Cơ sở của các giải pháp phát triển bền vững NTTS.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 82 - 87)

1. Dự báo các xu thế phát triển NTTS nội địa và trên thế giới đến năm 2020.

1.1. Dự báo các biến động giá sản phẩm thuỷ sản trên thế giới đến năm 2020.

Do sự phát triển mạnh mẽ của NTTS cả về số lượng và chủng loại nên giá cả sản phẩm từ NTTS trên toàn cầu có xu thế giảm dần, cũng như việc tiếp cận với sản phẩm thuỷ sản trở nên dễ dàng hơn. Cũng giống như mọi loại hàng hoá trong cơ chế thị trường, giá cả các hàng hoá luôn biến động theo các biến động của nền kinh tế thế giới theo các quy luật cung cầu, nhất là quy luật E.Engenl vế sự biến động cùa giá cả các mặt hàng thiết yếu.

- Chiều hướng giảm giá trên một đơn vị sản phẩm cũng diễn ra với cả các sản phẩm nuôi trồng thấp cấp hơn.

- Giá cả hàng hoá thuỷ sản từ nuôi trồng trên thị trường thế giới đến năm 2020 vẫn cứ có chiều hướng gia tăng, nhất là đối với các sản phẩm có giá trị cao.

Bảng 7 : Dự báo về sự thay đổi giá các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới năm 2020 so với năm 1997. Đơn vị: % Các mặt hàng thuỷ sản và thực phẩm chủ yếu

Dự báo biến động giá năm 2020 so với năm 1997 Kịch bản cơ bản (1) Mở rộng NTTS nhanh hơn (2) Nghề cá của Trung Quốc phát triển chậm lại (3) Sản xuất dầu và bột cá vẫn hiệu quả (4) Phát triển NTTS chậm đi (5) Môi trường sinh thái giám sát (6) Các loại thuỷ sản thực phẩm cấp thấp 6 -12 6 5 25 35 Các loại SP từ cá giá trị cao 15 9 16 14 19 69 Giáp xác 16 4 19 15 26 70 Nhuyễn thể 4 -16 3 3 25 26 Bột cá 18 42 21 -16 0 134 Dầu cá 18 50 18 -5 -4 128 Thịt bò -3 -5 -3 -4 -2 1 Thịt lợn -3 -4 -2 -3 -1 4 Thịtgia cầm -2 -5 -2 -3 0 7 Rau quả -1 3 0 -7 -4 16

Theo: Kịch bản tăng trưởng của Viện Chính sách Thực phẩm Thế giới đưa ra tháng 02/2002

Các dự báo về sự thay đổi giá cả trên đây cho ta thấy dù có xảy ra tình huống phát triển nào đi nữa, dù NTTS thế giới phát triển bình thường nhất hay theo kịch bản nhanh hơn và chậm hơn thời gian trước đây thì giá cả các hàng hoá thuỷ sản từ nuôi trồng trên thị trường thế giới đến năm 2020 vẫn cứ có chiều hướng gia tăng, nhất là với các sản phẩm có giá trị cao, và những số liệu trong bảng dự báo còn cho ta thấy trong các ngành sản xuất thực phẩm thì có thuỷ sản có lợi thế về giá trong thời gian tới và có lợi thế cạnh tranh cao nhất.

1.2. Xu hướng và dự báo tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản trên thị trường thế giới và Việt Nam.

1.2.1. Dự báotiêu dùng sản phẩm thuỷ sản trong nước.

Mặc dù sản phẩm thuỷ sản được dùng vào nhiều mục đích khác nhau song tiêu thụ vẫn là nhiều nhất, chiếm tuyệt đại bộ phận vẫn là dùng làm thực phẩm cho con người.

- Sản phẩm của thuỷ sản vẫn chủ yếu là làm thực phẩm cho con người. Nhu cầu thực phẩm thuỷ sản ở hầu hết các vùng trên thế giới ngày càng gia tăng và số lượng XK ngày càng giảm. Trong đó, lượng cung gia tăng ở hầu hết các vùng trên thê giới đều trông chờ được đáp ứng bởi sản phẩm từ NTTS.

- Xu hướng tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng do bùng phát các dịch bệnh gia súc, gia cầm…ảnh hưởng nhiều cả chất lượng và khối lượng nguồn thực phẩm nói chung. Ước tính năm 2008 giá các loại sản phẩm thuỷ sản đã tăng trên 30%/năm so với năm 2007.

- Trong giai đoạn 2000-2006 tổng sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 6.1%/ năm, giá trị tăng bình quân 15.4%/năm và giá thuỷ sản liên tục tăng, bình quân 8.7%/năm . Sức tiêu thụ mạnh thuỷ sản trong nước còn thể hiện

qua việc nhập nhiều mặt hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng.

- Mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo đầu người của VN năm 2007 tăng 65% so với năm 2006. Dự báo mức tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới. Và nếu năm 2020, Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá với khoảng 50% dân số sống ở các đô thị và thu nhập đầu người bình quân khoảng 2.000 USD , mức tiêu dùng thuỷ sản trên đầu người có khả năng tăng khoảng 30-40% so với năm 2007.

- Dự báo dân số Việt Nam năm 2020 sẽ ở mức 100.000 người và mức tiêu dùng thuỷ sản trên đầu người đạt 25kg. Lượng thuỷ sản cần để đáp ứng nhu cầu này là 2.500.000 tấn.

1.2.2 Dự báo về sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2020. 2020.

- Năm 2007 cả nước ta xuất khẩu một lượng sản phẩm hàng hoá thuỷ sản là 941.405,6 tấn và thu về giá trị xuất khẩu là 3.762.385 USD. Như vậy, giá xuất trung bình 1 đơn vị hàng thuỷ sản của Việt Nam là 4 USD.

- Dự báo mức giá xuất khẩu trung bình các hàng thuỷ sản Việt Nam năm 2020 là 4.8 USD/kg. Từ đó suy ra muốn có được từ 4-4.5 tỷ USD từ xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng ta cần có sản lượng nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu là 1.700.000-1.900.000 tấn.

- Dự báo tổng nhu cầu về sản lượng thuỷ sản xuất năm 2020 là: 5.700.000 đến 5.900.000 tấn.

Nhìn chung, cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nội địa của người dân ngày càng cao để đáp ứng sự bùng nổ dân số và mức tăng

thu nhập, thì bên cạnh đó xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu cũng ngày một nhộn nhịp. Điều đó chứng tỏ các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam cũng đã được thị trường thế giới tiếp nhận và ngày càng có chỗ đứng vững chắc cùng với sự phát triển của các nước bạn.

2. Quan điểm của Nhà nước đối với sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

- Phát triển NTTS theo hướng phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống nhân dân, nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu,đặc biệt cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.

- NTTS là lĩnh vực sản xuất tạo ra sản phẩm chính của ngành thuỷ sản. NTTS phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo hướng công nghiệp là chính, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, gắn với chuyển dịch cơ cấu kết hợp các phương pháp nuôi khác, phù hợp với điều kiện từng vùng.

- Phát huy tính đa dạng của môi trường sinh thái để phát triển nuôi trồng đa dạng các đối tượng thuỷ sản kinh tế phù hợp với từng vùng miền khác nhau, tăng sản lượng sản phẩm theo hướng tăng năng suất, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng có ưu thế cạnh tranh để xuất khẩu, mở rộng nuôi các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao, hướng vào phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, hải sản biển, đồng thời phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt. Bên cạnh đó cần quan tâm đến các đối tượng phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong nước và xoá đói giảm nghèo,góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trồng các thuỷ sản khác phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tiếp tục sử dụng có hiệu quả tiềm năng và nguồn lực để phát triển NTTS theo hướng bền vững.

- Phát triển NTTS dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường hội nhập kinh tế thế giới, kêu gọi đầu tư phát triển thuỷ sản tại Việt Nam, đồng thời phát triển đầu tư ở nước ngoài khi có điều kiện.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w