Những công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu [Luận văn]sử dụng chế phẩm BIOSAF (probiotic) trong khẩu phần nuôi lợn nái sinh sản và lợn con giống ngoại nhập từ ăn đến cai sữa (Trang 42 - 44)

Năm 1996, Phạm Văn Toản [19] và cộng sự ñã bước ñầu sản xuất chế

phẩm thức ăn bổ sung gồm 2 nhóm vi sinh vật : vi khuẩn phân giải cellulose C1, C2, C3 và vi khuẩn lên men lactic L1, L2 thử nghiệm trên chim cút.

Hiệu quả của chế phẩm ñược ñánh giá theo các chỉ tiêu: mật ñộ vi sinh vật (VSV) trong ñường tiêu hóa của chim cút, tăng trọng, sức ñẻ, hiệu quả sử

dụng thức ăn và chi phí thức ăn. Kết quảñã ñạt ñược: Mật ñộ VSV tăng nhiều lần (10-20 lần) ở diều, dạ dày cơ và manh tràng; tăng trọng cao hơn 8g/con; tỷ

lệ ñẻ tăng 14%; hiệu quả tiêu hóa chất xơ tăng 4% và hiệu quả hấp thu NH3

tăng 0,73%; giảm giá thành sản xuất 1 quả trứng từ 119 ñồng xuống 80 ñồng. Lê Thị Tài (1996) [15] sử dụng biseptol và biosubtyl kết hợp chloramphenicol trong ñiều trị loạn khuẩn ñường ruột ở lợn con và chó con ñã thu ñược kết quả tốt. Trên lợn con sau cai sữa, tỷ lệ khỏi bệnh khi dung thuốc là: biseptol 80% chloramphenicol 70%, biosubtyl 68%, Biseptol + biosubtyl 98% và chloramphenicol + biosubtyl là 95% và chloramphenicol 80%.

Lưu Thị Uyên (1999) [20] sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganisms) của Nhật Bản trong phòng ngừa và ñiều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, cho thấy số lượng vi khuẩn E.coli trong 1 g phân giảm từ 31,1 – 80,95 triệu vi khuẩn.

Với việc sử dụng chế phẩm EMTK21 trong ñiều trị bệnh tiêu chảy ở

7 ngày tuổi, 82% trên lợn con 8 – 12 ngày tuổi, 15 – 21 ngày tuổi 77,8% và 83,1% ở lợn con 22 – 30 ngày tuổi.

Phan Ngọc Kính (2001) [6] sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi heo thịt, cho thấy chênh lệch tăng trọng so với ñối chứng tăng từ 20 – 34%, tỷ lệ

thịt xẻ tăng 1,3%, tỷ lệ nạc tăng 5,5%.

Năm 2001, Nguyễn Duy Hoan và Trần Thị Kim Oanh [4] nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi gà thả vườn ñã ghi nhận kết quả: tăng trọng cao hơn ñối chứng 8,04% (P<0,01), tiêu tốn thức ăn giảm 7,17%, tỷ lệ

thịt xẻ tăng 0,75% và giảm ñược mùi hôi trong chuồng trại.

Năm 2002, Tạ Thị Vịnh và cộng sự [22] sử dụng chế phẩm VITOM1.1 và VITOM3 của Nga trong phòng trịñường tiêu hóa trên lợn con và gà, kết quả cho thấy tăng trọng trên lợn tăng 6%, tỷ lệ tiêu chảy phân trắng giảm 11%, tỷ lệ khỏi bệnh ñạt 100% và không có tái phát (VITOM3); tăng trọng trên gà tăng 11,8%, tỷ lệ khỏi bệnh ñạt 99% (VITOM 1.1 và VITOM3). Khi so sánh hiệu quả ñiều trị tiêu chảy trên lợn con sơ sinh ñến 3 tuần tuổi giữa VITOM 1.1 và các kháng sinh norcoli, octacin-en, colistin, tác giả ghi nhận tỷ lệ khỏi bệnh ở lô dùng VITOM là 100% và tỷ lệ tái phát 25% trong khi ở

lô dung kháng sinh tỷ lệ khỏi bệnh là 80,7% và tỷ lệ tái phát 52,38%.

Phạm Khắc Hiếu và ctv (2002) [3] nghiên cứu thức ăn vi sinh dạng kháng khuẩn của chế phẩm EM1 ñã cho thấy chế phẩm EM1 có tác dụng ức chế ñối với E.coli, Salmonella, Klebsiella, Shigella, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus, Clostridium perfringens, Sarcina lutea,. Kết quả kiểm tra số

lượng vi khuẩn E.coli trong 1g phân lợn sau khi dùng EM1 cho thấy giảm 7%

ở lợn 1-21 ngày tuổi, giảm 5,3% ở lợn 22 – 60 ngày tuổi (phòng bệnh) và giảm 93% ở lợn 1 – 21 ngày tuổi, giảm 53,6% ở lợn 22 – 66 ngày tuổi (ñiều trị tiêu chảy).

Lê Thị Phượng (2001) [13] ghi nhận hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy ở

Paciflor bổ sung trong thức ăn của lợn nái mang thai giai ñoạn cuối và liên tục trong 28 ngày sau khi sinh ñã làm giảm số lượng vi khuẩn E.coli trong phân heo nái và heo con, giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo mẹ; lợn con ăn thức

ăn bổ sung Paciflor hoặc Pacicoli thì số lượng vi khuẩn E.coli trong phân

giảm, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng trọng tuyệt ñối tăng.

Nguyễn Hữu Hiếu (2001) [2] cùng ghi nhận kết quả tương tự khi bổ

sung Paciflor và Pacicoli trong thức ăn lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa ñã giảm tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tái phát so với lô ñối chứng không bổ sung.

Cũng trong năm 2001, Phạm Diệp Ngân [11]tiến hành thí nghiệm gồm 5 lô: lô 1 cả lợn con theo mẹ và lợn con ñều không ñược trộn vào thuốc vào thức ăn (ñối chứng), lô 2 lợn mẹ không ăn thuốc nhưng lợn con ñược bổ sung norfloxacin, lô 3 lợn mẹ cũng không ăn thuốc nhưng lợn con ăn thức ăn có bổ

sung Acid pak 4 – way, lô 4 lợn mẹ ăn thức ăn trộn Paciflor còn thức ăn heo con ñược trộn norflorxacin, lô 5 heo mẹ cũng ñược ăn thức ăn có Paciflor còn lợn con thì ăn thức ăn có Acid pack – way. Kết quả thu ñược cho thấy ở các lô có bổ sung thuốc hay chế phẩm sinh học ñều có tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tái phát thấp hơn so với lô ñối chứng từ 3 – 7%.

Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy (2003) [12], kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm Probiotic (Organic Green) trong phòng ngừa và ñiều trị tiêu chảy trên lợn con giai ñoạn theo mẹ và giai ñoạn sau cai sữa, cho thấy tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con giai ñoạn heo mẹ giảm 1,5 – 3%; giảm 1,5 – 5,7% trên lợn con cai sữa; tỷ lệ chất giảm 2 – 6% trên lợn con theo mẹ và trên lợn con cai sữa tỷ lệ chết bằng không.

Một phần của tài liệu [Luận văn]sử dụng chế phẩm BIOSAF (probiotic) trong khẩu phần nuôi lợn nái sinh sản và lợn con giống ngoại nhập từ ăn đến cai sữa (Trang 42 - 44)