ĐỌC SÁCH VỚI CÂY VIẾT TRONG TAY

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 53 - 54)

Tôi quen nhiều anh bạn “cưng” sách lạ lùng, không còn vết gom không. Viết lên sách – dù viết bằng bút chì – là một việc họ thâm oán. Trước khi cho ai mượn sách, trường hợp đó hiếm lắm, họ dặn đi dặn lại: “Đừng viết gì vào sách nhé”. Sách của họ lúc nào cũng mới nguyên, làm tôi phải tự hỏi không biết họ mua về rồi có đọc không.

Cẩn thận như vậy là một đức tốt, song tôi nghĩ trừ một ít số sách quí, ta chỉ nên coi sách là một đồ dùng hơn là một vật để ngắm như lọ cổ, và những cuốn nào không có dấu ghi cùng nét chữ của tôi thì dù đã đọc nhiều lần, nó đối với tôi vẫn như một người lạ. Cuốn nào tôi yêu nhất là cuốn tôi đã gởi tâm hồn vào đó nhiều nhất, nghĩa là đã ghi đặc những nhận xét, phê bình của tôi. Năm năm, mười năm sau, đọc lại những cuốn ấy, tôi có cảm tưởng như thăm những bạn cũ.

Tôi mới lật ra coi lại bộ “Âm băng thất toàn tập” của Lương Khải Siêu. Trang này có dấu hỏi. Gì đây? À, phải, hồi đó tôi chưa hiểu từ ngữ “lỗ ngƣ thỉ hợi” đọc tới đó bí, tra từ điển của Đào Duy Anh không thấy, phải viết thư về hỏi một ông bác.

Rồi chỗ này nữa, có dẫu chấm nhễu (!) Lương Khải Siêu chê người Phương Đông không có tư đức mà không có công đức. Lời ấy có thực đúng không!

Đọc những hàng viết chì nguệch ngoạc trong bộ Nho Giáo của Trần Trọng Kim tôi thấy tư tưởng tôi hồi trước nhiều chỗ ngây thơ đến nực cười, chẳng hạn cho Mạnh Tử là sâu sắc hơn Khổng Tử.

Trang nầy trong “Nửa chừng xuân” gợi cho tôi những ngày ở Rạch Giá ra bờ biển ngắm hòn Kim Qui, trang nọ trong La Peur de Vivre của Henri Bordeoux làm cho tôi nhớ lại những ngày thảnh thơi bên những rừng chàm và đước ở Gò Quao.

Nếu ta sợ ghi như vậy, người khác đọc được tư tưởng của ta thì ta có thể thận trọng khi cho mượn sách hoặc dùng những dấu hiệu chỉ riêng ta hiểu.

54

Một tác giả Pháp đặt ra tới 22 dấu hiệu. Theo tôi. Như vậy nhiều quá, chỉ mươi dấu cũng đủ. Chẳng hạn:

… là thiếu ! là chưa chắc đúng

- - là lặp lại ? là không hiểu

V là vụng G là đáng ghi

S là sai N là tra nghĩa

X là hay

Bạn muốn đặt dấu nào, tùy ý. Điều quan trọng là khi đọc sách phải có cây viết trong tay.

Gặp những đoạn quan trọng mà sau này bạn muốn đọc lại, bạn nên đánh dấu ở bẳng Mục Lục, hoặc tốt hơn nữa, tóm tắt ý rồi ghi số trang ở những tran bỏ trắng đầu sách (page de garde).

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)