0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Lịch sử phát triển ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng.

Một phần của tài liệu “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VIỆT NAM” (Trang 31 -34 )

1. Ngành thuỷ sản được ra đơi từ rất sớm, trải qua các giai đoạn sau:

1.1. Từ sau những năm 1950:

Đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề NTTS có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề NTTS và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Từ đó, NTTS - ngành Thuỷ sản - đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước.

1.2. Giai đoạn 1954 – 1960:

Là thời kỳ kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật. Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Điểm mới của thời kỳ này là sự hình thành các tổ chức nghề NTTS công nghiệp .

1.3. Trong những năm 1960 – 1980:

Thuỷ sản có những giai đoạn phát triển khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước. Những năm 1960 - 1975, đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước,

đem lại tác dụng rất lớn. Mặc dù tổ chức quản lý ngành được thành lập (Tổng cục thuỷ sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976, Bộ Thuỷ sản năm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa phù hợp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thuỷ sản lâm vào sa sút nghiêm trọng.

1.4.Giai đoạn từ 1981 đến nay:

Thời kỳ này, trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Năm 1981 sự phát triển vượt bậc của ngành được đánh dầu bằng sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam. Ngành thuỷ sản đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các cơ chế tiên tiến của các nước đi trước trên thế giới bước đầu đã đem lại những thành công nhất định, tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục suốt hơn 23 năm qua.

Năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong xu thế mở cửa hội nhập của đất nước ngành luôn coi XK là mục tiêu hướng tới và cũng là động lực để đưa nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển bền vững.

Đặc biệt, từ giữa những năm 1990 đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó đứng vững được trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới

2. Quá trình phát triển của ngành NTTS nói riêng:

Nghề nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoá với các ngành kinh tế khác.

Năm 1981: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng đều đặn theo từng năm suốt từ 1981 tới nay, từ 230 nghìn ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986, đến nay đã đạt hơn 1 triệu ha. Điều căn bản là khi tỷ trọng diện tích nuôi mặn, lợ tăng lên, nhất là nuôi tôm thì sản lượng nuôi, nhất là sản lượng nuôi đưa vào xuất khẩu đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt. Thời kỳ này thuỷ sản đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá đã được khẳng định từ giữa những năm 80 và gặt hái thành quả.

Từ năm 1990 trở lại đây: với tôm nuôi cho xuất khẩu là mũi đột phá

quan trọng. Năm 1991, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 520.000 ha, sản lượng đạt 335.910 tấn. Đến năm 1996 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 585.000 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 411.000 tấn, năm 2000, diện tích nuôi là 652.000 ha, sản lượng đạt 723.110 tấn, năm 2003 sản lượng nuôi trồng đã đạt hơn 1 triệu tấn. Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, đồng thời góp phần hết sức quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như cho xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VIỆT NAM” (Trang 31 -34 )

×