Yếu tố hạn chế của hệ thống canh tác hiện tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác trên đất ruộng lúa tại huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 52 - 54)

II. Đất trồng cây lâu năm 717,0 4,7 I Đất v −ờn tạp 511,7 3,

4.2.2.4Yếu tố hạn chế của hệ thống canh tác hiện tạ

Để xác định yếu tố hạn chế chủ yếu của hệ thống canh tác trên từng đơn vị đất, chúng tôi đã điều tra từ các nông hộ với 100 phiếu điều tra. Đây là các nông hộ trực tiếp sản xuất trên đất trồng lúa. Kết quả điều tra về các yếu tố hạn chế năng suất cây trồng của hệ thống canh tác tại Điện Biên thể hiện trên bảng 4.8.

Bảng 4.8: ý kiến các nông hộ về yếu tố hạn chế trên đất lúa

Yếu tố hạn chế Trên đất 2 vụ (%) Trên đất 1 vụ (%)

N−ớc 23,4 93,6

Giống 84,3 92,1

Phân bón 87,6 94,7

(Nguồn: Kết qủa tổng hợp từ 100 phiếu điều tra năm 2003)

Bảng 4.8 cho chúng tôi thấy các yếu tố n−ớc t−ới, giống cây trồng, chế độ phân bón đều hạn chế đến năng xuất của hệ thống canh tác tại Điện Biên. Nh−ng trên đất 2 vụ lúa ý kiến cho n−ớc là yếu tố hạn chế đến năng suất chỉ chiếm 23,4% số nông hộ do cánh đồng M−ờng Thanh có công trình Đại thuỷ nông Nậm Rốm. Ng−ợc lại n−ớc là yếu tố hạn chế chủ yếu trên đất 1 vụ: giống và phân bón đều là yếu tố hạn chế trên cả đất 2 vụ và 1 vụ.

Bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để tăng năng suất cây trồng. Hiện nay đầu t− phân bón đang dần dần chiếm một tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu đầu t− thâm canh. Theo kết quả điều tra về chi phí sản xuất lúa trong vùng lòng chảo Điện Biên của các hộ nông dân thì chi phí đầu t− cho phân bón chiếm 25 – 30% trong tổng đầu t−.

Huyện Điện Biên với tổng diện tích vụ mùa trên 5000 ha, vụ chiêm xuân trên 3000ha, hàng năm đã sử dụng một l−ợng phân vô cơ khá lớn. Theo báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên.

Riêng năm 2002 đã sử dụng 1.185 tấn phân đạm urê, 1.849 tấn phân lân và 558 tấn ka li sun phát cho cây lúa n−ớc. Tính đầu t− cho 1ha/1vụ là 180 – 200 kg đạm urê. 250 kg lân Văn Điển, 80 kg kali sun phát (tính trong vùng lòng chảo). Từ thực tế đó cho thấy việc đầu t− phân vô cơ còn ch−a cân đối.

Kết quả điều tra về l−ợng phân bón cho các cây trồng theo hộ nông dân đ−ợc thể hiện trên bảng 4.9.

Bảng 4.9 L−ợng phân bón cho một số loại cây trồng trên đất lúa

(ĐVT: tạ/ha) Cây trồng

Các chỉ tiêu Lúa

xuân mùa Lúa xuân Lạc t−Đậu ơng xuân

Đậu t−ơng

mùa

Ngô

xuân Ngô thu đông - Phân chuồng 35 32 13,4 12,5 12,5

- Đạm urê 3 3,5 0,52 0,3 0,3 2,4 2,8

- Phân lân 5 5 1,5 1,4 1,4 3,6 3,7

- Phân kali 2 1,5 0,93 0,94 0,94 0,8 0,6

(Nguồn: kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2003)

Từ kết quả điều tra cho thấy nhiều hộ nông dân nhận thức ch−a đầy đủ về tác dụng của phân bón vô cơ nên đã đầu t− đạm urê lên tới 300 kg/ha, 500 kg phân lân/ha, phân kali 200kg/ha. Do đó dẫn đến lúa bị đổ non, sâu bệnh nhiều làm ảnh h−ởng tới năng suất. Việc đầu t− phân bón cân đối, sử dụng một cách hợp lý đối với từng loại cây trồng là một biện pháp nâng cao năng suất, sản l−ợng cây trồng ở huyện Điện Biên.

Ngoài các yếu tố hạn chế đến hệ thống canh tác trên đất lúa, chúng tôi cũng xác định đ−ợc các yếu tố ảnh h−ởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung của huyện Điện Biên. Các yếu tố hạn chế đó là:

- Thiên tai luôn đe doạ đến sản xuất: m−a đá, lũ lụt gây sạt lở, xói mòn đất, vùi lấp mất diện tích canh tác và đ−ờng giao thông liên xã ở những vùng khó khăn, s−ơng muối và những đợt rét kéo dài trong mùa đông, gió Lào,

nóng và hạn hán trong mùa khô... làm ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng phát triển của cây trồng, vật nuôi.

- Chế độ canh tác độc canh cây lúa tạo nên tình trạng các loại sâu bệnh gây hại cây lúa tồn tại từ vụ này sang vụ khác, từ năm này qua năm khác. Do đó đồng ruộng th−ờng xuyên có các dịch sâu bệnh nh−: sâu năn, rầy nâu, sâu đục thân hai chấm... bệnh thối bẹ, bạc lá, khô vằn, ảnh h−ởng lớn tới năng suất, sản l−ợng cây trồng.

Tập quán canh tác, sản xuất còn lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của ng−ời dân địa ph−ơng, hiện t−ợng làm n−ơng rãy du canh, quảng canh của đồng bào địa ph−ơng ở một số xã vùng ngoài. Tập quán chăn nuôi gia súc thả rông, đến mùa thì đem trâu bò về cày cấy, khi thu hoạch xong thì thả trâu bò ra ruộng hoặc lên rừng suốt 3 - 4 tháng liền, chỉ khi nào bắt đầu vào vụ mới tìm về để làm việc. Do đó có thể phá hại đến mùa màng và hạn chế tới l−ợng phân hữu cơ cho ruộng, đồng thời việc quản lý dịch bệnh hại gia súc rất khó khăn.

- Khả năng đầu t− cho sản xuất của nông dân còn thấp do đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Đây là một trở ngại lớn cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đầu t− theo chiều sâu tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Điện Biên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị tr−ờng kém ổn định, c−ớc vận chuyển lớn nên sản xuất chủ yếu tự cung, tự cấp. Các sản phẩm có giá trị làm hàng hoá ít, giá cả nông sản biến động bất th−ờng đó cũng là một yết tố ảnh h−ởng đến sản xuất và mở rộng sản xuất.

4.3 Nghiên cứu cải tiến các hệ thống canh tác trên đất lúa huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác trên đất ruộng lúa tại huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 52 - 54)