III- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại PVI:
3.2.2. Kết quả khai thác:
Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8: Tình hình khai thác bảo hiểm P and I tại PVI (2003-2008)
Năm Số tàu tham gia tại PVI
(tàu)
Tổng dung tích
(GT)
Doanh thu phí thu được (USD) 2003 81 510.254,01 856.351,41 2004 91 612.304,81 1.113.256,83 2005 99 704.150,53 1.491.764,15 2006 116 852.022,14 1.925.375,76 2007 123 979.825,46 2.540.175,33 2008 141 1.296.536,23 5.213.448,37
(Nguồn: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: số lượng tàu tham gia bảo hiểm tại PVI đã tăng lên qua các năm từ 2003 đến 2008 làm cho doanh thu phí bảo hiểm Pand I liên tục tăng và mức tăng là tương đối lớn.
Về số tuyệt đối, năm 2004 doanh thu phí đạt 1.113.256,83 USD tăng 256.905,42 USD so với 2003. Năm 2005 doanh thu phí đạt 1.491.764,15 USD tăng 378.507,32 USD so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu là 1.924.375,76 USD tăng 432.611,61 USD so với năm 2005. Năm 2007 doanh thu là 2.540.175,33 USD tăng 615.799,57 USD so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu là 5.213.448,37 tăng 2.673.273,04 USD so với năm 2007. Đây là mức tăng tương đối lớn so với các năm trước.
Về số tương đối, tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm P&I của PVI trong những năm qua đã tăng và tương đối ổn định. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng bằng 130% so với năm 2003, năm 2005 bằng 134% so với năm 2004, năm 2006 bằng 129% so với năm 2005, năm 2007 bằng 132% so với năm 2006 và năm 2008 bằng 205,23% so với năm 2007.
Từ những số liệu trên ta có thể nhận định rằng, trong những năm qua bảo hiểm P and I đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Có được sự gia tăng này là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do số tàu tham gia bảo hiểm tại PVI tăng qua các năm. Năm 2004 số tàu tham gia là 91 tàu, tăng 10 tàu so với năm 2003 tương đương với 12,3%. Số lượng tàu tham gia bảo hiểm P&I tại PVI liên tục tăng qua các năm: năm 2005 là 99 tàu, tăng 8 tàu so với năm 2004 tương đương với 8,79%; năm 2006 là 116 tàu, tăng 17 tàu so với năm 2005 tương đương với 17,17%, đây cũng là năm có mức tăng về số lượng tàu tham gia bảo hiểm lớn nhất. Năm 2007 số tàu tham gia là 123 tàu tăng 7 tàu so với năm 2006, tăng 42 tàu so với năm 2003 tương đương với 51,85%. Năm 2008, số tàu tham gia là 141 tàu tăng 18 tàu so với năm 2007 tương đương 14,6%.
Thứ hai là do tổng dung tích các tàu tham gia bảo hiểm tăng mạnh. Năm 2008 tăng 316.710,77 GT so với 2007 tương đương mức tăng 32,32% ; tăng 444.514,09 GT so với 2006 tương đương 52,17%; tăng 593.385,7 GT so với năm 2005 tương đương 84,12%; và tăng 786282,22 GT so với năm 2003 tương đương 154,09%.
Đây thực sự một kết quả mở ra nhiều triển vọng cho bảo hiểm P and I tại PVI nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
3.3.Công tác giám định, bồi thường tổn thất: 3.3.1.Quy trình giám định, bồi thường:
Khi nhận được thông báo về tổn thất của người được bảo hiểm, nhà bảo hiểm phải tiến hành giám định tại chỗ với sự có mặt của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân, loại tổn thất và mức độ tổn thất.
Trên cơ sở những nội dung trên giám định viên sẽ đưa ra kết luận tổn thất đó có thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm hay không.
Về phía người tham gia bảo hiểm, khi có tổn thất xảy ra phải báo ngay cho nhà bảo hiểm hoặc đại diện nhà bảo hiểm và cơ quan có thẩm quyền gần nhất. Người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế tổn thất. Nhà bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường nếu người tham gia bảo hiểm vi phạm một số quy định của hợp đồng bảo hiểm như tự ý bồi thường cho bên thứ ba khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của người bảo hiểm.
Phí giám định do người yêu cầu giám định trả trực tiếp cho người giám định và được bồi hoàn khi khi giải quyết bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Biên bản giám định do giám định viên của bảo hiểm lập và cấp là biên bản giám định có hiệu lực và giá trị cho việc bồi thường.
Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu như sau :
“
Sơ đồ 2 : Quy trình giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển ”
Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ Tính toán bồi thường Trình duyệt bồi thường Thông báo bồi thường
Thanh toán bồi thường
Đòi người thứ ba, xử lý tài sản hỏng (nếu có) Bổ sung
Tạm ứng bồi thường Xin ý kiến
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại của chủ tàu, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự hợp lệ của hồ sơ đó. nếu hồ sơ chưa hợp lệ, công ty bảo hiểm sẽ báo cho chủ tàu và yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại. nếu hồ sơ của củ tàu đã hợp lệ, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành tính toán bồi thương tổn thất.
- Bước 2: Tính toán bồi thường tổn thất
số tiền bồi thương thực tế sẽ được công ty bảo hiểm xác định dựa theo trách nhiệm của các bên đối với tổn thất xảy ra, mà ở đây là người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm.
- Bước 3 : Trình duyệt bồi thường
Cán bộ giải quyết bồi thường sẽ làm tờ trình lãnh đạo trong đó phân tích rõ nguyên nhân, mức độ tổn thất, trách nhiệm của chủ tàu, trách nhiệm của nhà bảo hiểm, số tiền bồi thường dự kiến và lý do chấp thuận, chế tài hoặc từ chối bồi thường cho người tham gia bảo hiểm.
- Bước 4 : Thông báo bồi thường
Sau khi nghiên cứu kỹ ý kiến của ban lãnh đạo, ban pháp chế (nếu có) và các giấy tờ, chứng từ liên quan, cán bộ bộ phận giải quyết bồi thường sẽ làm công văn gửi cho Hội P&I mà chủ tàu tham gia bảo hiểm, làm công văn thông báo cho người được bảo hiểm về việc giải quyết bồi thường.
- Bước 5 : Thanh toán bồi thường
Trên cơ sở thông báo bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm. người được bảo hiểm phải có trách nhiệm uỷ quyền cho công ty bảo hiểm đòi người thứ ba khi nhà bảo hiểm có yêu cầu nếu trong vụ tổn thất có lỗi của người thứ ba. Đồng thời công ty sẽ tiến hành xử lý các tài sản hỏng (nếu có).
3.3.2.Kết quả công tác giám định bồi thường:
Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm P and I trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.10: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm P&I của PVI (2003 - 2007) Năm Số tàu khai thác (tàu) Số vụ bồi thường phát sinh (vụ) Tỷ lệ số vụ BT/ số tàu khai thác (%) Số tiền BT phát sinh (USD) Số tiền BT/vụ (USD/vụ) Doanh thu phí (USD) Tỷ lệ BT/doanh thu (%) 2003 146 4 2,73 17.393,93 4.348,48 856.351,41 2,03 2004 174 15 8,62 280.424,24 18.694.94 1.113.256,83 25,19 2005 210 33 15,71 854.848,48 25.904,50 1.491.764,15 57,30 2006 252 45 17,86 787.212,12 17.493,60 1.924.375,76 40,91 2007 271 33 12,17 705.393,93 21.375,57 2.540.175,33 27,77 Tổng 1.053 130 12,3 2.645.272,7 20.348,25 7.925.923,48 33,37
(Nguồn : Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam - PVI)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù số lượng tàu khai thác và doanh thu phí từ nghiệp vụ này tăng qua các năm từ 2003 đến 2007 nhưng số vụ bồi thường tổn thất cũng tăng lên qua các năm.
-Về số vụ tổn thất xảy ra:
Số tuyệt đối, năm 2003 chỉ có 4 vụ tổn thất, năm 2004 đã lên tới 15 vụ tăng 9 vụ so với năm 2003; năm 2005 tăng lên 33 vụ tăng 18 vụ tức là gấp hơn 2 lần so với năm 2004; năm 2006 tăng lên mức cao nhất trong 5 năm là 45 vụ tăng 12vụ , tức là tăng 1,36 lần so với năm 2005 và bằng 3 lần năm 2004;
Số tương đối,tỉ lệ bồi thường tính theo số vụ tổn thất trên số tàu khai thác mức cao nhất năm 2006 với17,86% (năm có số vụ bồi thường cao nhất). Năm 2007, số vụ tổn thất lại có xu hướng giảm đi còn 33 vụ giảm 36% so với năm
2006 trong khi số tàu tham gia bảo hiểm tăng lên làm cho tỉ lệ bồi thường giảm đi chỉ còn 12,17%.
- Về tổng số tiền bồi thường :
Trong 3 năm đầu tổng số tiền bồi thường tổn thất có xu hướng gia tăng, nhưng từ năm 2006 trở đi số tiền bồi thường đã có xu hướng giảm xuống.
Từ năm 2003 – 2005, tổng số tiền bồi thường liên tục tăng do số vụ tổn thất cũng liên tục gia tăng trong ba năm này. Năm 2005, tổng số tiền bồi thường cao nhất lên đến 854.848,48 USD tăng 574.424,24 USD (gấp 3,04 lần) so với năm 2004; số tiền bồi thường bình quân 1vụ tổn thất cũng lên mức cao nhất 25.904,5 USD. Năm 2005 cũng là năm có tỉ lệ bồi thường tính theo số tiền bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm P&I cao nhất đạt mức 57,3%. Tuy nhiên từ năm 2006 đến nay, tổng số tiền bồi thường lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2006 là năm có số vụ tổn thất tăng cao (45 vụ) nhưng tổng số tiền bồi thường lại giảm xuống còn 787.212,12 USD tức là giảm 67.636,36 USD tương đương với 8,59%. Đó là do tổn thất xảy ra nhiều nhưng đa số là các tổn thất nhỏ có giá trị bồi thường thấp với số tiền bình quân một vụ tổn thất là 17.493,60 tức là chỉ bằng 69,26% số tiền bồi thường trung bình một vụ tổn thất trong năm 2005. Tới năm 2007, số vụ tổn thất đã giảm đi làm cho tổng số tiền bồi thường cũng giảm đi tương ứng còn 705.393,93 USD tức là giảm 10,39% so với năm 2006, tỉ lệ bồi thường giảm từ 40,91% năm 2006 xuống còn 27,77%. Nhưng số tiền bồi thường bình quân một vụ tổn thất lại có xu hướng tăng lên ở mức 21.375,57 USD. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm đã xảy ra một số vụ tổn thất có giá trị bồi thường lớn.
3.4.Kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm P and I tại PVI:
Từ những phân tích và số liệu trên, ta có thể tính toán được hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm P and I tại PVI như sau:
Bảng 2 : Tình hình khai thác bảo hiểm P&I tại PVI (2003 – 2007) Năm Số tàu (tàu) Tổng dung tích (GT) Tổng giá trị tàu Tổng phí Hội P&I ấn định Tổng phí Hội P&I thu
(USD) Tổng phí Tổng phí PVI thu (USD) Tốc độ phát triển phí BH
Toàn thị trường P&I VN Thị phần của PVI Số tàu tham gia BH (tàu) Doanh thu phí (triệu USD) Theo số
tàu (%) Theo doanh thu phí (%) 2003 81 510.254,01 584.6 778.501,28 583.875,96 856.351,41 - 228 6.011.746,5 35,52 14,25 2004 91 612.304,81 730.8 1.012.051,66 759.038,74 1.113.256,83 130 254 7.496.652,8 35,82 14,85 2005 99 704.150,53 798.4 1.356.149,23 1.017.111,92 1.491.764,15 134 284 8.613.145,2 34,86 17,32 2006 116 852.022,14 907.2 1.750.341.60 1.312.756.20 1.925.375,76 129 322 10.640.246,4 36,02 18,09 2007 123 979.825,46 1041.2 2.309.250.30 1.731.937,73 2.540.175,33 132 301 12.117.900,3 40,86 20,96
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm P and I tại PVI còn thấp và dấu hiệu tăng trưởng yếu. Năm 2004, doanh thu nghiệp vụ này có tăng 256.905,42 USD tương đương với tăng 30% so với năm 2003 nhưng số vụ bồi thường và tổng chi bồi thường tăng đột biến ( tăng 7 vụ với tổng chi bồi thường tăng 263.030,31) làm cho hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận đều giảm 0,05 lần. Tức là 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 1,21 đồng doanh thu, giảm 0,05 đồng so với 2003. Năm 2005, doanh thu nghiệp vụ này tiếp tục tăng 306507,32USD, tăng 27,53% so với năm 2004, nhưng hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận đều giảm xuống tương ứng là 1,13 lần và 0,13 lần ( giảm 0,08 lần ). Tức là 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 1,13 đồng doanh thu, giảm 0,08 đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do số vụ bồi thường tiếp tục tăng mạnh, tăng 18 vụ làm cho tổng chi bồi thường lên đến 854848,48USD ( tăng 204,84% so với năm 2004 ). Đây là năm có số vụ bồi thường và tổng số tiền bồi thường lớn nhất của PVI dẫn đến tỷ trọng bồi thường/ tổng chi phí lên đến 93%, cao nhất của PVI trong giai đoạn này.
Sự gia tăng số tiền bồi thường trong các năm 2004 và 2005 là do nhiều nguyên nhân như thiên tai, thời tiết xấu…mặt khác cũng là do PVI còn có nhiều hạn chế trong khâu khai thác cũng như đề phòng hạn chế tổn thất.
Với những cố gắng khắc phục nhược điểm trên, đến năm 2006 và 2007, số tiền bồi thường đã giảm đáng kể mặc dù số vụ bồi thường vẫn còn ở mức cao và ngang bằng với năm 2005. Số tiền bồi thường giảm 67636,36USD ( giảm 7,9% so với năm 2005 ) và giảm 81818,19USD ( giảm 10,395 so với năm 2006 ). Điều này làm cho hiệu quả theo doanh thu và hiệu quả theo lợi nhuận đều tăng. Hiệu quả theo doanh thu năm 2006 là 1,17, tức là 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,17 đồng doanh thu, tăng 0,04 lần so với năm 2005. Đến năm 2007, hiệu quả theo doanh thu tiếp tục tăng lên 1,2 lần, tức là tăng 0,05
đồng so với năm 2006, 0,07 đồng so với năm 2005. Đây cũng là 2 năm có tỷ trọng chi bồi thường/ tổng chi giảm xuồng dưới mức lịch sử năm 2005. Đến năm 2007 tỷ lệ này là 85%, ngang bằng với năm 2004.