Giám định và bồi thường tổn thất: Giám định tổn thất:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI. (Trang 31 - 38)

IV –Điều kiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển ở Việt Nam:

d.Giám định và bồi thường tổn thất: Giám định tổn thất:

Giám định tổn thất:

Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của người được bảo hiểm hoặc là người đại diện cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc người được người bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tại chỗ với sự có mặt của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất.

Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển, trách nhiệm của người bảo hiểm không bao giờ vượt quá phần trách nhiệm pháp định của chủ tàu đối với người thứ ba. Do vậy, không có sự mâu thuẫn quyền lợi giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm ttrong việc giám định tổn thất tai nạn xảy ra. Giám định viên do người bảo hiểm chỉ định càng hạn chế được tổn thất thì càng có lợi cho chủ tàu. Nếu giám định viên có bằng chứng về nguyên nhân gây ra tổn thất không thuộc trách nhiệm của chủ tàu thì người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người thưa ba.

Trong thực tế giải quyết các sự cố, tai nạn hàng hải, giám định viên thường tư vấn cho thuyền trưởng áp dụng những biện pháp cần thiết để giảm thiểu thiệt hại, tổn thất hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của chủ tàu đối với tổn thất xảy ra.

Khiếu nại bồi thường:

Khi yêu cầu nhà bảo hiểm bồi thường người được bảo hiểm phải cung cấp cho nhà bảo hiểm các tài liệu sau:

* Đối với rủi ro về hàng hoá bị tổn thất:

- Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Chứng từ thanh toán tiền bồi thường tổn thất cho bên thứ ba - Văn bản thoả thuận số tiền bồi thường tổn thất của các bên - Thư khiếu nại đòi bồi thường tổn thất của bên thứ ba

- Giấy thế quyền hoặc thư uỷ quyền khiếu nại

- Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền)

- Trích sao đầy đủ và chi tiết nhật ký hàng hải, thời tiết… tuỳ theo từng nguyên nhân gây ra hoặc liên quan tới tổn thất

- Sơ đồ xếp hàng (nếu cần thiết)

- Hợp đồng thuê tàu, vận đơn, hoá đơn mua hàng, packing list, biên bản hàng hoá đổ vỡ do tàu gây ra

- Biên bản kiểm tra giám định hầm hàng trước khi xếp hàng hoặc báo cáo của thuyền trưởng về việc kiểm tra tàu trước khi xếp hàng lên tàu

- Biên bản xác định tổn thất của người bảo hiểm hoặc cơ quan giám định khác do người bảo hiểm chỉ định

- Biên bản giám định hàng xác định nguyên nhân, mức độ của tổn thất - Bản sao giấy tờ đăng kiểm của tàu

- Những tài liệu khác liên quan đến việc chứng minh tàu miễn trách hoặc giảm nhẹ trách nhiệm

* Hàng thiếu, hàng mất nguyên kiện:

- Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Chứng từ thanh toán tiền bồi thường tổn thất cho bên thứ ba - Văn bản thoả thuận về số tiền bồi thường tổn thất giữa các bên - Thư khiếu nại đòi bồi thường tổn thất của bên thứ ba

- Giấy thế quyền hoặc thư uỷ quyền khiếu nại

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng

- Phiếu kiểm đếm hàng ở cảng xếp, dỡ hàng hoá

- Báo cáo của thuyền trưởng hoặc đại phó về việc giao thiếu hàng

- Những tài liệu khác có liên quan trong quá trình giao, nhận hàng như: các ảnh chụp, các biên bản vi phạm, kiểm đếm sai,… (nếu có)

*Đối với rủi ro về ô nhiễm dầu:

- Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm - Quyết định phạt của chính quyền cảng, địa phương - Kháng cáo hàng hải và báo cáo sự cố của thuyền trưởng - Trích sao nhật ký boong tàu, máy

- Bản sao giấy tờ đăng kiểm của tàu

- Biên bản giám định tổn thất của công ty bảo hiểm hoặc cơ quan giám định khác do người bảo hiểm yêu cầu

- Hoá đơn về chi phí tẩy rửa, ngăn ngừa ô nhiễm, tiền phạt và các chi phí khác có liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với rủi ro về thương tất, ốm đau, chết người: - Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm - Kháng cáo hàng hải hoặc báo cáo của thuyền trưởng

- Biên bản khám nghiệm, kiểm tra của chính quyền cảng, cơ quan chức năng tại nơi xảy ra tai nạn

- Bản sao bệnh án, giấy nhập viện, ra viện

- Các hoá đơn, chứng từ về các chi phí liên quan như: viện phí, thuốc men, hồi hương, …

* Đối với rủi ro về đâm va với cầu cảng, vật cố định: - Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Kháng nghị hàng hải hoặc báo cáo sự cố của thuyền trưởng (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn)

- Trích sao nhật ký hàng hải, máy và thời tiết

- Biên bản giám định của người bảo hiểm hoặc được người bảo hiểm chỉ định giám định

- Hồ sơ khiếu nại của người bị thiệt hại (bao gồm: thư khiếu nại yêu cầu bồi thường tổn thất và các chứng từ, hoá đơn về các chi phí liên quan đến việc khắc phục thiệt hại)

- Văn bản thỏa thuận số tiền bồi thường tổn thất của các bên

- Chứng từ thanh toán tiền bồi thường tổn thất cho người bị thiệt hại * Đối với rủi ro về phạt hải quan:

- Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Kháng cáo hàng hải hoặc báo cáo của thuyền trưởng (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn )

- Biên bản phạt của hải quan hoặc chính quyền địa phương (có chữ kí của người đại diện tàu)

- Các giấy tờ có liên quan đến vụ việc

- Luật quy định phạt của địa phương (nếu cần thiết)

- Hoá đơn, chứng từ thanh toán tiền phạt của người được bảo hiểm * Đối với rủi ro về đâm va tàu với tàu:

- Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Kháng nghị hàng hải hoặc báo cáo sự cố của thuyền trưởng (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn)

- Trích sao nhật ký boong, máy, thời tiết (nếu cần thiết) - Biên bản đối tịch của các thuyền trưởng

- Biên bản giám định tổn thất của các tàu liên quan đến vụ tai nạn - Biên bản điều tra, phân lỗi của cơ quan chức năng có thẩm quyền

- Bản sao các giấy tờ Đăng kiểm của tàu

- Hồ sơ khiếu nại thiệt hại của phía đối phương

- Văn bản thoả thuận về số tiền bồi thường tổn thất của các bên - Chứng từ thanh toán tiền bồi thường tổn thất của các bên

- Chứng từ thanh toán tiền bồi thường tổn thất từ phía đối phương

Đối với những rủi ro khác, hồ sơ khiếu nại cũng bao gồm phần lớn các chứng từ, tài liệu đã nêu ở trên. Trong từng trường hợp cụ thể người bảo hiểm có thể yêu cầu thêm những tài liệu khác liên quan tới tổn thất cần thiết phục vụ cho công tác giám định.

Theo quy định, thời hạn người được bảo hiểm có quyền khiếu nại người bảo hiểm bồi thường tổn thất được quy định là một năm kể từ khi người được bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường cho người thứ ba theo sự chấp thuận bằng văn bản của người bảo hiểm. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại sẽ không được giải quyết trừ khi có sự thỏa thuận khác bằng văn bản giữa người tham gia và người bảo hiểm.

Bồi thường tổn thất:

Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại của chủ tàu, người bảo hiểm tiến hành nghiên cứu các tài liệu chứng từ do chủ tàu cung cấp và xem xét việc bồi thường. nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc tài liệu, chứng từ không hợp lệ thì người bảo hiểm có quyền yêu cầu chủ tàu tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ khiếu nại. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại nói trên của người được bảo hiểm, mà người bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại đó được coi là đầy đủ và hợp lệ. Cán bộ bồi thường bảo hiểm nghiên cứu, xem xét bồi thường bảo hiểm dựa trên các căn cứ sau:

- Tổn thất xảy ra do rủi ro được bảo hiểm trong thời gian Giấy chứng nhận bảo hiểm P and I còn hiệu lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuyền viên có đủ năng lực chuyên môn theo quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam và pháp luật hàng hải quốc tế.

- Chủ tàu đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như: nộp phí bảo hiểm, thông báo về tổn thất và khiếu nại đúng thời hạn quy định, thực hiện các chỉ dẫn của người bảo hiểm trong việc hạn chế tổn thất khi tai nạn xảy ra…

- Các chi phí khắc phục sự cố và khoản tiền bồi thường thiệt hại cho người thứ ba đúng với sự đồng ý của công ty bảo hiểm và của Hội.

Theo quy tắc của Hội WOE, hội viên không được tự ý chấp nhận hay bồi thường thiẹt hại cho người thứ ba mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của Hội. Trong thực tiễn, cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải cùng phối hợp giải quyết tranh chấp với người thứ ba. Khi các bên đạt được thoả thuận về số tiền bồi thường thì chủ tàu sẽ thanh toán cho người thứ ba và lập hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm. Vì vậy, trong mọi trường hợp người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi mức độ tổn thất mà họ đã có sự chấp thuận bằng văn bản. Nếu chủ tàu vì lý do nào đó như vì quan hệ bạn hàng… bồi thường cho người thứ ba vượt quá số tiền công ty bảo hiểm và Hội chấp nhận thì chủ tàu phải gánh chịu số tiền vượt quá đó.

Khi đã có đủ căn cứ nêu trên, người bảo hiểm sẽ tiến hành tính toán số tiền bồi thường, gửi văn bản chấp thuận bồi thường cho chủ tàu và chuyển tiền bồi thường vào tài khoản của chủ tàu hoặc tài khoản khác nếu chủ tàu có yêu cầu.

Thời hạn thanh toán tiền bồi thường là trong vòng 30 ngày kể từ ngày người bảo hiểm nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại hợp lệ của người được bảo hiểm. Trong trường hợp người bảo hiểm có văn bản từ chối bồi thường thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối, nếu người được bảo hiểm không có phản hồi gì thì coi như người được bảo hiểm đã chấp nhận sự từ chối bồi thường của người bảo hiểm.

Trong trường hợp người được bảo hiểm không chấp nhận đối với một phần của số tiền khiếu nại mà người bảo hiểm đã từ chối bồi thường thì người bảo hiểm sẽ bồi thường trước số tiền mà hai bên chấp nhận và số tiền còn lại sẽ được tiếp tục xem xét giải quyết khi người được bảo hiểm có văn bản , chứng từ chứng minh thêm hoặc thoả thuận với người bảo hiểm về số tiền bồi thường đó.

Tranh chấp về khiếu nại và bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thường được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải. Trong trường hợp giữa người bảo hiểm và chủ tàu không thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, việc giải quyết tranh chấp sẽ được đưa ra Toà án hoặc Trọng tài có thẩm quyền để giải quyết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI. (Trang 31 - 38)