2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả
2.2.1 Vài nét về lịch sử nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất, tiêu thụ cam
cam trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.1 Vài nét về lịch sử nguồn gốc
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam trồng trọt hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu á. Tanaka (1979) đ8 vạch đ−ờng ranh giới vùng xuất xứ của các giống thuộc chi Citrus từ phía Đông ấn Độ (chân d8y Hymalaya) qua úc, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản…[18].
Cũng có nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc cam sành và quất là ở Việt Nam xứ Đông D−ơng. Quả thực ở Việt Nam ta từ Bắc chí Nam, địa ph−ơng nào cũng trồng cam sành với rất nhiều giống, dạng hình cùng với các tên địa ph−ơng khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có: cam sành Bố Hạ, cam sành Hà Giang, cam sen Yên Bái, cam bù Hà Tĩnh…[18]
Theo lịch sử Việt Nam (tập 1 – 1971) nghề trồng cây ăn quả cả Việt Nam đ8 có từ thời kỳ đồ đá trong các di chỉ văn hoá Bắc Sơn, Hoà Bình, Quỳnh Văn. Các loại hoa quả của Việt Nam đ8 có mặt trong các truyền thuyết rất xa x−a của ng−ời Việt cổ: d−a hấu (trong truyện Mai An Tiêm), quả thị (trong chuyện Tấm Cám), cây khế (trong truyện cổ Cây khế )…
Các tác giả Trung Quốc: Cao Mỹ Chuân, Nguyễn Hữu T− từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI mô tả ở Giao Châu trong mỗi gia đình ng−ời Việt đều có v−ờn trồng rau và cây ăn quả: nh− chuối, vải thiều, nh8n, cam….
Trong “Vân đài loại ngữ” Lê Quý Đôn viết: “N−ớc Nam ta cũng có rất nhiều thứ cam: cam sen (gọi là liên cam); cam vú (nhũ cam) da sần mà vị rất ngon; cam chanh (đắng cam) da mỏng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam sành (sinh cam) da dầy vị chua; cam mật (mật cam) da mỏng vị ngọt; cam giấy (chỉ cam) da rất mỏng, sắc hồng trông đẹp m8 vị chua…”[7].
2.2.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam ở Việt Nam
a) Tình hình sản xuất
Nhìn chung cam cũng nh− nghề trồng cam ở n−ớc ta đ8 có từ lâu đời nay. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XIX (trong thời kỳ thuộc Pháp thuộc 1884-1945), nghề trồng cây ăn quả nói chung và cam nói riêng mới đ−ợc phát triển. Một số trạm nghiên cứu cây ăn quả đ−ợc thành lập ở các tỉnh nh−: trạm Vân Du (Thanh Hoá), trạm Phủ Quỳ (Nghệ An), Đầm Lô (Hà Tĩnh)… vừa nghiên cứu các cây ăn quả trong n−ớc, vừa nghiên cứu nhập nội các giống cây ăn quả ôn đới và á nhiệt đới.
Trong giai đoạn này, các nhà kinh tế của Việt Nam và ng−ời n−ớc ngoài ch−a có ý thức khai thác nghề trồng cây ăn quả. Nhu cầu quả t−ơi trong n−ớc còn rất ít và tình trạng này kéo dài trong suốt những năm chiến tranh chống Pháp.
Có thể nói nghề trồng cây ăn quả của Việt Nam nói chung và cam nói riêng đ−ợc phát triển một b−ớc so với tất cả các thời kỳ tr−ớc đây là từ sau năm 1960. Những nông tr−ờng chuyên trồng cam quýt đầu tiên ra đời ở miền Bắc với diện tích 223 ha (1960) đến năm 1965 đ8 có trên 1.600 ha và sản l−ợng 1.600 tấn, trong đó xuất khẩu 1.280 tấn. Năm 1975 diện tích phát triển tới 2.900 ha, sản l−ợng đạt 14.600 tấn, xuất khẩu 11.700 tấn [2].
Sau ngày miền Nam giải phóng từ năm 1976 đến 1984 đ8 có 27 nông tr−ờng cam quýt, với diện tích xấp xỉ 3.500 ha. Sản l−ợng năm cao nhất (1976) đạt 22.236 tấn, trong đó xuất khẩu 20.916 tấn. Phải nói đây là thời kỳ huy hoàng nhất của ngành trồng cam n−ớc ta. Ngoài ra do ảnh h−ởng của các nông tr−ờng đ8 làm hình thành các vùng sản xuất cam tập trung trong nhân dân xung quanh các nông tr−ờng. Có thể nói sự thành lập các nông tr−ờng quốc doanh đ8 tạo một b−ớc ngoặt quan trọng trong việc phát triển kinh tế v−ờn ở khắp các tỉnh trong cả n−ớc - đặc biệt ở các vùng có truyền thống lâu đời trồng loại cây ăn quả này. Do vậy sau năm 1985 mặc dù diện tích và sản l−ợng cam ở các nông tr−ờng quốc doanh giảm đi, song tổng diện tích và sản l−ợng cam của cả n−ớc vẫn tăng. Năm 1985 diện tích cam cả n−ớc là 17.026 ha, năm 1990 tăng và đạt 19.062 ha trong đó có 14.499 ha cho sản phẩm với sản l−ợng 119.238 tấn. Từ năm 1990 – 1995 mức sản xuất cam quýt tăng nhanh mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết và khí hậu, sâu bệnh phá hại. Theo niên giám thống kê năm 1994 và −ớc tính, diện tích trồng cam quýt của cả n−ớc khoảng 60.000 ha, sản l−ợng gần 200.000 tấn [2, 20].
Là nơi xuất sứ của các giống cam trên thế giới, vì vậy trên khắp đất n−ớc ta từ vùng đồng bằng đến vùng trung du miền núi tỉnh nào cũng có thể
trồng đ−ợc cam. Tuy nhiên do −u thế của từng địa ph−ơng về điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai khác nhau mà cam đ−ợc trồng tập trung nhiều hay ít. Có thể dễ nhận thấy có 3 vùng trồng cam lớn ở n−ớc ta là: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng miền núi các tỉnh phía Bắc và vùng khu IV cũ.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những −u thế đáng kể so với các vùng khác trong n−ớc, đặc biệt là chế độ nhiệt cao và ôn hoà trong suốt năm, tần suất thiên tai ở đây cũng thấp so với các vùng khác trong n−ớc. Chính vì những −u thế trên, vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, trong đó sản xuất quả có múi (cam) là một trong những nghề đ−ợc phát triển sớm nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với cả n−ớc hiện nay. Theo tổng cục Thống kê (1994) diện tích cam quýt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 35.000 ha, chiếm 57,86% diện tích cam quýt cả n−ớc và sản l−ợng đạt 124.548 tấn, chiếm 76,04% [20].
Lịch sử trồng cam ở Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời đ−ợc hình thành ngay từ những ngày đầu khai phá vùng đất Nam bộ d−ới triều đại nhà Nguyễn. Theo các tác giả Đại Nam nhất thống chí, ở Gia Định đ8 có trồng các thứ cây ăn quả nh−: cau, dừa, mơ, đào, cam, b−ởi, chanh…. Do có quá trình lịch sử lâu đời nên ng−ời dân ở vùng này rất có kinh nghiệm trồng trọt chăm sóc loại cây ăn quả này. Chủ yếu cam đ−ợc trồng ở trên các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có n−ớc ngọt quanh năm. Ven các sông Tiền sông Hậu nông dân th−ờng lên liếp trồng cam để tránh mực n−ớc ngầm cao và những tháng lũ (tháng 9, 10), hay hiện nay ng−ời ta áp dụng những biện pháp kỹ thuật “ép trái” để tránh thu hoạch vào thời kỳ m−a nhiều, trái ít ngọt, giá bán rẻ bằng cách ng−ng t−ới n−ớc vào tháng 2, 3 qua tháng 5 họ mới xới xáo, bón phân, t−ới n−ớc để có trái chín tập trung bán vào dịp Tết d−ơng lịch và Tết nguyên đán. Tr−ớc đây đa số nông dân nhân giống cam bằng cách chiết cành, một số ít nhân giống bằng hạt, song hiện nay họ đ8 biết áp dụng kỹ thuật nhân giống tốt hơn bằng cách ghép.
Đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc, ng−ời ta đ8 biết điều khiển tầng, tán, chiều rộng, chiều cao của cây để sử dụng đ−ợc tối đa năng l−ợng mặt trời, dinh d−ỡng khoáng, n−ớc, không khí, hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh trong môi tr−ờng sinh thái vùng đồng bằng.
- Vùng miền núi phía Bắc: Nhìn chung điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai các tỉnh miền núi phía Bắc thích hợp với trống cây ăn quả có múi. P.L.Ghighinheixvili (1980), chuyên gia Liên Xô (cũ) về cam đ8 từng công tác nhiều năm ở Bộ Nông tr−ờng Quốc doanh n−ớc ta tr−ớc đây viết: “…Việt Nam so với các n−ớc nhiệt đới khác có −u thế phát triển cam. Việt Nam ở miền nhiệt đới bắc từ vĩ tuyến 22 đến vĩ tuyến 23 theo điều kiện khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là về chế độ nhiệt hàng năm thì gần với vành đai á nhiệt đới. Trong miền này có các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn. ở những tỉnh trên có nguồn đất đai ch−a khai thác lớn thích hợp đầy đủ cho việc phát triển cam…Việc nghiên cứu những tỉnh lớn phía bắc nh− Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, đ8 chứng minh rằng cam phát triển rất tốt ở đây và cho một năng suất cao phẩm chất quả tốt…” [20].
Trên thực tế cam đ8 là một cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng th−ờng đ−ợc trồng ở những vùng ven các sông, suối nh− sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Th−ơng, sông Chảy…có khi đ−ợc trồng thành từng vùng tập trung 300, 500 hoặc trên 1.000 ha nh− ở Bắc Sơn (Lạng sơn), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang) …ở những vùng trên cam đ8 trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với bất cứ loại cây nào khác trên cùng một loại đất. Đặc biệt ở vùng núi phía Bắc là nơi ch−a đựng tập đoàn giống cam phong phú và đa dạng [2, 20].
Có thể nói vùng núi các tỉnh phía Bắc cũng là vùng có tiềm năng phát triển cam lớn, đặc biệt có −u thế về điều kiện khí hậu, khả năng mở rộng diện tích và tập đoàn giống phong phú đa dạng. Khí hậu ở vùng núi các tỉnh phía
Bắc ngoài thích hợp với sinh tr−ởng phát triển bình th−ờng của cam, còn có −u thế nổi bật so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là có mùa đông lạnh, biên độ, nhiệt độ ngày đêm giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam rễ phát m8, thể hiện đúng đặc tr−ng của giống. Vì vậy m8 quả cam ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt hơn, thịt mềm, mọng n−ớc và ít xơ b8.
- Vùng khu IV cũ: khu IV cũ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Diện tích cam của vùng này năm 1985 có khoảng 3.357 ha, nh−ng đến năm 1990 chỉ còn lại 2.597 ha. ở Hà Tĩnh cam trồng rải rác ở các hộ gia đình miền núi H−ơng Sơn và H−ơng Khê với diện tích khoảng 200 ha, chủ yếu là giống cam bù chín rất muộn, khoảng tháng 2,3 d−ơng lịch. ở Thanh Hoá tổng diện tích có khoảng 852 ha tập trung chủ yếu ở nông tr−ờng: Thống Nhất, Vân Du, Thạch Quảng, Hà Trung…Trọng điểm trồng cam ở khu IV cũ là Phủ Quỳ (Nghệ An) gồm một cụm các nông tr−ờng chuyên trồng cam với diện tích năm 1985 khoảng 1.350 ha, năm 1990 là 1.600 ha. Đây là vùng trồng cam tập trung có −u thế về tiềm năng đất đai đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất vì có đội ngũ đông đảo các cán bộ công nhân đ−ợc đào tạo chuyên nghiên cứu và sản xuất quả có múi [2, 20].
Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có những −u thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật xong sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ vẫn không ổn định. Năm 1965 các nông tr−ờng trồng cam mới thành lập, diện tích còn ít, cam mới b−ớc vào kinh doanh năm thứ nhất năng suất đạt 54,5 tạ/ha, sau 10 năm (1975) năng suất tăng lên đạt 83,03 tạ/ha. Năm 1976 là năm cam có năng suất cao nhất đạt 126,3 tạ/ha, những năm về sau năng suất giảm dần [2].
Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng vùng Phủ Quỳ vẫn là vùng có khả năng to lớn về sản xuất cam, những điển hình đạt năng suất cao ở nông tr−ờng vùng Phủ Quỳ những năm qua cũng không phải ít, ví dụ nh−: cam ở đội 3 – Nông tr−ờng Cờ đỏ, trồng trên đất bazan năm thứ 9 đạt 45 tấn/ha, năm 1981
có v−ờn đạt 55 tấn/ha. Trên đất đá vôi của Nông tr−ờng Sông Con năm thứ 10 đạt bình quân 48,3 tấn/ha, có v−ờn cam đạt 60 tấn/ha…[2]. Hơn nữa phát triển cam ở vùng Phủ Quỳ mặc dù năng suất những năm vừa qua bị giảm, song vẫn là cây trồng cho hiệu quả kinh tế lớn nhất. Theo báo cáo tổng kết 10 năm của các nông tr−ờng vùng Phủ Quỳ thì trị giá sản l−ợng bình quân 1ha cam nhiều gấp 2 lần 1ha cà phê chè, gấp gần 2,5 lần cà phê vối và 4 lần 1 ha cà phê mít. Trong khi đó chi phí lao động tính trên đơn vị diện tích kinh doanh của cam thấp hơn so với cà phê [2].
b) Tình hình tiêu thụ
Nhìn chung, tập quán tiêu thụ quả của nhân dân ta từ x−a đ8 thành truyền thống. Quả là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị. Trong các ngày giỗ chạp, ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau... nhân dân cũng dùng đến quả t−ơi, với mức sản xuất hiện tại mới đạt mức 48 kg quả các loại bình quân cho 1 đầu ng−ời. Mặt khác, phát triển qủa có múi (trong đó có cam) ở n−ớc ta là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc là chủ yếu và một phần dùng cho xuất khẩu. Trong những năm tr−ớc mắt xuất khẩu quả có múi là b−ởi, cam. Kế hoạch 2000 - 2010 là 30 ngàn tấn b−ởi sản phẩm t−ơi, 15 ngàn tấn cam t−ơi và 35 ngàn tấn n−ớc quả đồ hộp (Đề án phát triển rau quả, hoa và cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Hà Nội, tháng 4 - 1999).
Theo điều tra của Viện Dinh d−ỡng, trong những năm 1990 - 1994 mức tiêu thụ quả bình quân ở vùng nông thôn khoảng 20 - 25 kg/ng−ời/năm, ở các vùng thành phố lớn là 40 - 45kg/ng−ời/năm.
Hiện nay với trên 80 triệu dân mức tiêu thụ đang có xu h−ớng tăng lên. Điều tra tiêu dùng riêng về quả ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 đ8 lên tới trên 750 nghìn tấn/năm quả t−ơi các loại.
2.2.1.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam trên thế giới
Đối với thế giới, trong suốt mấy thế kỷ qua, ngành sản xuất cam quýt trên thế giới không ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả của thị tr−ờng thế giới cũng ngày một cao hơn do trồng cam quýt chóng đ−ợc thu hoạch và l8i suất luôn luôn cao. Hiện trên thế giới có 75 n−ớc trồng cam quýt với diện tích và sản l−ợng tăng đáng kể. Theo thông báo của FAO (Tổ chức Nông l−ơng thực thế giới), sản l−ợng các loại cam trên thị tr−ờng thế giới năm 2004 là 62,82 triệu tấn [26].
Bảng 2.1 Sản l−ợng cam của 10 n−ớc sản xuất nhiều nhất thế giới năm 2004
Đơn vị tính: Tấn TT Tên n−ớc Sản l−ợng 1 Braxin 18.256.500 2 Mỹ 11.729.900 3 Mêhicô 3.969.810 4 ấn Độ 3.100.000
5 Tây Ban Nha 2.883.400
6 Italia 2.064.099 7 Trung Quốc 1.977.575 8 Iran 1.900.000 9 Ai Cập 1.750.000 10 Thổ Nhĩ Kỳ 1.280.000 Nguồn: [26]
Trong khoảng 30 năm từ 1974 đến 2004, l−ợng sản xuất cam đ8 tăng tr−ởng 99,8%.
Bảng 2.2 Sản l−ợng cam thế giới qua các thời kỳ
Đơn vị tính: Tấn
Thời kỳ 1974 Thời kỳ 1984 Thời kỳ 1994 Thời kỳ 2004
31.428.199 38.979.349 54.733.848 62.814.424
b) Tình hình tiêu thụ
Tình hình tiêu thụ cam trên thế giới đ−ợc thể hiện qua tình hình xuất, nhập khẩu cam. Cũng theo FAO, tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2004 nh− sau:
Bảng 2.3 Tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2004
Nhập khẩu Xuất khẩu
Khu vực Số l−ợng (1.000 tấn) Thành tiền (Triệu USD) Số l−ợng (1.000 tấn) Thành tiền (Triệu USD) Toàn thế giới Trong đó: 8.528,2 4.595,3 7.625,9 5.224,2 Châu Phi 26,6 10,2 1.566,9 604,1 Bắc Mỹ 566,5 364,8 876,7 492,2 Nam Mỹ 56,9 13,2 443,4 177,2 Châu á 1.594,9 887,4 544,8 442,7 Châu Âu 6.286,2 3.319,7 4.194,0 3.508,1 Nguồn: [26]
Bảng 2.3 cho thấy Châu âu là khu vực xuất khẩu cũng nh− nhập khẩu cam nhiều nhất. N−ớc nhập khẩu nhiều nhất là Pháp (2004 là 1.610 nghìn tấn). Châu Phi và Nam Mỹ là 2 khu vực có l−ợng cam xuất khẩu hàng năm trên d−ới 1 triệu tấn.