Cung cấp thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 64 - 65)

II I Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian vừa qua

1.2.3.Cung cấp thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Công tác quản lý nhà nước.

1.2.3.Cung cấp thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay, VN có đến 89 nhà máy sản xuất thức ăn. Tuy nhiên nhà máy này phần lớn quy mô nhỏ nên cung cấp chưa đủ khối lượng thức ăn cho nhu cầu nuôi. Tổng lượng thức ăn đang dùng cho NTTS đạt 1.4 triệu tấn, lượng thức ăn này mới chỉ đủ cung cấp cho 60% nhu cầu thức ăn của TS cả nước. Đây là một khâu yếu nhất của phát triển NTTS ở VN. Phần lớn lượng thức ăn công nghiệp cho NTTS do các nhà đầu tư nước ngoài khống chế hoặc nhập ngoại. Vì thế chưa kiểm soát được giá thành cũng như chất lượng, nguồn gốc của thức ăn có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không, có nhiều loại thức ăn còn chứa những độc tố gây nguy hại đến vật nuôi cũng như sức khoẻ của con người.

Nhiều địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khá lớn nhưng chưa có cơ sở sản xuất thức ăn hoặc có thì sản lượng và chất lượng thức ăn thấp. Thức ăn cho NTTS nhìn chung còn đắt, chất lượng chưa cao, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong giá thàng sản phẩm, hiệu quả nuôi trồng thủy sản bị giảm. Thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản sản xuất trong nước chưa đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi, còn phải nhập từ các nước trong khu vực

- Nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.

- Công nghiệp chế biến và sản xuất thức ăn thuỷ sản và các chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường ít được quan tâm nghiên cứu và đưa vào sản xuất.

- Các loại chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường trong NTTS hầu hết được nhập khẩu, việc nghiên cứu và sản xuất trong nước gần như chưa được quan tâm . Do công tác quản lý không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng kinh doanh sử dụng các loại chế phẩm sinh học diễn ra tràn lan, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Nhiều cơ sở kinh doanh tiêu thụ các loại sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, quá hạn sử dụng, ghi sai công dụng trên nhãn mác ..ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường nước từ các nguồn nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận nên người tham gia NTTS thường không sử dụng, hoặc sử dụng các sản phẩm giá rẻ, khi dịch bệnh phát sinh, thải ra môi trường ngoài, ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác trong vùng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” (Trang 64 - 65)