Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất cam

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 26 - 36)

2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả

2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất cam

2.1.2.1 Một số đặc điểm sinh học và kinh tế - kỹ thuật của cây cam

Cây cam là loại cây ăn quả lâu năm, trồng một lần cho thu hoạch trong nhiều năm. Cây cam thuộc dạng thân gỗ, loại hình bán bụi. Một cây tr−ởng thành có thể có 4- 6 cành chính.

ảnh 2.1Một số hình ảnh về cây cam

Tuỳ theo tuổi cây và điều kiện sống, hình thức nhân giống cây có thể có chiều cao và hình thái khác nhau. Hình thái tán cây cam rất đa dạng: có loại tán rộng, có loại tán th−a, phân cành h−ớng ngọn hoặc phân cành ngang; tán hình tròn, hình cầu, hình tháp hoặc hình chổi xể. Cành có thể có gai hoặc không có gai, cũng có thể có gai khi còn non và rụng gai khi cây đ8 lớn, già.

Lá cam có hình dáng rất khác nhau: hình ovan, hình trứng lộn ng−ợc, hình thoi, có eo lá hoặc không có, eo lá to hoặc nhỏ, mép lá có răng c−a. Cây cam tr−ởng thành có từ 150.000 - 200.000 lá, tổng diện tích chừng 200m2. Tuổi thọ của lá cam từ 2 đến 3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí lá và tình trạng sinh tr−ởng của cây, cành mang lá, vị trí của cấp cành. Trên mặt lá có từ 400 - 500 khí khổng trên 1mm2.

Hoa cam quýt có 2 loại: hoa đủ và hoa dị hình. Hoa đủ cánh dài màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc. Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn, số nhị th−ờng gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Quả có từ 8 – 14 múi, có thể có từ 0 – 20 hạt hoặc nhiều hơn. Cam đậu quả nhờ thụ phấn chéo, hoặc tự thụ phấn, hoặc không qua thụ phấn, khi đó sẽ hình thành quả không hạt.

Màu sắc vỏ quả thay đổi tuỳ theo giống và loài cùng với các điều kiện sinh thái. Thông th−ờng vỏ quả màu vàng da cam ở các giống chín sớm (khi có nhiệt độ cao), màu đỏ da cam ở các giống chín muộn. Cũng có loại vỏ có màu xanh hơi có vệt vàng. Mặt ngoài vỏ có rất nhiều túi dầu tinh để bảo vệ, nhờ đó cam có khả năng cất giữ và vận chuyển tốt. Các yếu tố sinh thái ảnh h−ởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả và sự phát dục của cam. Muốn tỷ lệ đậu quả cao, quả sinh tr−ởng bình th−ờng, phẩm chất tốt thì trong kỹ thuật trồng trọt cần tác động sao cho bộ lá của cây luôn xanh, chuyển lục đều và không bị rụng lá sớm.

Về tổ chức và hình thái rễ cây của cam t−ơng tự nh− các thực vật 2 lá mầm thân gỗ khác. Rễ của cam thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp n−ớc, muối khoáng và một l−ợng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Cũng do đặc điểm này, cam không −a trồng sâu và do đó bộ rễ của cam phân bố rất nông và phát triển mạnh chủ yếu là rễ bất định, phân bố t−ơng đối rộng và dày đặc ở tầng đất mặt. Nhìn chung rễ của cam phân bố ở tầng sâu 10 – 30 cm. Rễ hút tập trung ở tầng sâu

10 – 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1 – 8 năm tuổi sau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém. ở n−ớc ta từ tháng 2 đến tháng 9 d−ơng lịch rễ cam sinh tr−ởng và hấp thu dinh d−ỡng mạnh mẽ nhất [18].

Cam nói chung cho thu hoạch quả sau 3 – 4 năm kể từ khi trồng. Các giống cam ghép trên các gốc ghép nhân vô tính (chiết hoặc ghép) cho thu hoạch quả từ năm thứ 2 sau trồng. Nếu nhân giống bằng ph−ơng pháp gieo hạt phải từ 5 – 8 năm sau (tuỳ loại) mới đ−ợc thu hoạch.

Một đời cây cam có thể chia thành các thời kỳ sau:

- Thời kỳ cây non là thời kỳ kiến thiết cơ bản: tính từ khi trồng đến khi bắt đầu thu hoạch quả.

- Thời kỳ mới thu hoạch: là những năm đầu mới thu quả.

- Thời kỳ cho sản l−ợng cao: cây đ8 ổn định về sinh tr−ởng và cho năng suất thu hoạch cao.

- Thời kỳ suy yếu và tàn lụi.

Sự phân chia các thời kỳ nh− trên chỉ có tính chất t−ơng đối để quản lý, chăm bón v−ờn quả. Thời gian của mỗi thời kỳ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật thâm canh, giống và gốc ghép.

ở n−ớc ta cam nhanh chóng b−ớc vào thời gian kinh doanh khai thác hơn ở các vùng khác trên thế giới, nh−ng tuổi thọ th−ờng ngắn hơn. ở điều kiện n−ớc ta, 1 năm cây cam có thể cho 3 – 4 đợt lộc:

- Lộc xuân: từ cuối tháng 2 đầu tháng 3 và có thể có sớm hơn.

- Lộc hè: từ cuối tháng 5 đến tháng 7. Lộc hè bắt đầu sớm hay muộn, nhiều hay ít là tùy thuộc giống và điều kiện thời tiết từng năm.

- Lộc thu: tháng 8 – 9.

Hai đợt lộc hè và lộc thu chủ yếu hình thành các cành dinh d−ỡng và cành quả. Ng−ời ta có thể nhìn vào lộc hè và lộc thu mà đoán biết năng suất của năm sau. ở những cây non th−ờng có đợt cành mùa đông, đây là hiện

t−ợng đặc biệt đối với cam ở vùng nhiệt đới có một mùa đông lạnh. Những cây sống lâu năm, hoặc những cây tr−ởng thành năm tr−ớc ra nhiều quả thì mùa hè, mùa thu hoặc mùa đông rất ít ra lộc hoặc không có lộc.

Trên một cây cam có nhiều cấp cành đ−ợc phân bố và hình thành theo kiểu hợp trục do hiện t−ợng rụng ngọn (hiện t−ợng tự huỷ). Đặc tính sinh học của mỗi cấp cành có những điểm khác biệt nhau. Trong những điều kiện nhất định, chúng tuân theo các quy luật t−ơng đối sau đây:

- Tuổi thọ và sức sinh tr−ởng của cành giảm từ cấp cành thấp đến cấp cành cao. Cành cấp 1 có tuổi thọ lâu hơn cả.

- Phần trăm lộc mới ra trên cành giảm từ cấp cành cao đến cấp cành thấp.

- Tỷ lệ đậu quả hữu hiệu tăng cao theo cấp cành.

- Các cấp cành cao nở hoa tr−ớc rồi đến các cấp cành thấp,

- Số hạt trung bình trong một quả tăng từ cấp cành thấp đến cấp cành cao. Tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng tuân theo quy luật trên.

- Khả năng cất giữ, vận chuyển của quả tăng từ cấp cành thấp đến cấp cành cao. Quả ra trên các cấp cành thấp khả năng chịu cất giữ, vận chuyển kém hơn.

- Tỷ lệ sống của mắt ghép, cành giâm, cành chiết của cam tăng từ cấp cành thấp đến cấp cành cao.

Đây là những quy luật quan trọng để tác động các biện pháp kỹ thuật tạo hình, cắt tỉa, nhân giống và tạo giống đạt hiệu quả cao.

Cam thuộc chi Citrus, là loại quả t−ơi có giá trị dinh d−ỡng và giá trị sử dụng cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6 - 12% đ−ờng (chủ yếu là đ−ờng saccaroza), hàm l−ợng vitamin C có từ 40 - 90mg/100g t−ơi; các axit hữu cơ từ 0,4 - 1,2%, trong đó có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm [18].

Quả cam dùng để ăn t−ơi, làm mứt, chế n−ớc giải khát và chữa bệnh. Tinh dầu cất từ vỏ quả, lá, hoa đ−ợc dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Từ xa x−a, các loại quả thuộc chi Citrus đ8 đ−ợc dùng nhiều trong y học dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới.

ảnh 2.2Quả cam và sản phẩm n−ớc cam ép

2.1.2.2 Phân tích chu kỳ cho sản phẩm của cây cam

Cây cam sau trồng từ 3 - 4 năm mới cho sản phẩm thu hoạch tuỳ theo điều kiện của từng vùng trồng và ph−ơng pháp nhân giống. Giai đoạn đầu ch−a có sản phẩm, nếu có trồng xen thì thu hoạch các sản phẩm từ phần này.

Tại Bắc Quang, trong điều kiện trồng và chăm sóc bình th−ờng thì đến năm thứ 4 cam bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất trung bình ở tuổi này là 20 kg/cây. Mức này tăng dần lên qua các năm nh− sang tuổi 5 – 6 năng suất bình quân là 30 – 40 kg/cây, tuổi 8 – 12 đạt trung bình 40 – 50 kg/cây. Năng suất ổn định cho đến năm 12 tuổi, từ năm thứ 13 trở đi năng suất giảm dần. Vì vậy

việc phân bổ khấu hao của cây cam trong phạm vi luận văn này đ−ợc tính trong vòng 12 năm.

2.1.2.3 Đặc điểm về hiệu quả kinh tế sản xuất cam

Phân tích HQKT sản xuất cam trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra có những khó khăn:

- Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào:

+ Các t− liệu sản xuất đ−ợc sử dụng vào những quá trình sản xuất trong nhiều năm nh−ng không đồng đều, hơn nữa có loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Vì vậy việc khấu hao và phân bổ chi phí chỉ có tính t−ơng đối [11].

+ Các chi phí sản xuất chung nh− cơ sở hạ tầng, thông tin tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải đ−ợc hạch toán nh−ng thực tế không hoặc rất khó tính đ−ợc một cách cụ thể.

+ ảnh h−ởng của thị tr−ờng làm giá cả biến động, độ tr−ợt giá gây khó khăn trong việc xác định các loại chi phí sản xuất.

+ Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên (cả thuận lợi và khó khăn) tác động lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của nó. Việc xác định mức độ tác động của các yếu tố vẫn ch−a có ph−ơng pháp chuẩn xác.

+ Yêu cầu xác định các yếu tố đầu vào hay tính chi phí sản xuất bỏ ra cần đúng và đủ, để tính đ−ợc đúng trong quá trình tính th−ờng gặp một số khó khăn. - Những khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Các kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể l−ợng hoá để tính và so sánh trong thời gian và không gian cụ thể nào đó. Các kết quả về mặt x8 hội, môi tr−ờng sinh thái, độ phì của đất, khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng của từng vùng sản xuất thì không thể l−ợng hoá và không chỉ đ−ợc bộc lộ trong thời gian dài [11]. Đây là khó khăn trong việc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra.

Nh− vậy, HQKT sản xuất cam là một phạm trù phức tạp, nó bao hàm những vấn đề kinh tế, x8 hội và môi tr−ờng sinh thái. Cũng nh− các ngành sản

xuất vật chất khác, HQKT sản xuất cam phản ánh trình độ sử dụng và khai thác các nguồn lực (đất đai, sức lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật…) để đạt đ−ợc những mục tiêu kinh tế x8 hội nhất định. Tính phức tạp của HQKT sản xuất cam đ−ợc thể hiện bởi những đặc tr−ng sau:

- Cam là cây trồng dài ngày, bao gồm hai giai đoạn: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời gian kiến thiết cơ bản dài 4 năm, chỉ có chi phí mà ch−a thu lợi. Thời gian kinh doanh của cam dài với năng suất và sản l−ợng tăng dần, đến đỉnh cao lại giảm dần. Do vậy, đánh giá HQKT sản xuất cam đòi hỏi phải thu thập đ−ợc tài liệu trong thời gian dài.

- Sản xuất cam gắn liền với tạo và giải quyết công ăn việc làm, phân bố lại lực l−ợng lao động, thực hiện công tác định canh định c− và các vấn đề chính trị x8 hội ở nông thôn miền núi, vì thế xem xét hiệu quả sản xuất cam phải đặt trong mối quan hệ cả về HQKT và x8 hội với sự bền vững môi tr−ờng sinh thái.

- Cam là cây trồng đòi hỏi đầu t− thâm canh cao, chi phí sản xuất lớn, vì vậy không phải ai cũng có khả năng thâm canh tốt cây cam. Do đó đánh giá hiệu quả cũng phải căn cứ trên từng đối t−ợng và điều kiện kinh tế cụ thể.

Từ những đặc điểm đ8 nêu, khi đánh giá HQKT sản xuất cam phải trên những quan điểm đúng đắn, bằng những chỉ tiêu và ph−ơng pháp thích hợp.

2.1.2.4 Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam

HQKT là th−ớc đo quan trọng nhất, là cơ sở để xác định việc trồng cây gì, bao nhiêu và ở đâu thì có hiệu quả? Đây là nội dung rất có ý nghĩa đối với các nhà sản xuất kinh doanh, cụ thể là các hộ trồng cam. Sự biến động của giá cả cam trên thị tr−ờng tác động đến sản xuất và tiêu thụ cam của hộ nông dân, làm cho hiệu quả sản xuất cam luôn thay đổi. Từ đó, để đánh giá một cách đúng đắn và chính xác HQKT sản xuất cam cần nhất quán trên các quan điểm sau:

- Quan điểm đánh giá trên cơ sở coi trọng và khai thác tài nguyên đất đai, thời tiết khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động để sản xuất cam nh−ng không xem nhẹ nhu cầu của thị tr−ờng.

- Quan điểm đánh giá hiệu quả phải gắn kết giữa HQKT với hiệu quả x8 hội, hiệu quả về môi tr−ờng sinh thái.

- Quan điểm đánh giá HQKT của ng−ời sản xuất, đó là lợi ích mà ng−ời sản xuất đạt đ−ợc, kể cả lợi ích kinh tế và lợi ích x8 hội phải kết hợp một cách hài hoà trong lợi ích toàn ngành, toàn x8 hội.

- Quan điểm HQKT sản xuất cam phải dựa trên quan điểm sinh thái học, nằm trong mối quan hệ tổng hợp với các loại cây trồng khác, với các vấn đề bảo vệ môi tr−ờng sinh thái theo xu h−ớng phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển sản xuất cam theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

2.1.2.5 Các nhân tố ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam

Việc tính toán và phân tích HQKT của cây cam phải đ−ợc xem xét trong mối quan hệ của các nhân tố tự nhiên, biện pháp canh tác, kinh tế, tổ chức và x8 hội.

a) Nhóm nhân tố tự nhiên

Đó là điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí địa lý, địa hình đất đai, môi tr−ờng sinh thái. Những nhân tố này ảnh h−ởng đến thời kỳ vật hậu (sinh tr−ởng, ra hoa, đậu quả), năng suất và chất l−ợng sản phẩm cây cam đồng thời nó còn là những nhân tố cơ bản để dẫn đến quyết định đ−a ra định h−ớng đầu t− thâm canh hay lịch trình chăm sóc thu hoạch cam. Các yếu tố trên ảnh h−ởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của cây cam.

b) Nhóm biện pháp kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con ng−ời vào cây trồng (nh− chọn giống cam đ−a vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, ph−ơng thức trồng) tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:

- Giống cam: Từ tr−ớc đến nay, giống cam chủ yếu đ−ợc sản xuất bằng ph−ơng pháp chiết cành và hầu hết đ−ợc các hộ gia đình tự sản xuất nên chất l−ợng cây giống không đ−ợc kiểm soát, đảm bảo chất l−ợng. Do tâm lý sợ ảnh

h−ởng và tiếc những cây mẹ tốt nên hầu hết cây giống đều đ−ợc chiết từ những cây kém phát triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, đ8 làm giảm khả năng phát triển, sinh tr−ởng của cây khi trồng mới, sâu bệnh lan rộng, chất l−ợng giảm sút.

- Kỹ thuật chăm sóc: Là khâu tác động ảnh h−ởng không những năm đó mà còn ảnh h−ởng đến nhiều năm về sau. Quan sát thực tế trên v−ờn trong nhiều năm cho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật, đúng thời điểm thì số cành cho quả tăng đều nhau giữa các cành, tán có diện tích bề mặt rộng không có phần bị che lấp…

- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh, do vậy phòng trừ sâu bệnh đúng và kịp thời cây sẽ sinh tr−ởng và phát triển tốt, là cơ sở cho cây ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả. Nếu không làm tốt khâu này sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)