hoặc theo từng loại (tiểu thuyết, kịch, thơ…).

Khi nghiên cứu về một vấn ta nên coi thư tịch ký lục để biết những người khác đã viết những gì về vấn đề ấy: nếu không, công việc khảo cứu của ta sẽ thiếu sót và ta có thể phí công tìm kiếm lại những cái mà người khác đã thấy hàng chục, hàng trăm năm trước ta.

- Hiện ở nước nhà, chƣa có một thƣ tịch ký lục nào về sách Việt, nên sự tìm học của ta tốn công lắm. Sách Việt chứa ở “ Thư viện và văn khố” Nam Việt hiện nay chưa được 1500 cuốn (chắc còn nhiều cuốn mà thư viện không có). Làm một thư tịch ký lục về 1500 cuốn ấy, chỉ một vài tháng là xong mà lợi ích cho đồng bào biết bao (2).

Trong khi chờ đợi cuốn ấy, tôi đành phải giới thiệu bạn ít cuốn của Pháp.

Catalogue général de la Librairie francaise của O. Lorenz kê những tác

phẩm xuất bản từ 1840 tới 1925. Nhà xuất bản La Librairie francaise

tiếp tục kê thêm những tác phẩm xuất bản sau năm 1925. Tôi chắc quốc dân đương mong có một “O. Lorenz” và một La Librairie francaise tại Việt Nam.

- Nên kể thêm những tạp chí kê những tác phẩm xuất bản trong những thời kỳ nhất định, như Les Livers du mois Nguyệt san này trích trong tạp chí

100

Nếu bạn thường mua sách ở một tiệm nào lớn bên Pháp (3) bạn có thể bảo họ gởi đều đều cho những số Les livres du mois. Bạn khỏi phải trả tiền.

- Bạn có thể tìm trong mục lục (catalogues) của các nhà xuất bản. Ở bên mình, mới được vài nhà xuất bản in mục lục tặng độc giả.

---

(1) Bạn nên biết qua về khổ sách:

Một tờ giấy in nếu để nguyên không xếp lại là in flano, nếu xếp lại làm 2 tờ như tờ báo là in folio, xếp làm 4 tờ là in 40

, làm 8 là in 80, làm 16 là in in-16…; khổ nhỏ nhất là in-32. Giấy in có nhiều khổ. Những khổ thường dùng là Grand Jésus 56 x 76 phân, Raisin 50 Giấy in có nhiều khổ. Những khổ thường dùng là Grand Jésus 56 x 76 phân, Raisin 50 x 65 phân, Cavalier 46 x 62 phân… Khổ in 80 thường dùng để in các sách báo hoặc tạp chí khoa học, khổ in-16 để in tiểu thuyết.

Khổ in-16 mà dùng giấy Raisin thì một chiều 12,5 phân một chiều 16 phân; dùng giấy Grand Jésus thì là 14 x 19 phân…

(2) Chưa có thư tịch ký lục, hiện thời ta có thể dùng tạm bộ Dictionnaire bibliographique và bộ Dépót légal (từ 1923 đến 1944) có bầy tại phòng đọc sách Thư viện Nam Việt. Mấy năm nay Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia in đều đều những tập san Sách Mới ghi tên các cuốn mà các Thư viện ở Sài Gòn nhận được trong tháng.

(3) Như nhà Rayonnne ment du Livre Francais 26 rue de Richelieu Paris ler. Nhà nầy chuyên làm môi giới giữa độc giả và các nhà xuất bản. Bạn có thể nhờ họ kiếm những sách Anh, Mỹ, Đức… Nếu bạn ở trong giáo giới thì họ có thể trừ cho bạn 10 phần trăm giá sách. ---

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)