Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng thịt

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshire với đực duroc tại trung tâm giống lợn nong teng và một số trang trại trong khu vực viêng chăn (Trang 27 - 28)

* Yếu tố di truyền

Ở những giống khác nhau, khả năng sinh trưởng và cho thịt cũng khác nhau. Trong giai đoạn lợn bú sữa sự khác nhau này chưa rõ mà nó được biểu hiện rõ sau khi con vật cai sữa và rõ nét nhất là trong giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn trưởng thành các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của các giống khác nhau là khác nhau. Cụ thể: lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với lợn Yorkshire là 1,5 cm; ngược lại tỷ lệ móc hàm của lợn Yorkshire lại cao hơn so với lợn Landrace (Sather và cộng sự, 1991)[39].

Tuy nhiên đứng trên góc độ sinh trưởng và cho thịt của lợn thì mối quan tâm chủ yếu đến nhân tố di truyền chính là việc tạo ưu thế lai. Vì con lai cho ưu thế cao hơn so với bố mẹ về tăng trọng và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày (Sellier và cộng sự, 1998)[41]. Chính vì vậy, hiện nay hầu hết các đàn lợn thương phẩm của các nước đều dùng lợn lai.

* Yếu tố ngoại cảnh

- Dinh dưỡng: là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Dinh dưỡng tạo năng lượng cho gia súc hoạt động và giúp gia súc sinh trưởng, phát triển. Trong dinh dưỡng có các mối quan hệ như giữa năng lượng và protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng trọng, tỷ lệ nạc, mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Còn mối quan hệ giữa các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và chất khoáng quyết định tốc độ tăng trọng, phẩm chất thịt của gia súc. Ngoài ra, bổ sung các axit amin giới hạn vào khẩu phần lợn thịt cũng giúp tăng trọng nhanh hơn, tiết kiệm được thức ăn và protein.

mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn 4 tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích luỹ người ta đề ra 3 phương pháp nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn nuôi lấy mỡ thịt. Còn phương thức nuôi lấy mỡ đòi hỏi thời gian dài, khối lượng giết thịt lớn hơn.

- Yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng: nhiệt độ chuồng nuôi cao hoặc thấp hơn nhiệt độ giới hạn đều là yếu tố bất lợi đối với sự sinh trưởng của lợn thịt. Các yếu tố stress trong thời gian nuôi cũng ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất, sức sản xuất và chất lượng thịt lợn.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshire với đực duroc tại trung tâm giống lợn nong teng và một số trang trại trong khu vực viêng chăn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)