Mô hình thử nghiệm ngô lai vụ đông xuân trên đất 1vụ lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác trên đất ruộng lúa tại huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 73 - 76)

II. Đất trồng cây lâu năm 717,0 4,7 I Đất v −ờn tạp 511,7 3,

4.3.2.2 Mô hình thử nghiệm ngô lai vụ đông xuân trên đất 1vụ lúa

Nội dung nghiên cứu thử nghiệm chuyển đổi công thức luân canh: lúa mùa – bỏ hoá vụ chiêm xuân chuyển sang công thức: lúa mùa – ngô đông xuân.

+ Sử dụng giống ngô lai Bioseed 9681 với diện tích 5 ha.

+ Điều tra mô hình thử nghiệm khả năng thích hợp và hiệu quả kinh tế của cây ngô vụ đông.

Kết quả thử nghiệm đ−ợc thể hiện trên bảng 4.28

Bảng 4.28 Kết quả sinh tr−ởng và năng suất ngô lai Bioseed 9681 trên đất 1 vụ

Gieo ngày

(ngày) Chiều cao cây (cm) Vị trí đóng bắp (cm) Chiều dài bắp (cm) P bắp tBQ (gam) −ơi Năng suất thực thu (tạ/ha) 18/10 176,5 46,5 20,8 260 53,0 25/10 140,0 22,0 16,0 180 49,5 28/10 134,4 27,5 14,4 100 45,0

Qua bảng 4.28 có thể thấy:

Giống ngô lai Bioseed 9681 thời vụ thích hợp nhất là 18/10, chăm bón kịp thời năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha, gieo quá muộn chăm sóc tỉa dặm không kịp thời năng suất đạt thấp 45 tạ/ha.

Phát triển vụ ngô đông xuân có những khó khăn và thuận lợi sau: + Khó nhăn:

- Tập quán chăn thả rông trâu, bò của đồng bào sau khi thu hoạch lúa trên đồng ruộng ảnh h−ởng đến sản xuất cây ngô đông.

- Một số nông dân còn ít kinh nghiệm trồng ngô lai còn nhiều hạn chế, vốn đầu t− thiếu, canh tác chủ yếu trồng chay, ch−a đúng quy trình kỹ thuật. + Thuận lợi và khả năng phát triển mô hình:

- Điều kiện thời tiết trong vụ đông xuân t−ơng đối thuận lợi ít gặp nhiệt độ d−ới 13oC (đây là nhiệt độ dừng sinh tr−ởng và làm cho cây ngô chết) (bảng 4.29).

Bảng 4.29 Nhiệt độ các tháng trong vụ đông

Nhiệt độ tháng 9 10 11 12 1/2003

To tb thấp 21,3 16,8 15,4 12,5 11,9

To tb 25,2 23,3 20,8 18,3 17,2

To tb cao 31,1 32,6 29,6 26,9 24,9

- Cây ngô đông trên đất 1 vụ lúa tại Điện Biên nếu đ−ợc đầu t− thâm canh, chăm sóc tốt, gieo cấy đúng thời vụ năng suất có khả năng đạt từ 50 - 55 tạ/ha.

- Có nguồn n−ớc t−ới quan trọng là hồ Pe Luông đã đ−ợc đ−a vào hoạt động. Hồ này đảm bảo t−ới cho trên 200 ha trên kênh xã Thanh Luông.

Hiệu quả kinh tế của vụ ngô đông thể hiện trên bảng 3.30

Bảng 4.30 Hiệu quả kinh tế cây ngô đông

Chỉ tiêu Đơn vị Số l−ợng Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1.Chi phí vật chất đồng 3.150.000

2.Công lao động công 240 15.000 3.600.000

3.Giá trị sản l−ợng đồng 5300 2.000 10.600.000

4.Lợi nhuận đồng 3.850.000

5.Giá trị ngày công đồng 31.041

(Nguồn số liệu: theo phiếu điều tra năm 2003)

Kết quả bảng 4.30 cho thấy: trồng thêm 1 vụ ngô đông cho tổng thu là 10.600.000đ/ha, lãi thuần đạt 3.850.000đ/ha, giá trị ngày công đạt 31.041 đồng/công. Ngoài ra cây ngô vụ đông đ−ợc phát triển trên diện tích rộng sẽ giải quyết đ−ợc lao động d− thừa trong nông nghiệp và tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển theo h−ớng công nghiệp.

* Khả năng mở rộng diện tích đối với các mô hình trên đất 1 vụ

Từ những thử nghiệm trên đất 1 vụ có thể cải tiến hệ thống canh tác trên đất 1 vụ bằng mở rộng các mô hình thử nghiệm.

- Mô hình thâm canh lạc và đậu t−ơng trên đất 1 vụ có tác dụng cải tạo đ−ợc đất tốt, nâng cao năng suất cho vụ sau, không ảnh h−ởng tới thời vụ gieo cấy vụ lúa mùa. Có khả năng mở rộng trên 1000ha đất 1 vụ lúa sang hệ thống canh tác 2 vụ/năm, với công thức luân canh: lạc, đậu t−ơng xuân – lúa mùa.

- Mô hình thử nghiệm ngô lai vụ đông xuân trên đất 1 vụ lúa mùa cho lợi nhuận cao hơn so với công thức: lúa mùa – vụ chiêm xuân bỏ hoá là 3,85 triệu đồng/ha. Hệ thống canh tác có hệ số vòng quay của đất đạt giá trị là 2, có tác dụng thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo h−ớng công nghiệp có thể mở rộng 100ha trên đất 1 vụ lúa của huyện.

Những đề xuất cải tiến hệ thống canh tác sau khi đã có các mô hình thử nghiệm đ−ợc gắn liền với sự thay đổi lịch gieo trồng, lịch mùa vụ. Điều đó đ−ợc thể hiện trên sơ đồ 3.2 và 3.3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác trên đất ruộng lúa tại huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)