PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nguyên liệu
Đàn lợn nái Landrace và lợn nái Yorkshire phối giống với lợn đực Duroc nuôi tại Trung tâm giống lợn Nong Teng (Viêng Chăn)
Con lai thương phẩm giữa đực Duroc với nái Landrace và Yorkshire nuôi tại một số trang trại trong khu vực Viêng Chăn
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và lợn nái Yorkshire phối giống với lợn đực Duroc nuôi tại Trung tâm giống lợn Nong Teng (Viêng Chăn)
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai thương phẩm giữa đực Duroc với nái Landrace và Yorkshire nuôi tại một số trang trại trong khu vực Viêng Chăn
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại Trung tâm giống lợn Nong Teng và một số trang trại trong khu vực Viêng Chăn số trang trại trong khu vực Viêng Chăn
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Trung tâm giống lợn Nong Teng và khu vực Viêng Chăn
- Quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, sản xuất của Trung tâm giống lợn Nong Teng
- Số lượng, cơ cấu đàn lợn qua các năm của Trung tâm giống lợn Nong Teng
- Tình hình chăn nuôi lợn khu vực Viêng Chăn: số trang trại, quy mô chăn nuôi
3.3.2. Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và lợn nái Yorkshire phối giống với lợn đực Duroc nuôi tại Trung tâm giống lợn Yorkshire phối giống với lợn đực Duroc nuôi tại Trung tâm giống lợn Nong Teng (Viêng Chăn).
Phương pháp:
Thu thập số liệu về khả năng sinh sản thông qua sổ ghi chép sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire.
Số lượng nái sinh sản: 26 nái Landrace và 27 lợn nái Yorkshire. Số ổ đẻ: 137 ổ đẻ của nái Landrace và 125 ổ đẻ của nái Yorkshire. Các chỉ tiêu thu thập:
- Ngày sinh
- Ngày phối giống lứa đầu Đối với tất cả các lứa đẻ: - Ngày phối giống
- Đực phối giống - Ngày đẻ
- Số con đẻ ra/lứa - Số con đẻ ra sống/lứa - Số con để lại nuôi/lứa - Số con 21 ngày tuổi/lứa - Số con cai sữa/lứa - Khối lượng sơ sinh/ổ
- Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ - Khối lượng cai sữa /ổ - Ngày cai sữa
- Ngày phối giống trở lại sau cai sữa
Trên cơ sở số liệu thu được sẽ tính toán thêm các chỉ tiêu: - Tuổi đẻ lứa đầu
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ - Thời gian mang thai
- Thời gian cai sữa - Thời gian chờ phối
- Khối lượng trung bình lợn con khi sơ sinh - Khối lượng trung bình lợn con ở 21 ngày tuổi - Khối lượng trung bình lợn con khi cai sữa - Tỷ lệ sống khi sơ sinh
- Tỷ lệ sống tới cai sữa
3.3.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai thương phẩm giữa đực Duroc với nái Landrace và Yorkshire nuôi tại một số trang trại trong khu Duroc với nái Landrace và Yorkshire nuôi tại một số trang trại trong khu vực Viêng Chăn
Phương pháp:
Theo dõi sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, tính toán hiệu quả giá trị gia tăng của nuôi lợn thịt là con lai thương phẩm giữa đực Duroc với nái Landrace và Yorkshire tại 2 trang trại chăn nuôi. Mỗi trang trại theo dõi 15 lợn thịt/đợt nuôi của mỗi công thức lai. Tổng số theo dõi 2 đợt.
Các chỉ tiêu:
- Loại thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt qua các giai đoạn nuôi, giá của 1 kg thức ăn trong từng giai đoạn nuôi
- Khối lượng toàn ổ bắt đầu nuôi - Khối lượng toàn ổ kết thúc nuôi - Ngày bắt đầu nuôi
- Ngày kết thúc nuôi
- Tổng số thức ăn tiêu tốn trong từng giai đoạn nuôi
Trên cơ sở các chỉ tiêu theo dõi được sẽ tính toán thêm các chỉ tiêu: - Số ngày nuôi thịt
- Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
- Chi phí thức ăn (kip/kg tăng trọng)
3. 4. Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu theo dõi đều được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên chương trình Excel và SAS tại phòng máy vi tính Bộ môn Di truyền - Giống động vật, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình: Yijklm = µ + Bi + Mj + Yk + Sl + εijklm
Trong đó, Yijklm : năng suất sinh sản của lợn nái µ : trung bình quần thể
Mj : ảnh hưởng của đực giống (7 đực D khác nhau) Yk : ảnh hưởng của năm (5 năm từ 2004 tới 2008) Sl : ảnh hưởng của mùa vụ (mùa khô và mùa mưa) εijklm: ảnh hưởng ngẫu nhiên
Tính các trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số trung bình (SE) bằng thủ tục GLM.