Tình hình sản xuất chăn nuôi của Trung tâm Nong Teng Viêng Chăn

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshire với đực duroc tại trung tâm giống lợn nong teng và một số trang trại trong khu vực viêng chăn (Trang 38 - 45)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.Tình hình sản xuất chăn nuôi của Trung tâm Nong Teng Viêng Chăn

Trung tâm Nong Teng nằm ngay tại Viêng Chăn. Viêng Chăn là thủ đô của CHDCND Lào. Vừa là thủ đô hành chính, là trung tâm văn hóa, Viêng Chăn cũng là trung tâm giao thông, thương mại của cả nước. Viêng Chăn có diện tích tự nhiên là 320.000 ha. Phía Bắc và Phía Tây giáp tỉnh Viêng Chăn hai, phía Nam giáp biên giới Thái Lan, phía Đông giáp tỉnh Bo Ly Khăm Xay. Viêng Chăn có 9 huyện: Chăn Tha Bu Li, Si Khôt Ta Bong, Si Sat Ta Nak, Xay Set Tha, Hađ Xai Phong, Xay Tha Ni , Pak Ngum, Na Xai Thong va Sang Thong. Địa hình của Viêng Chăn bao gồm vùng đồng bằng rộng và rừng núi nhỏ, thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp, bao gồm nhiều loại cây trồng và chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm.

Viêng Chăn có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 240C, cao nhất là 38 -390C, thấp nhất là 15 -170C. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10. Thời gian này mưa khá đều đặn, đạt 2000 - 3000 mm/năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 260C (Cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp - Lâm nghiệp Lào)[9]. Do số ngày mưa nhiều, độ ẩm trung bình cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng cũng như chăn nuôi gia súc phát triển, nhưng cũng kéo theo những đe dọa của dịch bệnh.

Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, thời tiết nóng nực hơn. Nhìn chung, trong mùa khô nhiệt độ không khí cao, tuy nhiên vào thời gian chuyển sang mùa mưa, thời tiết dịu hơn.

Giao thông của Viêng chăn rất phong phú đa dạng. Có 4 đường quốc lộ chính đi qua tỉnh và nhiều quốc lộ nhỏ như quốc lộ 13B là đường đi các tỉnh phía Bắc và đường đi các tỉnh phía Nam, quốc lộ 3 là đường đi qua biên giới Thái Lan, quốc lộ 6 đi qua tỉnh Viêng chăn hai. Giao thông phát triển thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá giữa thủ đô Viêng chăn và các tỉnh trong cả nước.

Theo thống kê của Cục thống kê, năm 2005 dân số trong tỉnh Viêng Chăn là 695.473 người. Kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi phát triển mạnh. Các huyện không có điều kiện chăn nuôi thì phát triển các ngành nghề khác. Tuy nhiên, các huyện có điều kiện chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất và trình độ khoa học kỹ thuật bị hạn chế.

Viêng Chăn có Trung tâm giống lợn Nong Teng và nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó những trang trại có quy lớn nhất cả nước, như trang trại chăn nuôi lợn Lad Khoai.

Trung tâm giống lợn Nong Teng được thành lập từ tháng 6 năm 1977 và là một Trung tâm chăn nuôi của Nhà nước. Hiện nay trung tâm có 21 lao động chính. Cơ cấu tổ chức lao động của Trung tâm bao gồm:

- 1 giám đốc - 2 phó giám đốc - 1 kế toán

- 1 kỹ thuật trưởng - 16 công nhân.

Thu nhập của công nhân được trả theo cấp bậc: mức lương của kỹ thuật 800.000 - 1.000.000 kip/tháng; mức thu nhập bình quân của đa số

công nhân là 500.000 kip/người/tháng. Với mức lương trên, tuy so với mặt bằng chung của xã hội là chưa cao, nhưng đây cũng là mức thu nhập tương đối ổn định.

Trung tâm giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học về chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao theo hướng công nghiệp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh nhằm xây dựng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

* Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của Trung tâm giống lợn Nong Teng qua ba năm (2005-2007)

Đực giống Tổng số nái Landrace Yorkshire Năm Hậu bị (con) Khai thác (con) Hậu bị (con) Sinh sản (con) Hậu bị (con) Sinh sản (con) Hậu bị (con) Sinh sản (con) Lợn thịt (con) 2005 4 8 10 125 8 105 2 20 100 2006 2 9 38 132 110 38 22 123 2007 11 0 160 104 56 200

( Nguồn số liệu: Trung tâm giống lợn Nong Teng )

Các số liệu cho thấy cơ cấu đàn lợn của Trung tâm có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể:

+ Lợn đực: Tổng số có 8 con khai thác trong năm 2005, năm 2006 đã tăng lên là 9 con và năm 2007 tăng lên là 11 con.

Số đầu đực giống tăng lên nhằm đảm bảo việc phối giống cho đàn lợn nái của Trung tâm, ngoài ra còn có thể cung ứng cho các trang trại trong khu vực lân cận.

+ Lợn nái:

- Lợn nái sinh sản: Năm 2005 có 125 nái đến năm 2006 tăng lên 132 nái, số lợn nái đã tăng thêm 7 con (tăng 5,6%) so với năm 2005. Năm 2007, Trung tâm có 160 con nái tăng thêm 28 nái (tăng 21,21%) so với năm 2006. Cơ cấu nái cũng có sự thay đổi: tỷ lệ nái sinh sản Yorkshire tăng dần qua các năm: năm 2005 chiếm 16%, năm 2006 chiếm 16,7% và năm 2007 chiếm 35% tổng đàn nái sinh sản

- Lợn nái hậu bị: Năm 2005 số lượng lợn nái hậu bị là 10 con, năm 2006 tăng lên là 38 con giống Yorkshire. Tuy nhiên, năm 2007 nái hậu bị là không còn. Như vậy trong các năm tiếp theo, nếu Trung tâm không bổ sung thêm số nái hậu bị, quy mô chăn nuôi sẽ bị giảm, đặc biệt là tỷ lệ nái giống Landrace.

+ Lợn thịt:

Năm 2005, Trung tâm có 100 con, đến năm 2006 tăng lên 123 con. Năm 2007, số lợn thịt tăng lên 200 con. Nhìn chung, số lượng lợn thịt đều tăng qua các năm, nhưng không nhiều do nhiêm vụ chủ yếu của trung tâm là sản xuất con giống.

Như vậy, trong 3 năm 2005 - 2007, số lượng lợn đực sử dụng, lợn nái sinh sản và lợn thịt của Trung tâm đều tăng. Cơ cấu giống có xu hướng chuyền dần sang nái Yorkshire. Tuy nhiên, đàn hậu bị của cả lợn đực và lợn nái trong năm 2007 đã không được duy trì, hơn nữa tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều và phức tạp, cộng thêm giá thức ăn có xu hướng tăng lên sẽ là những khó khăn cho việc duy trì và phát triển quy mô đàn trong những năm tới.

* Chế độ nuôi dưỡng lợn nái của Trung tâm

Hiện tại, Trung tâm đang sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp do Công ty Lem Thong Thái Lan sản xuất. Giá trị dinh dưỡng in trên nhãn bao bì của một số loại thức ăn được trình bầy trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn

Lợn con tập ăn Loại thức ăn TP dinh dưỡng Nái chửa 966 Nái đẻ 967 150 151 ME (Kcal/kg) 2.900 3.100 3.300 3.200 Protein thô (%) 13 15 20 20 Xơ thô (%) 7 7 4 4 Ca (%) 1,0 – 1,2 0,9 – 1,0 0,7 – 0,9 0,8 – 0,9 P (%) 0,8 0,7 0,6 0,6 NaCl (%) 0,4 – 0,8 0,4 – 0,8 0,4 – 0,8 0,4 – 0,8 Colistin (mg/kg) -- -- 88 88 Độ ẩm (%) 13 13 13 13

Lợn được nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi của Trung tâm phù hợp với đặc điểm sinh lý và tính năng sản xuất. Chế độ và khẩu phần ăn cho đàn lợn sinh sản như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.3. Khẩu phần ăn của lợn nái ở từng giai đoạn

ĐVT: kg TĂ/con/ngày Loại lợn Loại thức ăn Béo Bình thường Gầy

Nái hậu bị 704 1,6 1,8 2,0

Nái chửa kỳ 1 966 1,5 1,8 - 2,2 2,2 - 2,5 Nái chửa kỳ 2 966 + 967 1,8 2,2 - 2,5 2,7 Nái nuôi con 967 Theo tiêu chuẩn riêng tại bảng sau Nái cai sữa 967 2,2 2,5 - 3,0 3,0 - 3,5

Việc điều chỉnh thức ăn theo thể trạng của lợn ở từng giai đoạn cụ thể nhằm tăng khả năng sinh sản của chúng.

Lợn cái hậu bị: Nhu cầu dinh dưỡng gồm có cho duy trì, sinh trưởng, phát triển của cơ thể để bước vào thời kỳ phối giống, đồng thời kích thích lợn cái hậu bị rụng nhiều trứng, sớm động dục, giảm tuổi đẻ lứa đầu.

Lợn nái chửa kỳ 1 (1 – 84 ngày): Ở giai đoạn này, khối lượng bào thai phát triển không đáng kể do đó nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cần cho duy trì.

Lợn nái chửa kỳ 2 (85 – 114 ngày): Đây là giai đoạn khối lượng bào thai phát triển mạnh nhất, khoảng 3/4 khối lượng thai được tích luỹ ở giai đoạn này. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng ở đây là cho duy trì cơ thể mẹ và cho sự phát triển của bào thai. Nuôi dưỡng tốt ở giai đoạn này sẽ tăng được khối lượng sơ sinh, giảm tỷ lệ chết thai. Khẩu phần ăn hàng ngày 2,2 – 2,7 kg/con/ngày tuỳ theo thể trạng, điều này phù hợp với sinh lý phát triển của bào thai.

Ở nái nuôi con, do nhu cầu cho tiết sữa, dựa vào quy luật tiết sữa không đồng đều theo thời gian mà định ra chế độ dinh dưỡng thích hợp cho lợn nái.

Bảng 4.4. Khẩu phần ăn của lợn nái giai đoạn mang thai cuối và nuôi con

Thời gian Loại thức ăn Khẩu phần (kg/con/ngày)

Trước đẻ 2- 3 ngày 967 1,5

Trước đẻ 1 ngày 967 0,5

Ngày đẻ 0,5 hoặc nhịn ăn

Sau đẻ 1 ngày 967 1,0

Sau đẻ 2- 4 ngày 967 1,5 – 2,5

Sau đẻ 5 ngày 967 2,5 – 3,5

Sau đẻ 6 ngày trở đi 967 Tự do

Trước cai sữa 1 ngày 967 2,0

Ở giai đoạn mang thai cuối, khẩu phần ăn giảm dần, ngày đẻ cho lợn mẹ nhịn ăn hoặc cho ăn 0,5 kg/con/ngày để tránh sự chèn ép thai, đồng thời giúp lợn nái đẻ được dễ dàng hơn.

Khi nuôi con, khẩu phần ăn được tăng dần theo ngày tuổi của lợn con, tăng theo lượng sữa tiết ra. Lượng thức ăn tăng dần những ngày sau đẻ, sau đó giảm dần đến trước cai sữa 1 ngày. Ngày cai sữa cho lợn nái nhịn ăn. Việc giảm lượng thức ăn trước ngày cai sữa và cho lợn nhịn ăn đột ngột trong ngày cai sữa tạo ra stress ức chế tiết sữa giúp cho việc cai sữa lợn mẹ được dễ dàng hơn.

Lợn nái sau cai sữa: Sau những ngày nuôi con, cơ thể lợn mẹ bị hao hụt. Bởi vậy, nhu cầu dinh dưỡng lúc này tăng dùng cho duy trì và bù đắp sự hao hụt của cơ thể trong giai đoạn nuôi con, đồng thời phục vụ sự phát triển của các bao noãn, kích thích trứng sớm rụng và tăng số lượng trứng rụng cho phối giống lứa sau, rút ngắn thời gian chờ phối.

Như vậy, chế độ và khẩu phần ăn chia theo sự phát triển qua các giai đoạn của lợn nái đảm bảo cho chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý được dễ dàng hơn và giảm được chi phí thức ăn, làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng giữa lợn nái landrace, yorkshire với đực duroc tại trung tâm giống lợn nong teng và một số trang trại trong khu vực viêng chăn (Trang 38 - 45)