4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire theo giống
Năng suất sinh sản của lợn nái là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Việc nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống lợn Nong Teng - Viêng Chăn có ý nghĩa rất lớn nhằm đánh giá thực trạng của con giống, đồng thời qua đó có thể phân tích phát hiện vấn đề nhằm tìm ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp góp phần tăng năng suất sinh sản của lợn, nâng
cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.7. Qua bảng chúng tôi có một số nhận xét sau:
Bảng 4.7. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire
Landrace Yorkshire Chỉ tiêu ĐVT
n LSM ± SE n LSM ± SE Tuổi phối lần đầu ngày 26 286,73a ± 3,39 27 291,85a ± 3,33 Tuổi đẻ lứa đầu ngày 26 401,54a ± 3,32 27 405,85a ± 3,26 Thời gian mang thai ngày 136 114,47a ± 0,11 125 114,20a ± 0,11 Khoảng cách lứa đẻ ngày 108 157,25a ± 0,71 98 155,72a ± 0,75 Số con đẻ ra/lứa con 136 10,78a ± 0,19 125 10,75a ± 0,19 Số con đẻ ra sống/lứa con 136 9,40a ± 0,15 125 9,16a ± 0,15 Khối lượng sơ sinh/ổ kg 136 12,04a ± 0,19 125 12,00a ± 0,20 KL sơ sinh/con kg 136 1,28a ± 0,01 125 1,32b ± 0,01 Thời gian nuôi con ngày 113 30,62a ± 0,22 101 30,54a ± 0,23 Số con cai sữa/lứa con 113 8,31a ± 0,18 103 7,88a ± 0,19 Tỷ lệ nuôi sống đến CS % 113 89,00a ± 1,49 102 86,80a ± 1,56 Khối lượng cai sữa/ổ kg 113 45,53a ± 1,02 102 42,94a ± 1,07 Khối lượng cai sữa/con kg 113 5,52a ± 0,05 103 5,47a ± 0,05
* Ghi chú: Các giá trị trong cùng hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
- Tuổi phối giống lần đầu
Chỉ tiêu này phụ thuộc tuổi thành thục về tính dục cũng như khả năng ổn định sinh lý sinh dục của lợn nái. Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Kết quả theo dõi ở bảng 4.7 cho thấy, tuổi phối giống lần đầu của lợn nái Landrace là 286,73 ngày và của lợn nái Yorkshire là 291,85 ngày. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của lợn nái Landrace sớm hơn so với lợn nái Yorkshire là 5,12 ngày. Tuy nhiên, sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
- Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ phối giống lần đầu có chửa và thời gian mang thai. Qua bảng 4.7 cho thấy, tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace là 401,54 ngày và của lợn nái Yorkshire là 405,85 ngày. Do ảnh hưởng của tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, thời gian mang thai cho thấy: tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace là thấp hơn lợn nái Yorkshire, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tích và cộng sự (1995)[24] ở Trại lợn giống Mỹ Văn - Hưng Yên cho biết: tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace là 365,90 ± 5,81 ngày, của lợn nái Yorkshire là 365,60 ± 5,54 ngày. Một số tác giả đã công bố tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Yorkshire là 373,69 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cộng sự, 1998)[25]; 365,60 ngày (Đinh Văn Chỉnh và cộng sự, 2001)[7]; 376,80 ngày (Ducos. A, 1994)[30]. So với kết quả này thì kết quả của chúng tôi là cao hơn nhiều. Điều đó cho thấy chế độ nuôi dưỡng chăm sóc chưa đáp ứng dẫn đến lợn cái thành thục về tính cũng như thành thục về thể vóc chậm, làm tuổi phối lần đầu cao, do đó tuổi đẻ lứa đầu là cao.
- Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian phối giống trở lại sau cai sữa. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm. Bảng 4.7 cho thấy, khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Landrace là 157,25 ngày và của lợn nái Yorkshire là 155,72 ngày. Như vậy, chỉ tiêu này ở lợn nái Yorkshire là thấp hơn so với lợn nái Landrace, tuy nhiên sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1994)[1] cho biết: khoảng cách lứa đẻ ở lợn Yorkshire là 203,79 ngày và ở lợn Landrace là 202,67 ngày. Theo Phùng Thị Vân và cộng sự (1998)[26] thì khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Landrace là 166,7 ngày. So với các nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi là ngắn hơn. Kết quả này có lẽ chủ yếu do tuổi cai sữa lợn con của Trung tâm Nong Teng sớm hơn.
- Số con đẻ ra/ổ
Đây là chỉ tiêu đánh giá tính sai con của lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số trứng rụng, kỹ thuật phối giống, số hợp tử được hình thành, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai của người chăn nuôi. Qua bảng 4.7 cho thấy, số con đẻ ra/ổ của lợn nái Landrace là 10,78 con và của lợn nái Yorkshire là 10,75 con. Kết quả cho thấy số con đẻ ra/ổ ở hai giống là tương đương nhau (P > 0,05).
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1994)[1], số con đẻ ra/ổ của lợn nái Yorkshire là 9,33 con; của lợn nái Landrace là 8,61 con. Lê Thanh Hải và cộng sự (2001)[14] cho biết: số con sơ sinh/ổ của lợn nái Yorkshire nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Bình Thắng là 10,2 con.
hơn do Trung tâm Nong Teng đã áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai và phương thức phối giống là hợp lý.
- Số con đẻ ra sống/lứa
Số con đẻ ra sống đánh giá khả năng nuôi thai của lợn nái. Kết quả theo dõi cho thấy, số con đẻ ra sống/lứa của lợn nái Landrace là 9,40 con và của lợn nái Yorkshire là 9,16 con. Số con đẻ ra sống/lứa ở lợn nái Landrace cao hơn so với ở lợn nái Yorkshire là 0,24 con/ổ. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cộng sự (1995)[23], số con đẻ ra sống/lứa ở lợn Yorkshire là 9,38 ± 2,1 con; ở lợn Landrace là 9,25 ± 1,7 con. Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1998)[25] cho biết: khả năng sinh sản của đàn nái Yorkshire và Landrace thuần nuôi tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Hưng Yên đạt chất lượng tốt với chỉ tiêu: số con đẻ ra sống/lứa đạt 10,18 và 10,06 con. Tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Phùng Thị Vân và cộng sự (2000)[27] khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace cho biết: số con sơ sinh sống/ổ ở lợn nái Yorkshire là 10,40 con và ở lợn nái Landrace là 9,61 con. Trong nghiên cứu của Estany và Sorensen (1995)[31] trên 19.666 lứa đẻ của 12.597 lợn nái Landrace Đan Mạch thấy: số con đẻ ra sống là 10,73 ± 2,91 con và nghiên cứu trên 29.330 lứa đẻ của 15.533 lợn nái Yorkshire thấy số con sơ sinh sống là 10,08 ± 3,10 con. Theo Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (2001)[7], số con đẻ ra sống/lứa của Landrace và Yorkshire lần lượt là 9,98 và 10,29 con. Như vậy, kết quả của chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cộng sự (1995)[23], nhưng lại thấp hơn kết quả các tác giả trên ở chỉ tiêu này.
- Khối lượng sơ sinh/con
thai của người chăn nuôi, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và khả năng phát triển của bào thai. Khối lượng sơ sinh/con phụ thuộc vào giống và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ. Kết quả theo dõi cho thấy, khối lượng sơ sinh/con của lợn nái Landrace là 1,28 kg và của lợn nái Yorkshire là 1,32 kg. Kết quả thể hiện khối lượng sơ sinh/con ở lợn nái Yorkshire cao hơn so với ở lợn nái Landrace là 0,04 kg/con. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Điều đó thể hiện mối tương quan nghịch giữa số con đẻ ra với khối lượng sơ sinh/con.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tích và cộng sự (1995)[24] ở Trại lợn giống Mỹ Văn cho biết, chỉ tiêu này ở lợn Yorkshire là 1,23 kg/con; lợn Landrace 1,24 kg/con. Năm 1994, Đặng Vũ Bình [1] cho biết: trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam, khối lượng sơ sinh trung bình/con ở lợn Yorkshire là 1,28 kg/con và lợn Landrace là 1,41 kg/con. Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1998)[25] thông báo, khối lượng sơ sinh trung bình của lợn nái Landrace là 1,34 kg. Như vậy, kết quả của chúng tôi nằm trong phạm vi nghiên cứu của các tác giả trên.
- Khối lượng sơ sinh/ổ
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con đẻ ra/ổ và khối lượng sơ sinh/con. Bảng 4.7 cho thấy, khối lượng sơ sinh/ổ ở lợn nái Landrace là 12,04 kg và ở lợn nái Yorkshire là 12,00 kg. Sự sai khác về khối lượng sơ sinh/ổ ở hai giống là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1994)[1], trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam, khối lượng sơ sinh/ổ ở lợn Yorkshire là 11,84kg/ổ, ở lợn Landrace là 12,13 kg/ổ. Phùng Thị Vân và cộng sự (2001)[28] cho biết, khối lượng sơ sinh/ổ của hai giống lợn thuần Landrace và Yorkshire tương ứng là 14,42 và 13,30 kg.
So với các nghiên cứu này, kết quả của chúng tôi hoặc tương đương hoặc thấp hơn một chút. Điều này phụ thuộc vào số con sơ sinh, khối lượng sơ sinh trung bình/con, đồng thời cũng cho thấy chế độ dinh dưỡng và chăm sóc lợn nái mang thai của Trung tâm Nong Teng là tương đối tốt.
- Số con cai sữa/ổ và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
Chỉ tiêu này đánh giá tính khéo nuôi con của lợn nái và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ và lợn con của người chăn nuôi. Số con cai sữa phụ thuộc vào giống, số con sơ sinh sống, điều kiện thời tiết khí hậu,… Kết quả theo dõi ở bảng 4.7 cho thấy, số con cai sữa/ổ của lợn nái Landrace là 8,31 con, đạt tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa là 89,00% và của lợn nái Yorkshire là 7,88 con, đạt tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa là 86,80%. Như vậy, số con cai sữa/ổ của lợn nái Landrace cao hơn so với lợn nái Yorkshire 0,43 con/ổ, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa của lợn nái Landrace cũng cao hơn 2,2%.
Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1998)[25] nghiên cứu ở Trại giống lợn Mỹ Văn - Hưng Yên cho biết: Số con cai sữa/ổ ở lợn Yorkshire đạt 8,98 con và ở lợn Landrace đạt 8,94 con. Tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Phùng Thị Vân và cộng sự (2000)[27] khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace cho biết: số con cai sữa/ổ ở lợn nái Yorkshire là 9,26 con, đạt tỷ lệ nuôi sống 91,90% và ở lợn nái Landrace là 8,82 con, đạt tỷ lệ nuôi sống 87,89%.
So với các nghiên cứu của các tác giả trên, kết quả của chúng tôi là thấp hơn. Điều đó cho thấy tình hình chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hiện nay tại Trung tâm Nong Teng là chưa tốt.
- Khối lượng cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản. Khối lượng cai sữa/ổ đánh giá chất lượng sữa mẹ và khả năng tiết sữa nuôi con của lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con cai sữa/ổ và thời gian nuôi con. Qua bảng 4.7, chúng tôi thấy khối lượng cai sữa/ổ ở 30 ngày tuổi của lợn nái Landrace là 45,53 kg và của lợn nái Yorkshire là 42,94 kg. Như vậy, khối lượng cai sữa/ổ ở lợn nái Landrace là cao hơn so với ở lợn nái Yorkshire là 2,59 kg/ổ. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1994)[1] trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, khối lượng cai sữa/ổ ở lợn Yorkshire là 36,39 kg; ở lợn Landrace là 33,32 kg. Đặng Vũ Bình (1999)[2] là 38,60 và 39,21 kg; Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (2001)[7] là 41,04 và 44,20 kg.
So với các nghiên cứu này, kết quả của chúng tôi hoặc cao hơn hoặc tương đương. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào thời gian cai sữa, số con cai sữa, khối lượng cai sữa trung bình/con và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con trong thời gian bú sữa.
- Khối lượng cai sữa/con
Chỉ tiêu này đánh giá cường độ sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn mẹ. Khối lượng cai sữa/con phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh/con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ và thời gian nuôi con.
Kết quả theo dõi cho thấy, khối lượng cai sữa/con của lợn nái Landrace là 5,52 kg/con và của lợn nái Yorkshire là 5,47 kg/con. Như vậy, khối lượng cai sữa/con ở lợn nái Landrace cao hơn so với ở lợn Yorkshire là 0,05 kg/con. Sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Kết quả này cao hơn so với thông báo của Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (2001)[7] tương ứng ở lợn Landrace là 4,48 kg/con; ở lợn Yorkshire là 4,36 kg, nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cộng sự (2001)[14] ở lợn Landrace là 7,05 kg; ở lợn Yorkshire là 6,51 kg.
Số con đẻ ra, số con đẻ ra sống và số con cai sữa là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu này không những chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, mà trong cùng một điều kiện thì ở các giống, dòng khác nhau cũng khác nhau, điều đó được biểu hiện trên biểu đồ 4.1 10.75 10.78 9.16 9.40 7.88 8.31 6 7 8 9 10 11 12 (con) Số con đẻ ra/ổ Số con đẻ ra sống/ổ Số con cai sữa/ổ Yorkshire Landrace
Biểu đồ 4.1. Số con đẻ ra/ổ; số con đẻ ra sống/ổ và số con cai sữa/ổ của 2 giống Yorkshire và Landrace
Biểu đồ 4.1 cho thấy, các chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn nái Landrace là cao hơn so với lợn nái Yorkshire.
Các số liệu thống kê cũng cho thấy khối lượng sơ sinh/con của lợn Yorkshire lại cao hơn lợn Landrace. Điều này thể hiện rõ mối tương quan nghịch giữa khối lượng sơ sinh/con và số lượng lợn con sơ sinh/ổ.
Khi cai sữa, hai giống có số lợn con cai sữa tương đương nhau (P > 0,05). Tuy vậy, khối lượng cai sữa/con ở lợn Landrace lại cao hơn ở lợn Yorkshire. Điều đó cho thấy, tốc độ sinh trưởng của lợn con ở giống Landrace là nhanh hơn trong giai đoạn theo mẹ.
Nhìn chung, từ kết quả thu được cho thấy, đàn lợn nái Landrace và Yorkshire có thể phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi của Trung tâm giống lợn Nong Teng và có khả năng sinh sản tốt. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt hơn thì Ban lãnh đạo Trung tâm cần thường xuyên cập nhật và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất như: kỹ thuật về công tác giống, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, vệ sinh phòng bệnh và đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp với sinh lý của lợn nái.