Định hướng phát triển hoạt động định giá bất động sản thế chấp nói chung tại ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu Quy trình định giá bất động sản thế chấp là nhà ở tại Techcombank (Trang 61 - 65)

chung tại ngân hàng Techcombank

1 Mục tiêu, phương hướng chung của ngành ngân hàng nói chung

Hiện nay, dịch vụ ngân hàng ở nước ta đang phát triển nhanh chóng, đem lại tiện ích cho người dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với nhận thức và quan điểm đó thì sự cạnh tranh phát triển của các dịch vụ ngân hàng đang đi theo ba xu hướng sau:

Một là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính chủ yếu trên thị trường chứng khoán, có rất nhiều ngân hàng đã có công ty chứng khoán trực thuộc và hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khoán.

Một số ngân hàng thương mại còn liên doanh với một số định chế tài chính nước ngoài thành lập quỹ đầu tư chứng khoán như: ngân hàng ngoại thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Hai là, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiện ích và hiện đại. Theo đó, dịch vụ ngân hàng bán buôn là dành cho các công ty và tập đoàn kinh doanh…còn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho các khách hàng cá nhân. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại trên các lĩnh vực chính:

Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: hầu hết các ngân hàng đang cung cấp dịch vụ thẻ trên các tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa,

dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác cũng đang phát triển.

Đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân: các ngân hàng thương mại đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe kinh doanh, xe vận tải…được phối hợp với các đại lí bán xe và dựa trên thu nhập, tài sản bảo đảm vay của người mua xe ô tô, với thời hạn được vay lên tới 4-5 năm và số tiền vay tương ứng là 60% đến 90% giá mua xe. Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đâng phát triển mạnh tại các đô thị, được các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định quan tâm với thời hạn vay tối đa từ 10 đến 15 năm.

Ba là, mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng được phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài trong điều kiện quy định của nhà nước. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang được phát triển mạnh tại các ngân hàng Việt Nam, nhiều ngân hàng thương mại phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western Union…song dẫn đầu là ngân hàng ngoại thương và ngân hàng cổ phần Đông Á.

Hiện tại, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang nằm trong tình trạng khó khăn nhưng chắc chắn trong tương lai khi mà nền kinh tế sôi động trở lại: thị trường chứng khoán phát triển nhanh, thị trường tài chính ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ….sẽ càng thúc đẩy nền kinh tế vững chắc và các luồng chu chuyển vốn với tốc độ nhanh đòi hỏi các hoạt động dịch vụ ngân hàng hoàn thiện hơn.

2 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Techcombank trong tương lai

Kết quả hoạt động kinh doanh đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc về năng lực hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng. Theo kế hoạch, trong tương lai, Techcombank vẫn tiếp tục hướng tới khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp SMEs. Để tiếp tục phát triển theo hướng này, Techcombank sẽ đầu tư một cách đồng bộ cả về mặt sản phẩm nhân sự, mạng lưới, công nghệ và quản trị doanh

nghiệp. Cụ thể, về mặt sản phẩm dịch vụ, Techcombank sẽ phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền công nghệ hiện đại, tập trung vào các sản phẩm huy động và tiết kiệm, cho vay, tiêu dùng, sản phẩm thẻ và tài khoản.

Đối với các doanh nghiệp, Techcombank sẽ đặc biệt chú trọng vào các sản phẩm mang tính trọn gói, cung cấp dịch vụ “một cửa” cho khách hàng. Về mặt mạng lưới, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng thêm số phòng giao dịch và chi nhánh tập trung ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Công nghệ cũng tiếp tục là điểm nhấn của Techcombank trong năm 2007. Công nghệ sẽ là nền tảng vững chắc để Techcombank phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm dịch vụ mới và chắc chắn sẽ tiếp tục là thế mạnh của Techcombank.

Chú trọng cải tiến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt khi có thêm nhân tố mới là đối tác chiến lược HSBC. Trên cơ sở hợp tác giữa Techcombank và HSBC hai bên sẽ tăng cường hợp tác về mặt quản trị doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực: đào tạo, hỗ trợ kĩ thuật, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên môn về phát triển sản phẩm và kinh doanh.

Trong tương lai, Techcombank đã đưa ra tầm nhìn 2010 làm mục tiêu:

Techcombank phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả.

3 Định hướng phát triển hoạt động định giá bất động sản thế chấp tạingân hàng Techcombank ngân hàng Techcombank

Với quyết tâm từ nay đến năm 2010, Techcombank trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng hoá và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, Techcombank đã quán triệt và định hướng hoạt động cho vay thế chấp bằng bất động sản như sau:

- Đa dạng hoá các loại hình cho vay thế chấp bằng bất động sản như: cho vay để xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại của Nhà nước, chuyển quyền sử dụng đất; cho vay du học tại chỗ, du học nước ngoài; cho vay mua ôtô…

- Phát triển loại hình cho vay thế chấp bằng bất động sản theo phương châm an toàn và hiệu quả. Theo đó, khách hàng vay vốn cần phải có nguồn thu nhập ổn định, có phương án sử dụng vốn khả thi và hiệu quả. Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay thế chấp bằng bất động sản căn cứ vào khả năng thu hồi gốc và lãi vay cũng như hiệu quả kinh tế- xã hội mang lại. - Đẩy mạnh công tác marketing để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ cho vay thế chấp bằng bất động tới đông đảo dân cư thông qua việc kết hợp các phương thức tuyên truyền như phát tờ rơi, qua các phương tiện thông tin đại chúng…

- Từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cho vay thế chấp bằng bất động sản trên cơ sở đổi mới công nghệ ngân hàng.

- Nhân lực cho lĩnh vực định giá tài sản bảo đảm tăng thêm cả về mặt số lượng và chất lượng. Vì khối lượng công việc thẩm định của ngân hàng là rất lớn, điều này dễ ngay áp lực công việc cho cán bộ thẩm định; tăng chất lượng thẩm định viên nghĩa là tạo điều kiện cấp kinh phí cho cán bộ theo học khoá đào tạo thẩm định viên, và thi lấy thẻ thẩm định viên (tuỳ theo kinh phí của ngân mà có cử số cán bộ thẩm định của ngân hàng đi học), khi đó chữ kí của thẩm định viên mới có giá trị pháp lý nếu có hiện tượng tranh chấp.

- xây dựng một hệ thống dữ liệu cơ sở dữ liệu về hoạt động định giá BĐS thế chấp trong toàn hệ thống Ngân hàng một cách cụ thể và nhanh chóng, giúp cho việc lấy thông tin của các cán bộ nhanh hơn và có cơ sở hơn, giúp cho việc quản lý hoạt động định giá thuận tiện hơn. Đồng thời cấp kinh phí để mở rộng hoạt động thẩm định giá hơn như chế độ đãi ngộ với nhân viên thẩm định, phụ phí an toàn khi cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ

của mình, chi phí cho cán bộ thẩm định khi đi tìm BĐS chứng cớ để thực hiện việc điều chỉnh về BĐS mục tiêu... Khi đó giá trị mà cán bộ thẩm định sẽ mang nhiều tính thị trường hơn, vì có thể thu thập được nhiều BĐS chứng cớ hơn những gì mà Ngân hàng đang làm.

Một phần của tài liệu Quy trình định giá bất động sản thế chấp là nhà ở tại Techcombank (Trang 61 - 65)