II- Tình hình thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển: 2.1 Thị trường P and I quốc tế:
2.2.2. Các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: a Tình hình đội tàu Việt Nam:
a. Tình hình đội tàu Việt Nam:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1976 và phát triển gắn liền với sự lớn mạnh của đội tàu biển Việt Nam. Ban đầu chỉ có 1 chủ tàu và 8 con tàu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại thời điểm năm 1976, nhưng đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 327 tàu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại các Hội quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên dưới 100 công ty lớn nhỏ có tàu vận tải biển, tuy nhiên chỉ có 28 công ty tham gia Hiệp hội các chủ tàu vận tải biển Việt Nam.
So với cách đây 5-10 năm, đội tàu biển của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể về trẻ hoá tuổi tàu, nâng tổng trọng tải từ 3 triệu tấn độ tuổi trung bình là 15 lên 4,5 triệu tấn có độ tuổi trung bình là 10 tuổi. Mặc dù chúng ta đứng trong top 5 ở khu vực Đông Nam Á, nhưng tàu của chúng ta chỉ thuộc loại vừa và nhỏ. Tàu có trọng tải trên 40.000 tấn chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn phần lớn là các tàu dưới 30.000 tấn. Gần 80% đội tàu của chúng ta hoạt động trong khu vực Đông Nam Á làm nhiệm vụ tàu con thoi chung chuyển hàng hoá từ Việt Nam đến các cảng lớn khác trong khu vực. Do khả năng về mặt tài chính bị hạn chế, các chủ tàu Việt Nam phải chấp nhận mua để khai thác những con tàu đã được nước ngoài sử dụng trong khoảng 10 – 15 năm. Tuy nhiên các con tàu này vẫn còn được xem là tàu
mới và tốt so với đội tàu hiện có của Việt Nam. Đặc biệt trong tình hình hiện nay giá tàu thế giới tăng rất cao, nên trong thời gian tới chúng ta khó có thể có được các tàu mới và hiện đại mua về từ nước ngoài. Bên cạnh đó, các tàu đóng mới trong nước cũng bị hạn chế về mặt kỹ thuật, đặc biệt là các tàu đóng tại cơ sở đóng tàu nhỏ ở địa phương và tư nhân.
Khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến hiện đại, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu biển của các điều ước quốc tế ngày càng cao. Điều này làm cho đội tàu Việt Nam vẫn còn tồn tại các tàu có chất lượng dưới tiêu chuẩn cũng như gia tăng hạn chế về mặt kỹ thuật. Mặc dù chúng ta đã có nhiều sự chuyển biến tích cực nhưng thực tế vẫn chỉ ra rằng, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đội tàu biển của chúng ta vẫn là đội tàu già, còn hạn chế khá nhiều về mặt kỹ thuật dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Việc duy trì và sử dụng đội tàu như vậy là một khó khăn rất lớn cho đội tàu Việt Nam trong việc đáp ứng các quy định về an toàn cũng như bảo vệ môi trường của thế giới.
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ thuyền viên cũng là một vấn đề lớn đối với đội tàu Việt Nam. Đa số các chủ tàu chưa am hiểu về các quy định hiện hành trong nước và trên thế giới. Sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý, bất chấp pháp luật chạy theo lợi nhuận … là những sai lầm mà nhiều chủ tàu Việt Nam đang mắc phải. Mặt khác, các chủ tàu cũng chưa có sự đầu tư đúng mức vào trang thiết bị cũng như bảo dưỡng tàu, chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, thuyền viên. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều sự cố hàng hải đáng tiếc trong thời gian vừa qua. Thực tế này đòi hỏi các công ty vận tải biển phải quan tâm, chú trọng hơn nữa vào công tác quản lý, bồi dưỡng nguồn nhân lực để có thể đảm bảo chất lượng, an toàn và khả năng cạnh tranh cho hoạt động của đội tàu Việt Nam.