Tốc độ sinh trưởng của lợn la

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshire với đực duroc tại trung tâm giống lợn nong teng và một số trang trại trong khu vực viêng chăn (Trang 83 - 89)

Mùa mưa Mùa khô

4.4.1. Tốc độ sinh trưởng của lợn la

Tốc độ sinh trưởng và phát triển của lợn thịt được coi là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong quá trình theo dõi và đánh giá thành công hay chưa thành công của chăn nuôi lợn thịt.

Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của con lai D × Y và D × L được trình bày ở bảng 4.23.

- Khối lượng khi bắt đầu và kết thúc nuôi thịt

Kết quả ở bảng 4.23 cho thấy, khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm của con lai D × Y là 20,33 kg và của con lai D × L là 19,57 kg. Như vậy, khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm của con lai D × Y cao hơn của con lai D × L (P < 0,05). Sự chênh lệch về khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm của hai công thức lai chủ yếu do đợt nuôi 1 gây ra. Cụ thể, ở đợt 1 khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm của con lai có công thức D × Y là 20,67 kg và 19,33 kg ở con lai D × L (P < 0,05). Trong khi đó, ở đợt 2 là 20,00 kg của con lai D × Y so với 19,80 kg của con lai D × L (P > 0,05).

Bảng 4.23 Sinh trưởng của lợn thịt lai giữa nái Landrace và Yorkshire với đực Duroc

D × L D × Y Đợt Chỉ tiêu theo dõi

X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) Khối lượng lợn bắt đầu nuôi thịt (kg) 19,33a ± 0,33 6,68 20,67b ± 0,23 4,35 Khối lượng lợn kết thúc nuôi thịt (kg) 89,87a ± 1,15 4,96 97,27b ± 1,03 4,12 Tăng trọng trong thời gian nuôi thịt (kg) 70,53a ± 0,93 5,08 76,60a ± 0,82 4,15 Đợt 1

Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi thịt (g/ngày) 775,09a ± 10,17 5,08 841,76a ± 9,02 4,15 Khối lượng lợn bắt đầu nuôi thịt (kg) 19,80a ± 0,45 8,79 20,00a ± 0,38 7,32 Khối lượng lợn kết thúc nuôi thịt (kg) 92,87a ± 1,56 6,52 92,93a ± 1,50 6,27 Tăng trọng trong thời gian nuôi thịt (kg) 73,07a ± 1,13 5,98 72,93a ± 1,14 6,05 Đợt 2

Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi thịt (g/ngày) 802,93a ± 12,39 5,98 801,47a ± 12,53 6,05 Khối lượng lợn bắt đầu nuôi thịt (kg) 19,57a ± 0,28 7,79 20,33b ± 0,23 6,10 Khối lượng lợn kết thúc nuôi thịt (kg) 91,37a ± 0,99 5,96 95,10b ± 0,98 5,66 Tăng trọng trong thời gian nuôi thịt (kg) 71,80a ± 0,75 5,75 74,77a ± 0,77 5,64 Chung

Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi thịt (g/ngày) 789,01a ± 8,29 5,75 821,61b ± 8,46 5,64

Khả năng tăng khối lượng của lợn lai (D × L) và (D × L) được thể hiện qua biểu đồ 4.7 19.57 20.33 91.37 95.10 0 20 40 60 80 100 (kg) Bắt đầu nuôi Kết thúc nuôi (D x L) (D x Y)

Biểu đồ 4.7. Khối lượng tăng của lợn lai (D ×××× L) và (D ×××× Y) nuôi thịt

Khối lượng kết thúc nuôi của lợn lai D × Y là 95,10 kg và của lợn lai D × L là 91,37 kg, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sai khác về khối lượng kết thúc nuôi chủ yếu do kết quả theo dõi đợt 1 gây ra. Cụ thể: khối lượng kết thúc thí nghiệm đợt 1 của lợn lai D × Y là 97,27 kg của lợn lai D × L là 89,87 kg (P < 0,05), trong khi đó đợt 2 tương ứng là 92,93 và 92,87 kg (P > 0,05).

Về khối lượng bắt đầu và kết thúc nuôi thịt, đã có một số nghiên cứu cho biết:

Theo Lê Thanh Hải và cộng sự (2001)[14], con lai D(LY) và P(LY) có khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm là 28,00 và 27,80 kg. Tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Phùng Thị Vân và cộng sự (2006)[29] thông báo, khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm của lợn thuần L, Y, D và lợn lai

F1(LY), F1(YL) lần lượt tương ứng là 24,00; 23,17; 24,38; 25,25 và 26,10 kg. Theo Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2006)[19], khối lượng vào thí nghiệm của lợn TĐ1, C1230 và C1050 là 20,58; 20,56 và 20,64 kg. Theo Phùng Thị Vân và cộng sự (2006)[29], khối lượng kết thúc nuôi của lợn L, Y, D, F1(LY) và F1(YL) nuôi thịt lần lượt là 85,85; 86,58; 92,25; 90,59 và 94,35 kg. Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2006)[19] cho biết, khối lượng kết thúc nuôi của lợn TĐ1, C1230 và C1050 lần lượt là 94,33; 89,69 và 97,18 kg.

Như vậy, so với các nghiên cứu trên, khối lượng bắt đầu và kết thúc nuôi thịt của chúng tôi là tương đương.

- Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi

Qua bảng 4.22 cho thấy, mức tăng trọng trung bình chung trong thời gian nuôi thịt của lợn D × Y là 821,61 g/ngày cao hơn của lợn D × L với 789,01 g/ngày (P < 0,05). Tăng trọng của lợn lai D × Y ở đợt 1 là tốt hơn ở đợt 2. Cụ thể, mức tăng trọng trung bình là 841,76 g/ngày ở đợt 1 và 801,47 g/ngày ở đợt 2. Trong khi đó, lợn lai D × L có mức tăng trọng ở đợt 2 tốt hơn đợt 1, cụ thể ở đợt 1 là 775,09 g/ngày so với đợt 2 là 802,43 g/ngày. Tăng trọng của 2 nhóm lợn lai trong đợt 2 là tương đương nhau: 801,47 và 802,93g/ngày (P > 0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2006)[29], mức tăng trọng của lợn L, Y, D, F1(LY) và F1(YL) nuôi thịt lần lượt là 637,98; 674,60; 758,87; 695,14 và 726,09 g/ngày. Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2006)[19] cho biết, mức tăng trọng của lợn TĐ1, C1230, C1050 và lợn C22, CA lần lượt là 801,63; 738,98; 832,02; 885,87 và 826,09 g/ngày. Như vậy, cùng tương đương khối lượng bắt đầu và kế thúc nuôi, nhưng tăng trọng của lợn lai D × Y và D × L trong theo dõi của chúng tôi là tốt hơn so với tăng trọng của lợn thuần nhưng thấp hơn lợn lai 3, 4 giống trong theo dõi của các tác giả trên.

4.4.2. Chi phí thc ăn/kg tăng trng trong nuôi tht các t hp lai D ×××× Y và D ×××× L và D ×××× L

Trong chăn nuôi lợn thịt, thức ăn chiếm từ 67 - 70% giá thành của sản phẩm thịt, do vậy muốn giảm giá thành tăng hiệu quả chăn nuôi lợn, trước hết phải giảm chi phí thức ăn. Muốn vậy, lợn nuôi thịt phải có khả năng hấp thu và chuyển hoá thức ăn tốt để làm giảm mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng. Kết quả theo dõi chi phí thức ăn/kg tăng trọng được thể hiện trong bảng 4.23.

Kết quả theo dõi cho thấy, tiêu tốn thức ăn chung/kg tăng trọng là tương đương nhau ở 2 công thức lai, ở lợn lai D × Y là 3,00 kg và ở lợn lai D × L là 3,10 kg, sự khác nhau này không thật rõ rệt, mặc dù ở các đợt nuôi có sự chênh lệch. Trong đợt 1, tiêu tốn thức ăn của lợn lai D × Y là 2,94 kg; của lợn lai D × L là 3,23 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Điều này liên quan tới tốc độ tăng trọng của lợn lai D × Y cao hơn so với con lai D × L. Tuy nhiên, trong đợt 2 tiêu tốn thức ăn của 2 nhóm lợn chênh nhau không rõ rệt (3,06 và 2,98 kg thức ăn/kg tăng trọng).

Theo Phạm Thị Kim Dung và cộng sự (2006)[11], tiêu tốn thức ăn của lợn D, L, Y, F1(LY), F1(YL), D(LY) và D(YL) lần lượt là 2,87; 3,14; 3,09; 3,05; 3,04; 2,94 và 2,93 kg. Kết quả nghiên cứu trên lợn lai L × Y của Trương Hữu Dũng và cộng sự (2003)[12] cho biết, mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,03 kg. Như vậy, kết quả của chúng tôi là tương đương với các các kết quả nghiên cứu trên.

Bảng 4.24 Tiêu tốn và chi phí thức ăn (theo dõi nuôi 15 lợn thịt)

Chỉ tiêu theo dõi D × Y D × L Tăng trọng trong thời gian nuôi thịt (kg) 1.149,00 1.058,00 Tổng số thức ăn đã sử dụng (kg) 3.382 3.418 Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) 2,94 3,23 Chi phí thức ăn đã sử dụng (kip) 11.837.000,00 11.963.000,00 Đợt 1

Chi phí thức ăn (kip/kg tăng trọng) 10.302,00 11.307,18 Tăng trọng trong thời gian nuôi thịt (kg) 1.094,00 1.096,00 Tổng số thức ăn đã sử dụng (kg) 3.349 3.265 Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) 3,06 2,98 Chi phí thức ăn đã sử dụng (kip) 11.721.500,00 11.427.500,00 Đợt 2

Chi phí thức ăn (kip/kg tăng trọng) 10.714,35 10.426,55 Tăng trọng trong thời gian nuôi thịt (kg) 2.243 2.154 Tổng số thức ăn đã sử dụng (kg) 6.731 6.683 Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) 3,00 3,10 Chi phí thức ăn đã sử dụng (kip) 23.558.500,00 23.390.500,00 Trung

bình 2 đợt

Chi phí thức ăn (kip/kg tăng trọng) 10.503,12 10.859,10 Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối cao, do đó chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là lớn. Cụ thể, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn lai D × Y ở đợt 1 là 10.302 kip; ở đợt 2 là 10.714 kip; của lợn lai D × L ở đợt 1 là 11.307 kip; ở đợt 2 là

10.427 kip. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng tính chung ở lợn lai D × Y là 10.714 kip/kg tăng khối lượng và ở lợn lai D × L là 10.427 kip/kg tăng khối lượng.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshire với đực duroc tại trung tâm giống lợn nong teng và một số trang trại trong khu vực viêng chăn (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)