Kết quả nghiên cứu về cây cam và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 44 - 52)

2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả

2.2.2Kết quả nghiên cứu về cây cam và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam

cam trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.2.1 Kết quả nghiên cứu về cây cam và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam trên thế giới

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về cây cam đ8 đ−ợc công bố:

Tập thể các tác giả: A. Haury, A. Fouque, C.Moreuil, P. Soulez và J. F.Lichou (1978) nhận xét:

- ở khí hậu nhiệt đới trong các yếu tố ảnh h−ởng đến chất l−ợng quả cam, quýt thì c−ờng độ m−a trong hai tháng tr−ớc khi thu hoạch là yếu tố quan trọng nhất. Thời gian này hơi khô hoặc hơi m−a, chất l−ợng cam cũng đ−ợc nâng cao còn m−a nhiều quá thì hàm l−ợng chất khô hoà tan và axít bị giảm dẫn đến chất l−ợng giảm.

- Muốn nâng cao chất l−ợng quả cam phải tìm những giống chín vào thời kỳ sau thời kỳ khô từ 1 - 2 tháng. Tuy nhiên cũng có thể điều khiển thời kỳ nở hoa để quả chín vào thời kỳ thích hợp, hoặc lựa chọn những giống cam dựa vào chênh lệch nở hoa chín quả của chúng và dựa vào hàm l−ợng chất khô hoà tan và độ chua [2].

Theo tác giả Alxep (1970) so sánh điều kiện sinh thái của những vùng trồng cam trên thế giới đều kết luận: Vùng Hoa Nam (Quảng Đông - Trung Quốc) là nơi trồng cam thích hợp. Nhiệt độ bình quân 21oC các tháng cao nhất chỉ trong khoảng 26 - 28oC. L−ợng m−a trung bình năm 1.642,5 mm tập trung từ tháng 4 - 9, tháng 10 đến tháng 3 năm sau có m−a nh−ng rất ít (34,6 - 97,9mm) độ ẩm không khí trung bình năm 77% các tháng 5, 6, 7, 8 cao hơn (80%). Kết hợp với nhiệt độ cao thuận lợi cho việc tăng kích th−ớc quả. Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11 nhiệt độ hơi xuống thấp, kết hợp với khô hanh có tác dụng tốt đến tích luỹ chất dinh d−ỡng trong quả và hình thành các sắc tố anthoxyan làm m8 quả sáng đẹp [2].

Tác giả Miller (1951) cho rằng: Một vùng trồng cam tốt phải có nhiệt độ trung bình năm > 20oC, cao nhất không quá 40oC và thấp nhất không d−ới 5oC [2].

Theo tác giả Gandhi S. R (1963) cam có yêu cầu khí hậu khác nhau nhiều. Cam mọc tốt ở những vùng á nhiệt đới, khí hậu khô, có mùa hè và muà đông phân biệt rõ rệt và m−a ít. Cam mọc tốt ở nhiều loại đất, nh−ng tốt nhất là đất mịn trung bình hoặc nhẹ, đất cát hơi nặng hơn rất mẫn cảm với nồng độ muối và không thể chịu đ−ợc trong điều kiện ngập n−ớc trong một thời gian nào đó. Tầng dầy của đất phải trên 1 mét [2].

Theo tác giả Gonzales Sieilia (1968) quan sát ở các vùng Levante – Tây Ban Nha và ở Marốc cũng kết luận cam có 3 giai đoạn sinh tr−ởng chính trong năm: giai đoạn 1 cuối vụ đông đầu vụ xuân; giai đoạn 2 đầu mùa hè và cuối mùa thu; giai đoạn 3 có nh−ng không hữu hiệu [2].

Theo tác giả Mehedlidze (1967) lại thấy trong một năm cam có 4 giai đoạn sinh tr−ởng và chiều dài các đợt lộc ở các giai đoạn khác nhau: giai đoạn 1 (xuân) từ 5 – 15 cm; giai đoạn 2 (hè): 10 – 30 cm; giai đoạn 3 (thu): 5 – 20 cm; giai đoạn 4 (đông): 5 – 17 cm [2].

Khi nghiên cứu về HQKT, tác giả Singh R.B (1993) cho biết: ấn Độ là một n−ớc sản xuất nhiều quả và tiêu thụ phần lớn trong n−ớc, HQKT của một số loại cây ăn quả so với cây l−ơng thực, thực phẩm cao hơn rất nhiều.

Số liệu đ−ợc lấy ở các bang khác nhau, ở những năm khác nhau nên so sánh mang tính chất t−ơng đối. Qua số liệu trên cho thấy: cam có HQKT gấp 5,16 lần so với lúa và gấp 32,4 lần so với ngô [27].

Bảng 2.4 HQKT (lãi) của một số cây ăn quả chính so với cây l−ơng thực, thực phẩm (ở ấn Độ)

TT Cây trồng HQKT (Thu – Chi)

(Rupi) Bang

Năm lấy số liệu

1 Lúa 1.884 Punjab 1978 – 1979

2 Lúa n−ớc 209 Maharastra 1978 – 1979

3 Ngô 341 Himachal Pradesh 1975 - 1976

4 Lúa mì 340 Punjab 1979 – 1980

5 Đậu 526 Madhya Pradesh 1978 – 1979

6 Xoài 11.326 Punjab 1983 - 1984

7 Cam 9.529 Punjab 1983 - 1984

8 ổi 6.132 Punjab 1983 - 1984

9 Táo 11.326 Mumachal 1983 - 1984

2.2.2.2 Kết quả nghiên cứu về cây cam và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam ở Việt Nam

ở Việt Nam nhiều nhà khoa học đ8 có công trình nghiên cứu về cây cam và HQKT cây cam.

Công tác nghiên cứu cam ở Việt Nam có từ những năm tr−ớc cách mạng tháng 8 năm 1945, với những tác giả đầu tiền là G. Fronton, Bùi Huy Đáp, Nguyễn Văn Quyền. Những nghiên cứu trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào công tác điều tra, thu thập, phát hiện các giống quý, b−ớc đầu nghiên cứu ảnh h−ởng của một số yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, l−ợng m−a) đến sinh tr−ởng, năng suất, phẩm chất quả của các giống cam quýt trong n−ớc và tập đoàn giống nhập nội [2].

- Về giống: Theo các tác giả G. Fronton, Bùi Huy Đáp, Nguyễn Văn

Quyền ở Việt Nam gồm có 34 giống cam, trong đó có 19 giống nhập nội từ Mỹ hoặc từ các n−ớc vùng Địa Trung Hải; 15 giống trong n−ớc, có những giống hiện nay vẫn đ−ợc trồng phổ biến nh−: cam Bố Hạ, cam X8 Đoài, cam sành Hà Giang ….[2]. Tác giả Trần Thế Tục (1977) đánh giá: ngoài các giống đ−ợc trồng trọt lâu đời ở n−ớc ta, giống cam Navel có những −u điểm v−ợt trội về phẩm chất, tính chống chịu, thời gian chín quả sớm nh−ng năng suất thấp có thể nghiên cứu chọn lọc hoặc làm vật liệu lai tạo với các giống địa ph−ơng. Các giống có nguồn gốc khu IV (sông Con, X8 Đoài) có thể đ−a về trồng ở phía Bắc vẫn đảm bảo năng suất cao và có chất l−ợng tốt hơn do tránh đ−ợc m−a muộn cuối mùa. Ng−ợc lại, giống cam sành Bố Hạ, khi đ−a vào miền trung vẫn đảm bảo phẩm chất và khả năng sinh tr−ởng, phát triển tốt hơn so với nơi nguyên thuỷ [2]. Tác giả Hoàng Ngọc Thuận (1985) qua điều tra trong sản xuất đ8 phát hiện giống cam khuyên (tên địa ph−ơng) có năng suất cao, chất l−ợng tốt, có thể chọn lọc và phổ biến trong sản xuất đại trà [2]. Các tác giả Lâm Quang Phổ, Nguyễn Công Trử, Nguyễn Xuân Hải (1980) theo dõi, so sánh 36 giống cam nhập nội và trong n−ớc, kết luận: Các giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

địa ph−ơng X8 Đoài, Sông Con, Vân Du có khả năng sinh tr−ởng tốt, năng suất cao ở nhiều vùng trồng trọt [2]. Các tác giả Nguyễn Thị Chắt, Nguyễn Đình Tuệ (1985) khảo nghiệm các giống cam nhập nội: Valencia Orlinda, Valencia Campbell và Hamlin ở 3 vùng sinh thái khác nhau là Phú Hộ (Phú Thọ), Sông Bôi (Hoà Bình) và Phủ Quỳ (Nghệ An) kết luận: Giống chín muộn Valencia Orlinda thích hợp với điều kiện sinh thái khí hậu Việt Nam, có thể bổ sung vào vào cơ cấu giống hiện có, kéo dại thời gian thu hoạch [2]. Các tác giả Lê Quang Hạnh, Lê Đình Sơn, Lê Đình Định (1993) khảo sát một số đặc tính sinh vật học của giống cam bù (Hà Tĩnh) cho biết: Cam bù là một giống chín rất muộn (tháng 2, 3 d−ơng lịch), muộn hơn cả giống cam Valencia nhập nội, thích hợp với nhiều loại đất nên thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng cam ở các tỉnh Trung du và miền núi. Quả cam bù có thể xuất khẩu hoặc cho công nghệ xiro quả [2].

- Về đất và điều kiện tự nhiên: Các tác giả Trần Văn Năm, Lâm Quang

Phổ (1980) khảo sát mối quan hệ giữa đặc tính vật lý đất với năng suất cam cho rằng độ chua trao đổi và độ dày tầng đất có ảnh h−ởng t−ơng đối rõ. Đất phù sa cổ là đất thích hợp với cây cam [2]. Tác giả Phạm Quang Lộc (1975) nhận xét: trong điều kiện thâm canh trung bình, v−ờn cam có độ dày tầng đất trên 100 cm có thể cho sản l−ợng ổn định 10 - 12 vụ, đất dày 40 – 50 cm chỉ cho thu hoạch 6 – 7 vụ, sớm có hiện t−ợng già cỗi tàn lụi [2]. Tác giả Đoàn Triệu Nhạn, Nguyễn Trí Chiêm (1975) nghiên cứu diễn biến một số đặc tính lý hoá ở đất Bazan trồng cam có nhận xét: Sau một thời gian trồng trọt, hàm l−ợng dinh d−ỡng, tr−ớc hết là mùn bị giảm sút nhanh chóng [2]. Tác giả Lê Đình Sơn (1980) đề cập đến hai quá trình đồng thời xảy ra trong đất trồng cam vùng Phủ Quỳ khẳng định chiều h−ớng thoái hoá mạnh mẽ hơn xu thế thuộc hoá, dẫn đến tình trạng đất bị nghèo kiệt ảnh h−ởng tới tuổi thọ của cây [2]. Tác giả Lê Đình Định (1968, 1975) nghiên cứu tình hình dinh d−ỡng đất trồng cam ở chu kỳ 1 của một số loại đất chính vùng Phủ Quỳ kết luận: Giữ gìn và

nâng cao hàm l−ợng chất hữu cơ cho đất trồng cam là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, phải coi trọng việc bón phân hữu cơ ngay từ khi trồng mới; sử dụng phân khoáng là cần thiết song cần chú ý đến việc dùng các loại phân sinh lý chua, thí dụ nh− bón nhiều năm bằng một loại phân Supe, nên thay bằng phân lân nung chảy, đồng thời phải sử dụng vôi để tạo đất hàng năm; lân, đặc biệt là lân dễ tiêu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của đất trồng cây lâu năm trên đồi nói chung và đất trồng cam nói riêng [2]. Tác giả Vũ Mạnh Hải (1989) nghiên cứu tiềm năng trồng cam vùng Phù Quỳ kết luận: Năng suất không phụ thuộc vào chủng loại đất mà chỉ quan hệ đến một số yếu tố dinh d−ỡng trong đất, trong đó hàm l−ợng mùn và kali tổng số có quan hệ thuận, còn đạm tổng số và lân dễ tiêu quan hệ nghịch [2].

- Về kỹ thuật: Tác giả Lâm Quang Phổ (1967) Nghiên cứu quy luật ra cành, tình hình ra hoa đậu quả và mâu thuẫn giữa sinh tr−ởng và phát dục của 2 giống cam Bố Hạ và X8 Đoài nhận xét: Đối với cam cành vụ xuân chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng l−ợng cành cả năm và có xu h−ớng t−ng dần theo tuổi cam. Nguồn gốc của cành xuân phức tạp, song về tỷ lệ thì cành xuân phát sinh nhiều nhất trên cành hè và thu năm tr−ớc. Cành hè phát sinh ngay trên cành xuân cùng năm. Khi cây mang quả (tuổi càng lớn) cành hè giảm. Nếu cành hè giảm thì cành thu phát sinh trên cành xuân là chính. Cành vụ đông không đang kể nhất là khi cây lớn tuổi. Thời kỳ ra từng đợt cành có liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ, ẩm độ của địa ph−ơng. Các đợt cành th−a dần khi tuổi cam càng lớn và khi đi vào sản xuất ổn định cây cam chỉ còn hai đợt cành chủ yếu là xuân và thu. Cành thu so với tổng cành chiếm 14,4 - 15% những cành quả chủ yếu phát sinh trên cành thu, chiếm tới 85%. Có sự mâu thuẫn nhất định giữa nuôi cành và nuôi quả. Mâu thuẫn này nảy sinh từ vụ xuân, thực hiện các biện pháp kỹ thuật là để lập lại cân đối giữa cành và quả trong vụ hè nhằm bảo vệ quả là chính và trong vụ thu nuôi lộc để có cành dự trữ năm sau [2]. Tác giả Nguyễn Xuân Hải (1980) nghiên cứu tổ hợp gốc ghép cho cam có nhận xét:

các loại b−ởi, cam voi đều có khả năng làm gốc ghép tốt với −u thế sinh tr−ởng khoẻ, nh−ng lại bị sâu hại phá nặng, đặc biệt là sâu vẽ bùa trong thời kỳ v−ờn −ơm [2]. Tác giả Phạm Thừa (1977) cho rằng: các giống cam chanh ghép trên cành có tốc độ sinh tr−ởng mạnh, phân cành tốt, mức độ sâu bệnh sau khi ghép có chiều h−ớng giảm [2]. Tác giả Hoàng Ngọc Thuận, Phạm Thị H−ơng và cộng tác viên nghiên cứu một số gốc ghép cam quýt nhân bằng cành, kết luận: Chanh đào, chanh Lime có thể nhân bằng ph−ơng pháp vô tính để làm gốc ghép cho cam [2]. Tác giả Trần Thế Tục nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ cam trên một số loại đất ở vùng Phủ Quỳ – Nghệ An nhận xét: Trên 3 loại đất trồng cam là đất Bazan, đất phiến thạch, đất dốc tụ thì thấy trên đất Bazan rễ cam ăn xa và sâu nhất. Bộ rễ cam thuộc loại ăn nông và −a thoáng. Trên nhiều loại đất rễ tập trung phân bổ ở lớp đất từ 0 – 40 cm, trên đất Bazan rễ tập trung ở 0 – 60 cm. Cùng trồng trên 1loại đất và có cùng một chế độ chăm sóc, các giống cam khác nhau có sự phân bổ bộ rễ khác nhau. Giống cam có bộ tán khoẻ t−ơng ứng, còn bộ rễ phát triển tốt và ng−ợc lại [2]. Theo tác giả Phan Quốc Sủng, Phan Bá (1974) nghiên cứu hiện t−ợng cam xốp ở các nông tr−ờng vùng Phủ Quỳ cho rằng: Hiện t−ợng này có nguyên nhân phức tạp: tác động của sâu hại, tình trạng sinh lý của cây, tình hình sinh d−ỡng trong đất, giống cây và gốc ghép, các yếu tố lân, vôi…Biện pháp ngăn ngừa hiện t−ợng cam xốp có hiệu quả là bón phân đầy đủ và cân đối chú trọng đến lân và vôi, tăng hàm l−ợng mùn để tăng khả năng hấp thụ…[2].

Nghiên cứu về HQKT sản xuất cam ở Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu:

- Theo tác giả Vũ Công Hậu (1996): Tr−ớc hết phải khẳng định trồng cây ăn quả có HQKT lớn hơn so với trồng nhiều cây khác. Một số công trình điều tra cho thấy hiện nay thu nhập về cây ăn trái gấp 2 – 4 lần so với trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích. Chính nhờ quả bán đ−ợc giá cao nên phong trào trồng cây ăn trái đang lên mạnh và xu h−ớng này còn có thể kéo dài khi

tính hình kinh tế ngày càng đ−ợc cải thiện, vấn đề an ninh l−ơng thực đ8 đ−ợc bảo đảm [9].

- Nghiên cứu về HQKT cây ăn quả trên đất v−ờn đồi, các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (1995) đ8 có kết luận: Các tỉnh trồng nhiều cam quýt là các tỉnh vùng đồng bằng Cửu Long: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp chiếm 88% diện tích và sản l−ợng của vùng. ở

đây có tập đoàn giống loài cam, quýt rất phong phú nh−: cam chanh, cam sành, quýt…Cam ở Nam bộ trái lớn, h−ơng vị tuyệt hảo v−ợt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Trong các loại cây trồng quýt cho HQKT cao nhất, l8i thuần 82,4 triệu đồng/ha/năm; cam l8i thuần 54,6 triệu đồng/ha/năm; chanh 43,7 triệu đồng/ha/năm [20].

- Theo Sơn Nam (1967) trong cuốn sách “Đồng bằng sông Cửu Long hay văn minh miệt v−ờn” viết “Một mẫu v−ờn dừa bằng 5 mẫu ruộng, 1 mẫu v−ờn cam quýt chăm sóc kỹ l−ỡng huê lợi bằng 10 mẫu v−ờn dừa” [12].

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 44 - 52)