Các nguồn vốn khác.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 96 - 103)

III – Nhóm các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản

1.6.3.Các nguồn vốn khác.

- Tín dụng thương mại đáp ứng đủ nhu cầu vay của các thành phần kinh tế thực hiện các dự án phát triển các khu NTTS tập trung, vốn vay sản xuất cho phát triển NTTS, sản xuất và kinh doanh giống, sản xuất kinh doanh thức ăn và các loại hoa chất, vi sinh, thuốc ngư y phục vụ NTTS.

- Ưu tiên vốn tín dụng lãi suất thấp từ các quỹ xoá đói giảm nghèo, từ ngân hàng chính sách cho các hội quần chúng, phụ nữ tham gia phát triển NTTS ở các hồ chứa, trên sông suối, NTTS ở các ao hồ nhỏ gia đình, làm giống thuỷ sản quy mô nhỏ, làm cá cảnh thương mại nhỏ.

- Lập quỹ hỗ trợ các gia đình nghèo phát triển NTTS.

ngoài FDI vào lĩnh vực NTTS và sản xuất giông, các dự án hỗ trợ phát triển ODA và các dự án AIT..tư vấn trợ giúp kỹ thuật, tư vấn đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ về NTTS.

-Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để phát triển các ao nuôi, mua sắm và các trang thiết bị kỹ thuật, các chi phí thường xuyên và lưu động, đầu tư kinh doanh các dịch vụ và thương mại phục vụ NTTS.

Nhóm giải pháp về xã hội:

2.1.Giải pháp về tăng cường thể chế quản lý, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức và tổ chức sản xuất NTTS.

- Lấy quy hoạch là công cụ chủ yếu để quản lý sự phát triển của NTTS. - Thực hiện việc xây dựng quy hoạch nuôi thuỷ sản gắn kết với quy hoạch phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và phát triển các vùng lưu vực sông, vùng bờ biển, các hồ chứa trong một phương thức quản lý chung gọi là quản lý tổng hợp vùng.

- Tăng cường hiệu lực của việc tuân thủ các luật lệ, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ và quản lý về NTTS và môi trường thông qua việc tổ chức các hình thức tự quản lý, tăng cường đội ngũ thang tra và kiểm soát viên và hệ thống quan trắc NTTS.

- Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và việc sử dụng các loại thuốc ngự y, đặc biệt là các loại kháng sinh, các chất vi sinh…dùng trong NTTS. Xây dựng và thực hành rộng rãi tiêu chuẩn nuôi sạch bệnh.

- Thực hiện triệt để việc áp dụng vùng nuôi tập trung thâm canh có điều kiện, các cam kết chấp hành quy hoạch và quy định về vệ sinh môi trường vùng nuôi trồng.

- Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường các vùng, các dự án phát triển NTTS, thực hiện nghiêm các quy định về khảo/thử

nghiệm khi nhập và phát triển các loài ngoại lai vào VIệt Nam.

- Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Nhanh chóng áp dụng và thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu cho hoạt động NTTS, áp dụng luật chi trả chi phí sử dụng nguồn nước và môi trường đối với NTTS.

- Thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý, khuyến khích cán bộ kỹ thuật NTTS yên tâm công tác ở vùng sâu, vùng xa.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về NTTS: Kiện toàn tổ chức Chi cục NTTS ở cấp tỉnh,huyện tổ chức cán bộ quản lý phát triển NTTS, cấp xã có cán bộ theo dõi thuỷ sản.

- Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành và quy hoạch phát triển NTTS của từng tỉnh, các Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo quy hoạch, các quy chế quản lý, quy định các điều kiện phát triển NTTS của địa phương, quản lý tốt chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, kêu gọi đầu tư phát triển, thông tin nhiều chiều về NTTS., chế biến XK, giá cả thị trường và xu thế phát triển, thực hiện công khai minh bạch tới các cộng đồng để người dân chủ động trong phát triển NTTS.

- Phát triển các tổ chức : Chi hội nghề cá, Chi hội Nuôi thuỷ sản, nâng cao vai trò quản lý cộng đồng để có thể huy động sức dân giúp đỡ nhau trong sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thuỷ sản ở địa phương.

- Khuyến khích sản xuất theo quy mô trang trại, xây dựng Tổ hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, xây dựng mới liên kết quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu.

bằng biện pháp bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành. Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động quản lý nhà nước của Sở NN&PTNN và các đơn vị trực thuộc . Tăng cường cán bộ quản lý cho cấp huyện, mỗi huyện, thành phố ven biển cần bố trí 3 cán bộ phụ trách thuỷ sản, các huyện miền núi bố trí 1-2 cán bộ NTTS.

- Tăng cường phối hợp đồng bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển NTTS với các lĩnh vực hoạt động khác của kinh tế nông nghiệp nông thôn.

2.2. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

Lực lượng cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao hiện nay của ngành NTTS còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời gian tới vì vậy việc đào tạo cán bộ kỹ thuật nhất là cán bộ có chuyên môn cao là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và chất lượng của phát triển. Việc đào tạo cán bộ kỹ thuật cần tập trung vào các hướng sau:

- Đào tạo cán bộ trên đai học gồm tiến sỹ, thạc sỹ có chuyên môn sâu về các lĩnh vực phục vụ phát triển NTTS, hình thức đào tạo có thể là ở trong nước hoặc nước ngoài. Chương trình cần có các biện pháp hỗ trợ và tạo kinh phí đào tạo chuyên gia về lĩnh vực này.

- Tăng cường năng lực các trường đào tạo nhân lực các cấp về NTTS, cả về phương diện dạy học, đào tạo nâng cao năng lực giáo viên, cơ sở hạ tầng trước lớp, thí nghiệm, thực tập và điều kiện ăn ở của sinh viên.

- Hỗ trợ ngân sách đào tạo người địa phương thành các cán bộ kỹ thuật NTTS về làm công tác khuyến ngư hoặc phát triển và quản lý NTTS tại địa phương đối với các vùng sâu, vùng xa.

- Đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại đề cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật nuôi trồng tại cơ sở. Hình thức đào tạo lại nên theo hướng đào tạo ngắn

hạn và trung hạn tuỳ theo đối tượng đào tạo. Ngoài ra, cần tổ chức thêm các khoá tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật sản xuất giống, năng cao ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi.

2.3. Mở rộng quan hợp tác quốc tế.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về trao đổi nguồn gen, công nghệ nuôi và sản xuất giống, nhập những công nghệ sản xuất giống tiên tiến, nhập đối tượng nuôi mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống mới, xử lý chất thải, cải tạo môi trường, và phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao nguồn lực cho phát triển NTTS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư NTTS, sản xuất giống thuỷ sản, sản xuất thức ăn công nghiệp, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

- Khuyến khích người nước ngoài đầu tư phát triển NTTS ở Việt Nam và người Việt Nam đầu tư phát triển NTTS ở nước ngoài.

- Tranh thủ nguồn tài trợ của nước ngoài và tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp phát triển NTTS, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực: sinh sản nhân tạo, di truyền, chọn giống, chuyển đổi giới tính một số giống loài quý, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường và tăng cường năng lực cho ngành NTTS.

Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường:

Để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững thì công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các biện pháp, các quy chế kiểm soát sự ô nhiễm môi trường ... cần phải đặt ra hàng đầu. Một số giải pháp môi trường như sau:

3.1. Công tác quy hoạch:

động vật thủy hải sản khác, nhằm bảo vệ sinh thái và môi trường ven biển, chống ô nhiễm môi trường và quản lý bệnh dễ dàng.

3.2. Công tác quản lý :

Thực hiện phân cấp quản lý các cấp: Tỉnh - Huyện, Xã – Thôn - Hội... nuôi trồng thủy sản và xây dựng quy chế cùng nhau quản lý giữa người dân và Nhà nước nguồn tài nguyên và môi trường ngay tại địa phương.

- Xây dựng các trạm quan trắc biển, môi trường nuôi trồng thủy sản thường xuyên. Tiến hành liên tục việc đánh giá tác động môi trường cho từng cơ sở sản xuất, dịch vụ để từ đó kịp thời đề ra biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

- Đẩy mạnh công tác thú y phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

- Tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra, phân loại các trại sản xuất, có bể xử lý nước thải.

- Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực thuộc môi trường nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất NTTS, công nghệ NTTS ít rủi ro...

- Tăng cường công tác giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng.

- Tăng cường công tác khuyến ngư, cập nhật các kỹ thuật mới, công nghệ mới cho ngư dân.

- Tăng cường công tác kiểm dịch, dự báo dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh.

- Ra sức bảo vệ, khôi phục và tái tạo lại rừng nhập mặn ven biển, tái tạo sinh thái ven biển.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành sản xuất có năng lực, đào tạo công nhân lành nghề cho các cơ sở sản xuất bằng hình thức dài hạn, ngắn hạn, tập trung, không tập trung ... một cách có hệ thống.

3.3. Bảo vệ môi trường nước:

Tập trung quan tâm đến bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản nước mặn ven biển, bảo vệ môi trường trong các trang trại vùng sản xuất nuôi trồng kinh tế hộ, bảo vệ môi trường nuôi thủy sản trên sông rạch... nhằm giải quyết vấn đề cấp và thoát nước trong nuôi trồng thủy sản. Quản lý và xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản, các vật tư hóa chất, các chế phẩm hóa học và sinh học sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.

Đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt: cần tập trung quản lý chất lượng

nước nuôi trồng thủy sản, quản lý các mô hình phát triển nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ứng dụng các mô hình công nghệ xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản thích hợp như: xử lý chất thải bùn thải, xử lý khử trùng nước thải trước lúc thải ra... đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Tập trung xử lý chất thải triệt để ở các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, nuôi cá bè trên sông rạch, quản lý chặt chẽ dịch hại tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.

Đối với nuôi trồng thủy sản nước mặn: ven biển cần tập trung giải quyết: Tập trung cần có giải pháp quản lý cộng đồng đối với vấn đề ngăn chặn các hành vi thải chất thải nước thải nhiễm bệnh trong các ao nuôi có dịch bệnh ra môi trường nước sông rạch làm tổn thất cộng đồng ngườidân NTTS trong khu vực

Tăng cường giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh. Từ đó, có các giải pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Quản lý chặt chẽ nguồn vật tư hóa chất cung ứng

trên thị trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản theo quy định của nhà nước. Quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng cung ứng cho thị trường chế biến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 96 - 103)