Nghiên cứu mô hình lúa + cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác trên đất ruộng lúa tại huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 77 - 80)

I V V V V V X X X

4.3.2.3Nghiên cứu mô hình lúa + cá

Trong quá trình điều tra hệ thống canh tác trên đất lúa chúng tôi thấy một số hộ nông dân đã mạnh dạn đ−a nghề cá vào hệ thống canh tác và các hộ gia đình đã có thu nhập với hiệu quả kinh tế cao. Diện tích trồng lúa và diện tích mặt n−ớc ở một số hộ điển hình nh− sau (bảng 4.31):

Bảng 4.31 Diện tích và cơ cấu để mặt n−ớc

Nông hộ Nguyễn Khắc Thiện Tòng Văn Thái Lò Văn Lẻ

Diện tích mô hình (m2) 1850 1520 1200

Cấy lúa vụ xuân (m2) 1200 1100 800

Cơ cấu (%) 65,0 72,0 67,0 Để mặt n−ớc (m2) 650 420 400 Cơ cấu (%) 35,0 28,0 33,0 + Trồng lúa vụ xuân: - Dùng giống IR64 - Gieo xạ từ ngày 25/12 - 30/12/02 - Thu hoạch từ ngày 10/5 - 20/5/03

Các biện pháp kỹ thuật t−ơng tự nh− sản xuất lúa đại trà. + Thả cá:

Thả vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, lúa kết thúc đẻ nhánh. Đến khi thu hoạch xong lúa chiêm xuân cho n−ớc dâng lên, không cấy lúa mùa và thả cá vào ruộng nuôi đến hết vụ thì thu hoạch cá. Mô hình triển khai ở những ruộng có khả năng điều tiết n−ớc chủ động, nguồn n−ớc cấp cho ruộng đủ để nuôi cá, không bị ô nhiễm gây độc cho cá, tiện chăm sóc và quản lý.

Thiết kế ruộng để nuôi cá: đào m−ơng bên cách xa bờ 50 - 70cm, đắp bờ cao hơn mặt ruộng 40 - 60cm trở lên, mặt bờ ruộng 30 - 40 cm, làm cống lấy n−ớc và cống thoát hai cống này đặt so le nhau.

Làm cạn n−ớc ruộng, trừ tạp chất bằng 10 kg vôi bột cho 1000 m2 ao vãi khắp ruộng và m−ơng, phơi ao 2 tuần. Bón phân lót cho ruộng bằng phân chuồng + phân lân với l−ợng 50 kg + 3 kg phân lân/100 m2 ruộng.

Quản lý và chăm sóc: cho cá ăn thức ăn tinh bột (cám gạo, bột ngô, bột sắn...). Ngoài việc bón phân cho lúa khi dồn cá về m−ơng l−ợng phân chuồng bón 10 - 15kg/100m2 m−ơng. Kiểm tra bờ, cống th−ờng xuyên và điều chỉnh n−ớc cho phù hợp.

Gia đình ông Tòng Văn Thái với 1 thửa ruộng diện tích 1.520m2 thuộc diện đất trũng, chỉ cấy đ−ợc 1 vụ chiêm xuân còn vụ mùa bỏ hoá, gia đình đã qui hoạch lại ruộng, chuyển sang canh tác theo mô hình lúa + cá tỷ lệ các loại cá thể hiện trên bảng 4.32.

Bảng 4.32 Cơ cấu các loại cá

Loại cá Cỡ cá (cm/con) Số l−ợng (con) Cơ cấu (%) - Cá chép 4 -6 150 23 - Rô phi 4 - 6 240 38 - Cá trôi 6 - 8 150 23 - Cá trắm 6 - 8 160 16 Tổng cộng: 640 100 Mật độ thả cá (con/m2) 0,42

Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác lúa – cá nh− sau:

* Hiệu quả kinh tế trồng lúa vụ xuân

1. Chi phí sản xuất: 929.720 đồng/1520 m2 2. Giá trị sản l−ợng: 1.716.000 đồng/1520 m2 3. Lãi: 786.280 đồng/1520 m2

* Hiệu quả kinh tế của nuôi cá

1. Chi phí các loại: 1.115.000 đồng

- Công chăm sóc: 10 công x 15.000 đồng = 150.000 đồng - Công thu hoạch: 13 công x 15.000đồng = 195.000 đồng - Cá giống: 640 con x 500 đồng = 320.000 đồng - Thức ăn và phân bón: 60 kg x 5.000 đồng = 300.000 đồng 2. Giá trị thu nhập: 280 kg x 20.000 đồng = 5.600.000 đồng 3. Lãi: 4.485.000 đồng

*Hiệu quả kinh tế mô hình lúa + cá diện tích 1.520 m2/năm

Bảng 3.33: Hiệu quả kinh tế mô hình lúa + cá diện tích 0,152ha/năm

(triệu đồng)

Chỉ tiêu Cá Lúa Cộng

1. Chi phí sản xuất 1,115 0,929 2,044

2. Giá trị sản l−ợng 5,600 1,716 7,316

3. Lãi 4,485 0,786 5,271

Nh− vậy: từ 0,152 ha ruộng hàng năm chỉ thu hoạch đ−ợc 6 - 8 tạ thóc/năm. Khi áp dụng biện pháp đ−a nghề cá vào hệ canh tác thì hiệu quả kinh tế đ−ợc nâng lên tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, tạo ra nguồn lãi 5,271 triệu đồng/năm. Nếu tính cho 1 ha lãi đạt 34.679.000 đồng/ha/năm, gấp 3,1 lần lãi so với gieo cấy lúa thuần 2 vụ/năm. Trong quá trình canh tác toàn bộ diện tích này giảm đ−ợc 10 - 12 công làm cỏ cho lúa/ha.

Kết quả này cho thấy triển vọng và khả năng đ−a nuôi cá vào ruộng lúa trên những chân ruộng trũng cấy đ−ợc 1 vụ lúa chiêm xuân ở Điện Biên là có hiệu quả. Không những tận dụng đ−ợc đất đai và lao động mà tạo ra nguồn lãi thu nhập lớn, cải thiện đời sống nhân dân.

Mô hình này cần đ−ợc, mở rộng và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, xây dựng thành mô hình trình diễn, điểm diễn để nông dân tham quan, học tập nhằm nâng cao năng suất cá + lúa để phục vụ nhu cầu xã hội và tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác trên đất ruộng lúa tại huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 77 - 80)