a. Đặc điểm bao thể khoáng vật
Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, cộng với các kết quả của một số tác giả khác
[], đã xác lập đợc trong ruby, saphia Lục Yên và Quỳ Châu có các bao thể khoáng vật sau đây []:
Trong ruby, saphia Lục Yên (độ phổ biến giảm dần): canxit, rutin, apatit, spinen, zircon, corinđon, pirotin, graphit, bơmit, hematit, phlogopit, muscovit, hecxynit, tuamalin...
Trong ruby, saphia Quỳ Châu: apatit, bơmit, phlogopit, zircon, canxit, rutin, monazit...
Những bao thể khoáng vật điển hình, có ảnh hởng nhiều nhất đến độ tinh khiết của ruby, saphia Lục Yên – Quỳ Châu là:
-Canxit: Là một trong những bao thể phổ biến nhất trong ruby, saphia Lục Yên và Quỳ Châu, gặp dới các dạng khác nhau (đẳng thớc, tròn, bầu dục, méo mó hoặc có hình dạng tinh thể rõ ràng), kích cỡ khác nhau, không mầu hoặc mầu trắng. Các bao thể canxit thờng đi cùng các bao thể zircon, corinđon, apatit, rutin. Sự phổ biến của bao thể canxit đặc trng cho ruby, saphia thành tạo trong các đá cacbonat (đá hoa).
-Rutin: Cũng là một trong những bao thể phổ biến nhất trong ruby, saphia Lục Yên-Quỳ Châu. Bao thể này có thể tồn tại dới dạng các tinh thể lăng trụ hoàn chỉnh mầu vàng nâu (bao thể nguyên sinh) hoặc các tinh thể kim que rất nhỏ không mầu hoặc mầu trắng (bao thể thứ sinh) tạo thành do sự phá huỷ dung dịch cứng. Loại rutin thứ sinh là nguyên nhân gây ra hiện tợng ánh lụa, màng mây, màng sữa, màng cháo rất phổ biến trong ruby, saphia Lục Yên – Quỳ Châu, ảnh hởng đáng kể đến độ tinh khiết của
chúng. Để giảm bớt hiện tợng này, tức là làm tăng độ tinh khiết của ruby, saphia, ngời ta áp dụng công nghệ xử lý nhiệt thích hợp.
-Apatit: Bao thể apatit gặp trong cả ruby, saphia Lục Yên và Quỳ Châu nhng phổ biến hơn trong corinđon Lục Yên. Thờng có dạng tinh thể lăng trụ sau phơng hoàn chỉnh, mầu vàng nhạt hoặc không mầu, trong suốt.
-Zircon: Bao thể ziron thờng rất phổ biến cho cả 2 mỏ và thờng đặc trng bởi các riềm phóng xạ bao quanh bao thể, những bao thể zircon này thờng có dạng tròn cạnh, điều này chứng tỏ chúng là các bao thể tiền sinh và liên quan tới các đá biến chất cao của khu vực đó là phức hệ sông Hồng (Lục Yên) và hệ tầng Bù Khạng (Quỳ Châu). Bên cạnh đó ta còn gặp các bao thể zircon tơng đối tự hình và đẳng thớc có lẽ chúng liên quan tới các khối xâm nhập granit trong vùng.
-Corinđon: Cũng là một bao thể khá phổ biến trong vùng nghiên cứu, thờng gặp dới dạng tinh thể khá hoàn chỉnh hoặc hình dạng không rõ ràng với ranh giới bị gặm mòn. Bao thể corinđon hay đi kèm các bao thể canxit, rutin.
-Phlogopit: Bao thể phlogopit phổ biến trong ruby, saphia Quỳ Châu hơn Lục Yên. Chúng thờng tồn tại dới dạng tấm, mầu vàng nâu khá đặc trng, phân bố rời rạc hoặc tập trung thành đám.
So với Lục Yên thì ruby, saphia Quỳ Châu có chủng loại bao thể ít hơn.
b. Các khe nứt, các mặt nứt, các khoảng trống, vết nứt vỡ chứa các bao thể lỏng và khí-lỏng.
Mức độ phổ biến kém hơn so với các bao thể khoáng vật nhng bắt gặp cũng khá thờng xuyên. Trong số này có ảnh hởng nhiều nhất đến độ tinh khiết (độ trong suốt) là các bao thể dạng vân tay (bao thể lỏng và khí lỏng), các khe nứt kích cỡ khác nhau (đợc lấp đầy hoặc không bị lấp đầy), các tinh thể âm...
c. Các dấu hiệu sinh trởng
Trong số các dấu hiệu độ tinh khiết thì các dấu hiệu sinh trởng trong ruby, saphia Lục Yên – Quỳ Châu ít ảnh hởng đến độ tinh khiết của chúng nhất.
Kết quả nghiên cứu cho phép ghi nhận các dấu hiệu sinh trởng thờng quan sát thấy trong ruby, saphia Lục Yên và Quỳ Châu chủ yếu là các đờng sinh trởng thẳng
Cũng giống nh ruby Mogok (Myanma) một dạng sinh trởng khác cũng hay gặp đó là sinh trởng xoắn. Dấu hiệu này cho thấy sự thay đổi đột ngột điều kiện của môi tr- ờng kết tinh làm cho tinh thể phát triển các mặt không đều hoặc dẫn đến sự không đồng nhất về mặt quang học.
So với ruby, saphia các nớc trên thế giới thì các dấu hiệu độ tinh khiết (đặc điểm bên trong) của corinđon Lục Yên, Quỳ Châu khá giống với ruby, saphia Myanma (các hình từ 5.2 đến 5.9 và bảng 5.6).
Hình 5.2. Các bao thể apatit, zircon và rutin trong corinđon Lục Yên
Hình 5.3. Bao thể apatit tiền sinh trong ruby Lục Yên
Hình 5.4. Bao thể canxit và apatit đồng
sinh trong ruby Quỳ Châu
Hình 5.5. Dấu hiệu sinh trởng xoắn trong corinđon Quỳ Châu
Hình 5.6. Các bao thể phlogopit, zircon và bao thể dạng vân tay trong corinđon
Lục Yên
Hình 5.7. Các bao thể bơmit phân bố dọc theo các song tinh đa hợp trong
ruby Lục Yên
Hình 5.8. Các bao thể rutin dạng tinh thể lăng trụ trong corinđon Lục Yên
Hình.5.9. Các bao thể dới dạng dám mây mầu trắng sữa trong ruby
Bảng 5.6. So sánh các dấu hiệu độ tinh khiết trong ruby, saphia Lục Yên-Quỳ Châu và các nớc
Nớc Dấu hiệu
Lục Yên-
Quỳ Châu Thái Lan Sri Lanka Myanm
a Cambodia Bao thể khoáng vật Apatit + + + + + Bơmit + + + + Brukit + Canxit + + + Chancopirit + + + Corinđon + + Điaspo + Điopxit + + Đolomit + + Fecgusonit + Flogopit + + Granat + + Graphit + + + Hematit + + Hocblen + + Inmenit + Mica + + Monazit + Niobit + Olivin + +
Pirit +
Piroclo +
Pirotin + + + +
Plagiocla + +
Rutin nguyên sinh + + + +
Sfalerit + Sợi rutin + + + Sphen + Spinen + + + Thorit + Tuamalin + Uraninit + Zircon + + + Các khe nứt, mặt nứt, vết vỡ Bao thể lỏng + + + +
Bao thể vân tay + + + + +
Tinh thể âm + + + + +
Các vết nứt, vỡ + + + + +
Các dấu hiệu sinh trởng
Đới màu + + + + +
Song tinh + + + +