Thuận lợi và khó khăn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI. (Trang 56 - 62)

III- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại PVI:

3.1.Thuận lợi và khó khăn:

3.1.1. Thuận lợi:

- Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) là thành viên thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn lên tới 75% vốn điều lệ). Đây là một lợi thế rất lớn cho PVI khi đem lại nguồn khách hàng trong ngành tương đối ổn định. Chính vì vậy PVI đang là nhà bảo hiểm năng lượng độc quyền trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Lợi thế công ty trong ngành dầu khí còn giúp PVI có được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cán bộ lãnh đạo tập đoàn giàu kinh nghiệm, giúp đỡ PVI trong việc hoạch định các chiến lựoc kinh doanh của mình.

- Một trong những thuận lợi lớn đối với các công ty bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI nói riêng là hầu hết các đội tàu biển Việt Nam hiện nay đều tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại các công ty bảo hiểm Việt Nam. Sự phát triển của đội tàu biển Việt Nam và sự quan tâm của Nhà nước tới ngành đóng tàu trong thời gian gần đây là điều kiện cho PVI khai thác lượng lớn các khách hàng tiềm năng.

- Trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Hằng năm tổng công ty đều cử những cán bộ đi đào tạo chuyên sâu tại Học viện Bảo hiểm Hoàng Gia Anh và Học viện Bảo hiểm Hoàng Gia Malaysia. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và những đóng góp đáng kể mà đội ngũ cán bộ nhân viên đem lại đã chứng tỏ sự đúng đắn trong công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của tổng công ty.

- Tổng công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 trong hoạt động quản lý. Điều này đã tạo ra sự thống nhất trong các khâu nghiệp vụ giúp việc quản lý được rõ ràng, nâng cao năng suất trong quá trình hoạt động kinh doanh của tổng công ty.

- Nền kinh tế trong nước trong những năm gần đây đang có những chuyển biến tích cực. Đây là một thuận lợi cho các ngành dịch vụ trong đó có ngành bảo hiểm. Thêm vào đó, ngành dầu khí trong tương lai gần sẽ có sự phát triển lớn với việc nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động cùng với các dự án lớn trong ngành và của quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho PVI trong quá trình khai thác.

- Dân trí về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng của người dân ngày càng được nâng cao làm cho nhu cầu bảo hiểm ngày càng gia tăng.

- Uy tín của PVI trên thị trường ngày càng được nâng cao. Mục tiêu của tổng công ty trong năm 2009 là vươn lên giữ vị trí hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Điều này giúp PVI chiếm được niềm tin trong tâm trí khác hàng, tạo điều kiện cho tổng công ty tăng thị phần để đạt được mục tiêu đề ra.

3.1.2.Khó khăn:

- Khách hàng của PVI chủ yếu là khách hàng trong ngành Dầu khí, khách hàng ngoài ngành còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc mở rộng thị phần là rất khó khăn và sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi thị trường có nhiều biến động.

- Ngành tàu biển Việt Nam gần đây tuy đã được sự quan tâm của Nhà nước nhưng tốc độ phát triển vẫn còn chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây.

- Trình độ đội ngũ thuyền viên và thuyền trưởng kèm theo chất lượng tàu thuyền còn hạn chế làm tăng khả năng xảy ra tổn thất.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam ngày càng gia tăng đã tạo ra sức ép không nhỏ trong việc

định phí cũng như thiết kế sản phẩm mới của tổng công ty. Thêm vào đó việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài càng làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.

- Quá trình giải quyết khiếu nại bồi thường đôi khi còn kéo dài, đòi hỏi chi phí cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổng công ty.

- Việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu của tổng công ty. Đặc biệt là cán bộ định phí và giám định tổn thất.

- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác như bảo hiểm con người. bảo hiểm xe cơ giới đang bỏ nggõ một đoạn thị trường đầy tiềm năng vào tay các công ty bảo hiểm khác.

- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các công ty bảo hiểm, trong đó có PVI. Khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức kinh doanh giảm sút rõ rệt, tạo ra khó khăn lớn trong việc khai thác bảo hiểm của PVI.

3.2.Công tác khai thác: 3.2.1. Quy trình khai thác:

“Sơ đồ 1: quy trình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển :

( Nguồn: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam )”

- Bước 1 : Lập kế hoạch khai thác

Kế hoạch khai thác từng kỳ được hoạch định trên cơ sở những yếu tố sau: • Kết quả triển khai nghiệp vụ kỳ trước (doanh thu phí bảo hiểm kỳ trước)

• Tình hình thị trường trong kỳ • Tiềm năng phát triển

Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố trên, công ty bảo hiểm sẽ lập ra kế hoạch khai thác từng kỳ, từng khu vực, từng chi nhánh cho hiệu quả nhất để từ đó đề ra kế hoạch khai thác cho toàn tổng công ty trong một năm hoặc thời kỳ.

Lập kế hoạch khai thác Xác định biện pháp khai thác cụ thể Xác định các biện pháp hỗ trợ khai thác Tổ chức thực hiện khai thác Đánh giá rút kinh nghiệm trong việc khai

- Bước 2 : Xác định biện pháp khai thác cụ thể

Trên cơ sở kế hoạch khai thác đã lập ra, các cán bộ khai thác cần tìm ra biện pháp khai thác phù hợp với từng đối tượng, từng thời kỳ, từng sản phẩm để đạt được kết quả tốt nhất. Trong bước này nhân viên khai thác phải thực hiện đánh giá nguy cơ liên quan đến rủi ro được yêu cầu bảo hiểm. Có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau :

• Trường hợp 1 : Đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm nhỏ, cán bộ khai thác có thể thông qua việc trao đổi với khách hàng và nghiên cứu đơn yêu cầu bảo hiểm để đánh giá rủi ro liên quan.

• Trường hợp 2: Đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, việc đánh giá, nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua các môi giới bảo hiểm. Sau khi có đủ thông tin để chuẩn bị xong hồ sơ bảo hiểm, nhân viên khai thác sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng để tiến tới ký kết hợp đồng.

- Bước 3 : Xác định các biện pháp hỗ trợ khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện việc khai thác một cách hiệu quả nhất, các công ty bảo hiểm còn thực hiện các biện pháp hỗ trợ khai thác. Bản chất của các biện pháp này là công tác marketing nhằm định vị sản phẩm bảo hiểm trong tâm trí khách hàng. Mục đích của các biện pháp này là quảng bá cho sản phẩm, giúp sản phẩm bảo hiểm tiếp cận gần hơn với khách hàng và xác định cho sản phẩm một vị trí trong lòng khách hàng.

- Bước 4 : Tổ chức thực hiện khai thác

Trong công tác này, các nhân viên khai thác phải nghiên cứu thị trường để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tiếp cận họ. Đây là bước đòi hỏi sự năng động, nhiệt tình, kiên trì và nhạy bén của các nhân viên khai thác để thuyết phục khách hàng và ký kết được hợp đồng bảo hiểm.

Đây là bước cuối cùng trong khâu khai thác và là bước cần thiết để tìm và khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm để nâng cao kết quả và hiệu quả khai thác trong thời gian tiếp theo. Để đánh giá kết quả khai thác của một kỳ nghiên cứu người ta thường xem xét các chỉ số sau :

• Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch : iNV = 0 y yK × 100 • Chỉ số hoàn thành kế hoạch : iHT = K y y1 × 100 • Chỉ số thực hiện : iTH = 0 1 y y × 100 hoặc iTH = iNV × iHT Trong đó: iNV : Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch iHT : Chỉ số hoàn thành kế hoạch iTH : Chỉ số thực hiện yK : mức độ đạt được kỳ kế hoạch y1 : mức độ đạt được kỳ nghiên cứu y0 : mức độ đạt được kỳ gốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI. (Trang 56 - 62)