Quá trình hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI. (Trang 38 - 42)

I- Giới thiệu chung về PVI:

1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty Bảo hiểm dầu khí, được thành lập ngày 23/01/1996 theo Quyết định số 12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ; được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995.

Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lập theo quyết định số 42 GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính trên cơ sở chuyển đổi Công ty Bảo hiểm Dầu khí từ Công ty nhà nước – thành viên tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tổng Công ty cổ phần với cổ đông chi phối là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã trưởng thành và phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như tiềm lực tài chính.

Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí, PVI cũng thực hiện những bước tiến dài và vững chắc, chiếm lĩnh thị trường, xác lập vị trí cao, là một trong ba nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.

Với năng lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và với kinh nghiệm trên 10 năm cấp đơn bảo hiểm cho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đáng với niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàn cao với mức phí cạnh tranh. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đánh giá PVI là Công ty dẫn đầu thị

trường bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực bảo hiểm quan trọng là bảo hiểm năng lượng, xây dựng, lắp đặt tài sản, hàng hải. PVI đã và đang thu xếp bảo hiểm cho các tài sản, công trình xây dựng lớn trong nước như: Nhà máy điện - đạm Phú Mỹ với giá trị bảo hiểm hàng triệu USD; công trình thuỷ điện Sơn La (giá trị bảo hiểm 2 tỷ USD); thuỷ điện An Khê, Bản Chát; cầu Cần Thơ với giá trị bảo hiểm mỗi công trình hàng trăm triệu USD… Ngoài ra còn bảo hiểm cho toàn bộ đội tàu của PTSC, VSP, phần lớn tàu VOSCO, BIENDONG, FALCON SHIPPING,VITRANSCHART, bảo hiểm tàu và đóng tàu của VINASHIN, bảo hiểm cho các chủ thầu nước ngoài như TECHNIC, BP, các tài sản liên doanh như HUYNDAI VINASHIN…

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như ngày càng đa dạng hóa sản phẩm , hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ, PVI đã tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà bảo hiểm, các nhà môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, tổ chức các cuộc hội thảo cho khách hàng nhằm thu xếp các chương trình bảo hiểm và đảm bảo việc thu hồi bồi thường từ thị trường nhanh chóng và thỏa đáng. Các nhà Tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm lớn trên thị trường quốc tế như: Munich Re Co (Germany), John Swire & Sons (London), Zurich Insurance Group (Swithzerland), Swiss Re, AON (USA), Marsh (Anh), Haakon Ltd (Swithzerland)... lâu nay đã coi PVI là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng dầu khí tại Việt Nam và trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt đã ký với PVI những hợp đồng tái bảo hiểm cố định có hạn mức rất lớn.

Thực hiện đúng cam kết của mình với khách hàng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, PVI luôn phối hợp cùng các nhà giám định trong nước và quốc tế kịp thời xác định nguyên nhân tổn thất, tiến hành bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng. Trong những năm qua, PVI đã thanh toán bồi thường hàng nghìn tỷ đồng cho các khách hàng. Điển hình như vụ tổn thất tại mỏ Đại Hùng với

số tiền bồi thường 4 triệu USD; tổn thất đường ống ngoài khơi của BP – 5,8 triệu USD; tổn thất hàng trên tàu Mimosa – 2,2 triệu USD; tổn thất giếng PS4 – 2,5 triệu USD; bồi thường cho VINAFOOD 3 triệu USD; bồi thường cho VITRANSCHART 3,16 triệu USD. Công tác bồi thường của PVI luôn đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất.

Xác định rõ con người là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sản phẩm dịch vụ bảo hiểm chất lượng cao, nâng cao chất lượng dịch vụ luôn phải đi kèm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, PVI luôn tập trung đào tạo đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt, hàng năm PVI đều cử một số CBCNV đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học Viện Bảo Hiểm Hoàng Gia Anh, Học Viện Bảo Hiểm Malaysia. Đây là điều mà không phải công ty bảo hiểm nào tại thị trường Việt Nam cũng thực hiện được.

Với những nỗ lực tự hoàn thiện không ngừng, PVI đã tạo dựng được cho mình vị thế cao trên thị trường trong nước và chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế. cụ thể như sau:

Năm 2002, Tổng Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 - DNV (Det Norske Verita) - Giấy chứng nhận số HT: 409.02.32 ngày 22/11/2002.

Đặc biệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba và vào tháng 9 năm 2005 đã được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt.

Năm 2005, năm đánh dấu lộ trình xâm nhập thị trường thế giới mạnh nhất của bảo hiểm dầu khí, doanh thu đã gấp đôi cả 5 năm 1996 – 2000 cộng lại.

Năm 2006, khi thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng, cổ phiếu PVI đã xác lập kỷ lục là cổ phiếu có giá đấu cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào thương hiệu mang tên PVI.

Tháng 3/2007, PVI chính thức chuyển đổi thành Tổng công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Kết thúc đợt IPO, PVI thu về cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam 2.000 tỷ đồng, bằng 4 lần vốn điều lệ của PVI tại thời điểm đó.

Tháng 7/2007, PVI hân hạnh được nhận cúp vàng thương hiệu mạnh, là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.

Tháng 8/2007, PVI chính thức niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội. PVI hiện nằm trong Top 20 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị vốn hoá và tính thanh khoản cao nhất .

Cũng trong năm 2007, PVI đã kí hợp tác toàn diện , hợp đồng dài hạn với những đối tác lớn, các đơn vị thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam như VSP, PVEP, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Đạm Phú Mỹ, PTSC, Modec,… nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế thương hiệu của PVI.

Bên cạnh đó, PVI đã thành lập thêm 10 đơn vị thành viên có địa bàn trên khắp cả nước trong đó có 2 công ty chuyên về lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động sản là PVI Finance và PVI Invest, mở ra hướng chuyển đổi PVI thành Tổng công ty bảo hiểm và đầu tư tài chính.

Năm 2007 cũng là năm PVI đã thực hiện thành công phương án tăng vốn, nâng tổng vốn điều lệ lên 890 tỷ đồng, trở thành doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ lớn nhất thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh

doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính của PVI. Đưa PVI trở thành doanh nghiệp bảo hiểm lớn thứ 2 thị trường về thị phần, duy trì vị trí nhà bảo hiểm Công nghiệp số 1 Việt Nam .

PVI cũng là doanh nghiệp bảo hiểm có năng suất lao động và hiệu quả cao nhất thị trường , chia cổ tức cho cổ đông ngay từ đầu năm chuyển đổi ở mức 15%.

Bảng3.1: Doanh thu và lợi nhuận PVI từ năm 2004 đến năm 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh thu 617,497 794,88 1306.025 1,997,030 838,392

Lợi nhuận

sau thuế 24 29 44 250 171

Nguồn: Bản cáo bạch PVI

Bằng sức trẻ và sự vươn lên mạnh mẽ, với những thành quả đã đạt được, PVI quyết tâm giữ vững vị trí đứng đầu thị trường bảo hiểm trong các lĩnh vực quan trọng và phấn đấu trở thành công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao năng lực tái bảo hiểm, tăng cường các Quỹ dự phòng, tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư Tài chính để kinh doanh bảo hiểm ngày một hiệu quả và đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI. (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w