Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên đất đồi ở Bắc Quang

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 84 - 86)

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên đất đồi ở Bắc Quang

Trên đất đồi (độ dốc d−ới 150) ở Bắc Quang có thể trồng nhiều loại cây trồng cây dài ngày, cây ngắn ngày. Cây chè là loại cây công nghiệp chủ yếu đ−ợc trồng trên diện tích lớn trên 1.000ha, có cơ sở chế biến chè, có sự hỗ trợ đầu t− của nhà máy chè nên diện tích t−ơng đối ổn định, thu nhập của các hộ trồng chè khá tuy so với cam thì có phần kém hơn. Một số cây ngắn ngày nh− ngô, lạc tuy thu nhập thấp nh−ng rất cần cho một vùng kinh tế tự cung tự cấp, cho sinh hoạt đời sống dân c− và ở những hộ nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật (xem bảng 4.7).

Trên diện tích trồng cam đ8 có sự chuyển dần về cơ cấu giống, loài cam. Song cam sành vẫn là chủ yếu, cam chanh mới đ−ợc du nhập, sản l−ợng còn ít. Một số cây ăn quả khác nh− b−ởi, nh8n, hồng, vải đang đ−ợc đ−a vào trồng

thay thế các v−ờn cam hết chu kỳ kinh doanh hoặc v−ờn cam bị sâu bệnh phá hoại nặng.

Phân tích Bảng 4.7 cho thấy trên đất đồi so với các loại cây trồng thì cam là cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả.

Bảng 4.7 HQKT của một số cây trồng trên đất đồi ở Bắc Quang năm 2006

(Tính cho 1 ha) Chỉ tiêu Cây trồng Giá trị SX (GO) 1.000đ Chi phí trung gian (IC) 1.000đ Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 1. Cây CN dài ngày

- Chè 12.500 3.905 8.595 7.761,67

2. Cây ăn quả

- Cam 28.995 3.465 25.530 23.113,75

3. Cây ngắn ngày

- Ngô 3.400 2.225 1.175 1.175

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo của UBND huyện Bắc Quang và xử lý số liệu điều tra kinh tế hộ

Ghi chú: - Cây ngắn ngày không tính khấu hao, thuế và các khoản khác.

- Cây dài ngày tính khấu hao theo sản l−ợng.

Nh−ng do sự biến động về giá cả tiêu thụ, sự thiếu ổn định về thị tr−ờng, sản xuất do hộ nông dân thực hiện, thiếu sự chỉ đạo quản lý của các cơ quan chức năng; năng suất cây trồng lại phụ thuộc vào tuổi cây, năm kinh doanh và khả năng đầu t− của từng hộ nên so sánh trên cũng chỉ là t−ơng đối.

Chè và cam là loại cây dài ngày, vào năm thứ 6 chè kinh doanh mới đạt 6 tấn chè búp t−ơi và vào năm thứ 9 - 10 cam đạt 8 - 9 tấn/ha.

Chu kỳ kinh doanh của cam có thể kéo dài 20 - 25 năm nếu đ−ợc chăm sóc tốt, ng−ợc lại nếu giống xấu, chăm sóc kém thì chỉ 10 - 12 năm đ8 phải loại bỏ. Chu kỳ kinh doanh chè có thể dài hơn trên 25 năm.

Tổng hợp điều tra năng suất cam và chè của một số hộ ở thôn Ngần Hạ x8 Tân Thành thuộc vùng I Bắc Quang với tuổi cam và chè đ−a vào kinh doanh năm 1996 đến năm 1999 với mức đầu t−: cam KTCB 5.500 ngàn đồng/1 ha, đầu t− và chăm sóc cam kinh doanh là 3.500 ngàn đồng/ha/năm. Chè KTCB 5.000 ngàn đồng/ha, đầu t− kinh doanh và chăm sóc chè kinh doanh là 3.500 ngàn đồng/ha/năm.

Nh− vậy chu kỳ kinh doanh có giá trị gia tăng (VA) của cam là 8 năm và bình quân năm năng suất cam chỉ đạt 6 tấn, của chè là 11 năm và năng suất bình quân năm đạt 5 tấn/ha chè búp t−ơi.

Song trên cùng 1 vùng sinh thái thôn Ngần Hạ gia đình ông Trần Văn Thuyên đ−ợc phân loại là hộ khá, với mức đầu t− cho cam KTCB 8.500 nghìn đồng/ha và đầu t− chăm sóc v−ờn cam kinh doanh 6.700 nghìn đồng/ha, 200 công lao động/ha, chu kỳ kinh doanh v−ờn cam đ8 kéo dài 15 năm và năng suất kinh doanh từ 1994 đến 2006 đạt bình quân 8 tấn/ha. Từ những nhận xét trên cần hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả và sản xuất cây công nghiệp trên các vùng sinh thái một cách ổn định để cả cam và chè trở thành hai mũi nhọn sản phẩm hàng hoá.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 84 - 86)