0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Về quy mô, sản lượng và diện tích ngành NTTS:

Một phần của tài liệu “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VIỆT NAM” (Trang 34 -45 )

II – Thực trạng phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản từ năm 2000 đến nay.

1. Về quy mô, sản lượng và diện tích ngành NTTS:

Trong thời giàn vừa qua ngành NTTS phát triển một cách mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế của đất nước. Minh chứng cho điều đó là ngành đã luôn tăng mạnh cả về diện tích và sản lượng nuôi trồng cũng như giá trị xuất khẩu, đồng thời ngành còn giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động nghèo ven biển. Từ chỗ chỉ có 262.000 ha mặt nước được đua vào NTTS, cho sản lượng chưa đầy 200.000 tấn năm 1980, đến nay diện tích NTTS đã được mở rộng lên trên 1.000.000 ha và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của VN năm 2007 đã đạt 2.100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1980. Với sự đóng góp chủ yếu của sản phẩm từ NTTS, giá trị xuất khẩu TS của VN năm 2007 đã lên tới 3.762 triệu USD, đứng thứ tư trong những ngành hàng có XK cao nhất của cả nước.

Bảng 1: Các chỉ tiêu cơ bản đạt được năm 2007 Nội dung các chỉ tiêu ĐVT 2010 Đã đạt được 2007 2007 so với 2010(%) 1.Diện tích nuôi, trồng ha 1.000.000 1.065.000 106.5 2.Sản lượng nuôi trồng, trong đó: tấn 2.000.000 2.093.000 104.66 - Tôm nước lợ tấn 360.000 375.000 104.16 - Cá biển tấn 200.000 15.000 7.50 - Nhuyễn thể tấn 380.000 230.000 60.52 - Rong biển tấn 50.000 25.000 50.000 -Tôm càng xanh tấn 60.000 22.000 36.67 - Thuỷ sản nước ngọt tấn 870.000 1.316.220 152.28 - Thuỷ sản khác tấn 110.000 120.000 109.1 3.Giá trị kim ngạch xuất khẩu 1.000USD 2.500.000 2.500.000 96.0 4. Lao động Người 2.000.000

Theo: Báo cáo số 206/BCKH –NTTS của các Cục Nuôi trồng thuỷ sản Số liệu trung tâm tin học và thống kê.

- Về diện tích: Việt Nam có diện tích mặt nước lớn, kể cả nước ngọt, lợ

và mặn, đây là một lợi thế cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và cũng là một trong những lý do dẫn tới sự thành công của ngành trong thời gian qua. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng dần qua các năm từ 755 nghìn ha năm 2001, lên 906 nghìn ha năm 2004 và 952.6 nghìn ha năm 2005, năm 2006 diện tích đạt 976.5 nghìn ha (tăng 2.5%). Năm 2007 ngành đã đạt mức trên 1 nghìn ha (1008 nghìn ha) tăng gần 1.66 lần so với năm 2000.

Theo Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện đạt 1,05 triệu ha, tăng khoảng 10.000ha so với cuối năm 2008.

Biểu đồ 1: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2007

Diện tích NTTS tăng nhanh và tăng đều qua các năm nhất là diện tích nước mặn, lợ, còn diện tích nước ngọt có tăng nhưng chậm hơn . Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước năm 1999 (năm trước khi thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản) là 524.619 ha, năm 2000 là 640.495 ha (tăng 22,3%), năm 2001 tăng lên 755.178 ha (tăng 17,6%), năm 2002 tăng lên 797.744 ha (tăng 5,6%), năm 2003 tăng lên 867.613 ha (tăng 8,7%), năm

2004 tăng lên 920.088 ha (tăng 6%), trong đó diện tích nuôi thuỷ sản nước

mặn, lợ là 642.200 ha, nuôi nước ngọt là 277.800 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh miền núi phía Bắc là 50.345 ha, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng là 90.215 ha, các tỉnh Bắc Trung bộ là 45.593 ha, các tỉnh

ven biển Nam Trung bộ là 24.086 ha, các tỉnh Tây Nguyên là 6.955 ha, các tỉnh miền Đông Nam bộ là 57.501 ha. Khu vực có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long . Năm 2005 diện tích nuôi trồng là 952.600 ha (tăng 3.5%), năm 2006 là 976.500 ha ( tăng 2.5%), năm

2007 là 1008.000 ha (tăng 3.22%) gấp 1.92 lần so với năm 1999(năm trước

khi thực hiện chương trình phát triển NTTS đến năm 2020). Trong đó, NTTS nước mặn là 702.500 ha gấp 2.2 lần so với diện tích nước ngọt (305.500 ).

Bảng 2: Diện tích mặt nước NTTS. Đơn vị: nghìn ha Năm DT NTTS 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Diện tích nuôi nước mặn, lợ 379. 1 502. 2 556.1 612.8 642.3 661. 0 683. 0 702.5 - Nuôi cá 50 24.7 14.3 13.1 11.2 10.1 17.2 26.4 - Nuôi tôm 324.1 454.4 509.6 574.9 598.0 528.3 612.1 625.6 - Nuôi hỗn hợp và TS khác. 22.5 22.4 31.9 24.5 32.7 122.2 53.4 50.2 - Ươm giống TS 0.5 0.2 0.3 0.3 0.4 0.4 0.3 0.3 2. Diện tích nuôi nước ngọt 244.8 253. 0 241.6 254.8 277.8 291. 6 293. 5 305.5 -Nuôi cá 225.4 228.9 232.3 245.9 267.4 281. 7 283. 8 295.7 -Nuôi tôm 16.4 21.8 6.6 5.5 6.4 4.9 4.6 .4.7 -Nuôi hỗn hợp và TS khác 2.2 0.5 0.4 1.0 1.1 1.6 1.7 1.6 -Ươm giống TS 0.8 1.8 2.3 2.4 2.9 3.5 3.4 3.5

Nguồn: Niên giám thống kê 2006, 2007

mẽ khắp các vùng trong cả nước kể cả các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc… trên cả 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và nước mặn và đang vươn ra biển. Điều đó chứng tỏ trong suốt thời gian qua nước ta đã có những chính sách, biện pháp quy hoạch đất, từng bước chuyển đổi vùng trũng, vùng trồng lúa, vùng trồng cói, các cây công nghiệp năng suất thấp, làm muối kém hiệu quả sang NTTS.

- Sản lượng: Sản lượng NTTS liên tục tăng và ổn định qua các năm.

Năm 2005, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.400.000 triệu tấn, tăng 16,4% so với năm 2004 và tăng hai lần năm 2001 (709 nghìn tấn). Năm 2006, sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam đạt 1,67 triệu tấn. Thuỷ sản của Việt Nam năm 2007 đạt được là 4.160.000 tấn, gấp 6 lần so với năm 1980, trong đó từ nuôi trồng thuỷ sản là 2.100.000 tấn, gấp hơn 10 lần so với 1980 và so với năm 1999 ( là 480.767 tấn) thì tăng gấp 4.37 lần đứng thứ 5 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxi, Philippin). Đến nay sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng liên tục tăng, nếu năm 1999 (năm trước khi thực hiện chương trình phát triển NTTS đến năm 2020) sản lượng là 480.767 tấn, thì đến năm 2000 đã là 589.595 tấn, năm 2001 là 709.891 tấn, năm 2002 là 844.810 tấn, năm 2003 là 1.003.095 tấn, năm 2004 đạt 1.202.486 tấn. Năm 2005 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả nước đạt 1.437.356 tấn, tăng hơn năm 1999 là 956.583 tấn (tăng 2 lần so với năm 1999); trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi mặn, lợ là 546.716 tấn, tăng hơn năm 2000 là 329.359 tấn (tăng 1,5 lần so với năm 2000); sản lượng thuỷ sản nuôi thuỷ sản nước ngọt là 890.640 tấn, tăng hơn năm 2000 là 518.403 tấn (gấp1,4 lần).

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về diện tích nuôi. Điều đó cho thấy kỹ thuật nuôi ngày

càng tiến bộ, cho năng suất và sản lượng cao hơn. Sự tăng về sản lượng được cụ thể hơn ở một số khu vực như sau:

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2005 của các tỉnh miền núi phía Bắc là 50.907 tấn, tăng hơn năm 1999 là 30.831 tấn (tăng 1,54 lần); các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 215.319 tấn, tăng hơn năm 1999 là 118.330 tấn so với năm 1999 (tăng 1,22 lần); các tỉnh Bắc Trung bộ 61.115 tấn, tăng 36.846 tấn so với năm 1999 (tăng 1,52 lần); các tỉnh ven biển Nam Trung bộ là 25.871 tấn, tăng 15.645 tấn so với năm 1999 (tăng 1,53 lần); các tỉnh Tây Nguyên 10.506 tấn, tăng 4.184 tấn so với năm 1999 (tăng 0,66 lần), các tỉnh Đông Nam bộ là 69.380 tấn, tăng 41.597 tấn so với năm 1999 (tăng 1,5 lần). Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2005 là 1004.257 tấn (chiếm 70 % sản lượng cả nước), tăng 709.155 tấn so với năm 1999 (tăng 2,4 lần). Năm 2005, tỉnh An Giang có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất cả nước là 180.000 tấn chủ yếu là cá tra, ba sa (chiếm 12,52% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước), tỉnh Cà Mau đạt 120.263 tấn (chiếm 8,37% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước), tỉnh Đồng Tháp: 118.920 tấn, tỉnh Bạc Liêu: 110.466 tấn…

Để thấy rõ hơn sự gia tăng ngày một nhanh chóng qua các năm về sản lượng NTTS ở các đối tượng nuôi khác nhau chúng ta theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 3: Số liệu kết quả sản xuất, kinh doanh NTTS ( 2000 – 2008 ) Đơn vị: nghìn tấn Năm SL NTTS 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng SL NTTS 589.6 709.9 844.8 1003. 1 1202. 5 1478. 0 1693.9 2123.3 2465.6 SL nuôi cá 391.1 421.0 486.4 604.4 761.6 971.2 1157.1 1530.3 1863.3 SL nuôi tôm 93.5 154.9 186.2 237.9 281.8 327.2 354.5 384.5 388.4

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

Chúng ta có thể thấy cá và tôm là hai đối tượng nuôi được chú trọng phát triển nhất ở Việt Nam vì thế sản lượng nuôi hàng năm của cá và tôm là tương đối cao, nhất là cá luôn được ưu chuộng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu hơn tôm. Hiện nay các loại cá được nuôi phổ biến đó là cá tra, cá basa. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nuôi tôm lại chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Bởi trên thương trường hiện nay, con tôm sú đang bị tôm thẻ chân trắng cạnh tranh quyết liệt, do tôm thẻ chân trắng dễ nuôi và có năng suất cao gấp hai lần so với tôm sú, nên giá thành sản xuất hạ, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Biểu đồ 2: Sản lượng NTTS so với tổng sản lượng của toàn ngành

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tỷ trọng của NTTS trong toàn ngành những năm đầu thực hiện “chương trình phát triển NTTS đến năm 2020” tuy còn thấp hơn so với sản lượng khai thác nhưng đến năm 2008 sản

lượng nuôi trồng đã vượt qua sản lượng khai thác, đó là kết quả đáng ghi nhận về sự phát triển vượt bậc của ngành NTTS. Năm 2008, sản lượng nuôi

trồng thủy sản đã vượt qua sản lượng khai thác thủy sản, đạt 2,45 triệu tấn, tăng 15,3 % so với năm 2007, tăng 0.32 nghìn ha so với SL KT là 2.13 nghìn tấn. Tuy con số này chưa cao nhưng điều đó chứng tỏ ngành NTTS đang có xu hướng phát triển bền vững vượt qua SL KT trong thời gian tới, đó là một tín hiệu đáng mừng cho ngành TS nước nhà vì sẽ giảm bớt được tình trạng KT TS qua giới hạn cho phép. Đạt được kết quả đó là do các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho khu vực này cũng như do khả năng mở rộng thị trường vào lĩnh vực NTTS được chú trọng hơn .

?

- Tốc độ tăng trưởng : Tốc độ tăng trung bình về sản lượng NTTS trong

10 năm qua đạt 23.9%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua không ngừng tăng cao và tương đối ổn định. NTTS đạt tốc độ bình quân về sản lượng là 8,84%/năm trong thời kỳ 1990 – 2000 và 16,88% trong giai đoạn 2000 – 2004. Sự gia tăng về sản lượng không những cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản lượng tăng còn là cơ sở để góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp vào GDP của toàn ngành, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng về SL ngành NTTS qua các năm

Nguồn : Niên giám thống kê 2008

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành NTTS tăng, giảm không đều qua các năm. Điều đó, chứng tỏ ngành NTTS những năm qua đã có những biến động thăng trầm, đó là hậu quả của thời tiết cũng có khi nguyên nhân là do những thiếu xót còn tồn tại của ngành NTTS.

Qua số liệu thống kê ở trên chung ta có thể thấy rõ một thực trạng của ngành NTTS đó là: sự tăng trưởng thời gian qua tuy đã có chú ý phát triển theo chiều sâu, nhưng chưa đồng đều ở các địa phương, vùng lãnh thổ. Sự phát triển chủ yếu theo chiều rộng qua việc tăng diện tích nuôi trồng chứ chưa thực sự được chú trọng thúc đẩy phát triển theo chiều sâu nhằm giữ vững và ổn định tốc độ tăng trưởng, tăng mức độ đóng góp của ngành vào GDP. Còn tồn tại thực trạng đó là do những nguyên nhân sau: việc xây dựng quy hoạch còn chậm chưa theo kịp với nhu cầu phát triển, khả năng, ứng dụng sáng tạo tiến bộ khoa học vào điều kiện cụ thể của từng vùng còn yếu kém, tuy có nhiều tiến bộ trong phương thức sản xuất và kỹ thuật nuôi, nhưng vẫn chưa

theo kịp trình độ của các nước có ưu thế về nuôi thủy sản ở khu vực và thế giới, đầu tư còn dàn trải chưa đồng bộ, công tác quản lý còn nhiều bất cập…

- Cơ cấu sản xuất: chuyển mạnh từ nuôi cá sang nuôi tôm. Kỹ thuật và công nghệ nuôi tôm nước lợ chuyển dần theo hướng ứng dụng công nghệ mới, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp quy mô lớn. Ðáng chú ý là những năm gần đây, hình thức nuôi tôm sú công nghiệp theo chu trình khép kín, ít thay nước đã được áp dụng ở nhiều tỉnh ven biển miền trung, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất nuôi, trồng thủy sản tăng nhanh và liên tục trong nhiều năm: năm 2000 tỷ trọng là 44.4%, đến năm 2001 tăng thêm 41,9% (tương đương 52.3%), năm 2002 tăng 17,2% (tương đương 57.3%), năm 2003 tăng 20,9% (tương đương 60.2%), năm 2004 tăng 20% (tương đương 63.5%) và năm 2005 tăng 16,18% (tương đương 64.2%). Đặc biệt có sự tăng trưởng nhanh chóng nhất vào những năm 2006 và năm 2007, tỷ trọng thủy sản nuôi trồng trong giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 44% năm 2000 lên 63,4% năm 2004 và 64% năm 2005, năm 2008 (theo giá cố định năm 1994) tăng 6,69% so với năm 2007.

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Từ biểu đồ trên ta thấy giá trị sản xuất ngành NTTS ngày càng tăng theo thời gian, nhất là những năm gần đây tỷ trọng thuỷ sản nuôi trồng trong giá trị sản xuất thuỷ sản có sự gia tăng đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VIỆT NAM” (Trang 34 -45 )

×