Quy hoạch của ngành không theo kịp tốc độ phát triển:

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 66 - 68)

II I Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian vừa qua

2.2.1.Quy hoạch của ngành không theo kịp tốc độ phát triển:

2. Nguyên nhân

2.2.1.Quy hoạch của ngành không theo kịp tốc độ phát triển:

Việc xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản, các vùng nuôi thuỷ sản tập trung còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tính khả thi của một số qui hoạch chưa cao. Quy hoạch các nhóm sản phẩm chủ lực mới đang triển khai xây dựng

- Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch theo còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương, quy hoạch không căn cứ vào tiềm năng diệc tích, đối tượng nuôi, khả năng tiêu thụ sản phẩm và vấn đề cung/ cầu, quy hoạch chi tiết ở các địa phương thường tiến hành trước các quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng.

- Sự hạn chế bởi các chính sách hạn điền và sử dụng đất đai, thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển , việc quản lý môi trường sinh thái, vẫn đề chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm …đã có tác động lớn đến hình thành các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc định hướng và khuyến khích phát triển NTTS hàng hoá.

sản tập trung còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tính khả thi của một số quy hoạch chưa cao. Quy hoạch các nhóm sản phẩm chủ lực đến nay mới đang triển khai xây dựng.

- Vấn đề kinh phí dành cho quy hoạch chưa đủ đảm bảo để xây dựng quy hoạch đúng với yêu cầu. Khi không thực hiện được những bước cần thiết, không đảm bảo hài hoà với các ngành kinh tế khác, dẫn đến chất lượng quy hoạch thấp. Quá trình xây dựng quy hoạch đã không xác định các đối tượng ưu tiên, vùng ưu tiên để tập trung nguồn nhân lực làm quy hoạch trước, nên quy hoạch đi sau sự phát triển. Việc lập dự án quy mô vùng hoặc liên vùng chưa được quan tâm đúng mức và kịp thời.

- Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch còn yếu kém. Việc giám sát thực hiện quy hoạch chưa tốt hoặc không tổ chức giám sát. Các quyết định phát triển NTTS cũng như phát triển các ngành kinh tế khác không tôn trọng quy hoạch đã được duyệt, nảy sinh mâu thẫu về kinh tế xã hội trong cộng đồng. Chưa có đủ các công cụ và chế tài pháp luật để đảm bảo quy hoạch NTTS được thực thi.

- Mặt khác, do yêu cầu bức xúc của thị trường, sự chuyển dịch cơ cấu trong NTTS diễn ra quá nhanh dẫn đến tình trạng phát triển NTTS ồ ạt tự phát ở nhiều địa phương. Quy hoạch đi sau sự phát triển nên không phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô đối với hoạt động sản xuất. Nhiều dự án của địa phương được phê duyệt trong khi chưa có quy hoạch dẫn đến tình trạng dự án không mang lại hiệu quả như mong đợi. Đến nay, nhiều tỉnh vẫn chưa hoàn thành công tác quy hoạch phát triển NTTS, việc điều chỉnh quy hoạch còn chậm, công tác phối hợp giữa các tổ chức, các ngành chưa tốt dẫn đến tình trạng dự án không mang lại hiệu quả như mong đợi. Đến nay, nhiều tỉnh vẫn chưa hoàn thành công tác quy hoạch phát triển NTTS, việc điều chỉnh quy hoạch còn chậm, công tác phối hợp giữa các tổ chức, các ngành chưa tốt dẫn đến tính ổn

định của quy hoạch chưa cao, việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch chưa nghiêm và chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 66 - 68)