Phương hướng phát triển và mục tiêu chung:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI (Trang 53 - 57)

V. Giá thành sản xuất 413,4 87,0 483,7 88,7 640,5 89,

3.1.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu chung:

Với gần 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, vượt qua biết bao nhiêu khó khăn và thách thức, Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội luôn cho thấy được sự phát triển ổn định và vững chắc của mình. Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam có khả năng sản xuất các loại tà vẹt bê tông dự ứng lực đã cho thấy vị thế và khả năng cạnh tranh cao của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Trong những năm tới với chiến lược phát triển ngành Đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050 vừa được chính phủ phê duyệt cuối năm 2008, tập trung ưu tiên phát triển GTVT bánh sắt tại các đô thị, đường sắt nội ngoại ô, làm nòng cốt trong vận tải hành khách công cộng, đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho Công ty.

Những chiến lược, chính sách phát triển, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến Đường sắt của chính phủ rõ ràng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Công ty. Trong đó có rất nhiều những chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và thi công xây dựng công trình Đường sắt của Công ty như: Xây dựng tuyến Đường sắt trên cao nội đô Hà Nội, xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh, Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh, tiến tới hoàn thiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Ngoài ra với quy hoạch mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và trào lưu xây dựng các khu dân cư, khu đô thị và khu Công nghiệp mới cũng là những cơ hội rất tốt để cho các hoạt động xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông và dân dụng.

Thuận lợi là thế, song không thể không nhắc đến những khó khăn mà Công ty đã, đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới. Cùng với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu đang diễn ra như hiện nay cho thấy rất nhiều khó khăn trước mắt mà Công ty sẽ gặp phải. Nền kinh tế suy thoái làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đầu tư và thu hút đầu tư vốn từ trong và ngoài nước vào Công ty. Giá cả nguyên nhiên vật liệu, đầu vào bấp bênh, không ổn định và thường xuyên biến đổi trong 2 năm vừa qua đã khiến chi phí sản xuất của Công ty có lúc lên rất cao, làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Cùng với đó là lãi xuất ngân hàng trong nửa đầu năm 2008 tăng cao khiến chi phí lãi vay ngân hàng cũng tăng cao hơn mức bình thường rất nhiều.

Việc phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh có nhiều năm kinh nghiệm như Công ty Cổ phần Công trình Đường sắt và Công ty Cổ phần Công trình 6 cũng là 1 trong những khó khăn rất lớn của Công ty. Vì hiện nay 2 Công ty này cũng đã đưa vào Công nghệ sản xuất các loại tà vẹt bê tông dự ứng lực của Anh Quốc, có chất lượng cũng rất đảm bảo.

Ngoài ra việc Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO cũng sẽ khiến cho áp lực cạnh tranh giữa Công ty nói riêng và các Công ty trong nước nói chung với các doanh nghiệp cung cấp cùng loại sản phẩm của nước ngoài ngày càng gay gắt hơn. Chúng ta có thể sẽ mất các hợp đồng quan trọng như xây dựng các tuyến Đường sắt cao tốc, các tuyến đường sắt trên cao và cung cấp các linh kiện vật tư trang thiết bị cho thi công công trình.

Những thuận lợi và khó khăn này đòi hỏi đội ngũ Ban Quản trị và tập thể lao động trong Công ty phải nỗ lực vượt qua, hoàn thiện hơn nữa công tác điều tra, dự báo, phân tích các chiến lược, chính sách của nhà nước và tình hình thị trường, từ đó tìm ra những cơ hội và thách thức cụ thể cho riêng mình, tận dụng điểm mạnh để nắm lấy các cơ hội và vượt qua những khó khăn thách thức.

Từ việc nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn trên lãnh đạo Công ty đã có những định hướng phát triển trong những năm tới như sau:

Tìm kiếm cơ hội, mở rộng và phát triển thị trường sang các nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, … tận dụng tối đa lợi thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Giữ gìn, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp và chất lượng các công trình thi công, tối ưu hóa chi phí, tiến độ và định mức nguyên vật liệu đầu vào.

Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa cho các cổ đông, phấn đấu trả cổ tức hàng năm cho cổ đông từ 11% đến 13%

Đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới phục vụ sản xuất, đón đầu các dự án lớn của ngành GTVT.

Tập trung đào tạo công nhân và cán bộ, nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và những khó khăn trong thời buổi kinh tế gặp khó khăn.

Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục, dự án đầu tư, đồng thời cố gắng huy động thêm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và thi công các công trình, đảm bảo tiến độ ổn định và chất lượng tốt.

3.1.2. Quan điểm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của lãnh đa ̣o Công ty CPĐT Công trình Hà Nô ̣i:

Từ việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch các khoản mục, yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm, nhận thức rõ những hạn chế còn tồn tại để từ đó có phương hướng điều tiết và khắc phục nhằm sử dụng môt cách tối ưu hơn các khoản mục chi phí đó.

Thực chất của công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh là dung các chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản xuất sản phẩm một cách tối ưu. Hay nói cách khác đó già việc giảm hao phí lao động sống và lao động việt hóa trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra.

Để thực hiện được điều này doanh nghiệp phải áp dụng một hệ thống các biện pháp như:

• Sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, …

• Phấn đấu hạ thấp định mức sử dụng nguyên vật liệu thông qua các biện pháp cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề lao động, áp dụng các sáng kiến, đổi mới kỹ thuật.

• Tăng năng suất lao động

• Bố trí hợp lý và sử dụng tối đa công suất sử dụng máy móc thiết bị. Do vậy có thể xác định được phương hướng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội như sau:

• Phấn đấu giảm chi phí sản xuất trên có sở dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, sử dụng tiết kiệm các loại chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực trong quy trình sản xuất.

• Giảm tỷ lệ phế liệu, phế phẩm

3.2. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội:

3.2.1. Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: 3.2.1.1. Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn:

Nguyên vật liệu là thành phần chủ yếu tạo nên sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu mang lại chất lượng cho sản phẩm. Nếu nguyên vật liệu không tốt, điều đó không có gì đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ tốt. Trong giá thành sản xuất sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng cao, nếu xét riêng chi phí nguyên liệu đã chiếm từ 40% đến 55%, nếu xét cả chi phí nhiên liệu trong tổng chi phí nguyên vật liệu thì tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm từ 45% đến 60% trên tổng giá thành sản phẩm.

Chỉ với những con số này thôi đã đủ thấy được rằng chi phí nguyên vật liệu chiếm một vai trò quan trọng như thế nào trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất của Công ty. Chính vì vậy việc tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu sẽ có tác động rất lớn đến công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh cho Doanh nghiệp.

Mặc dù vậy nội dung tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều những nội dung nhỏ và xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất kinh. Trong

đó khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng là một trong những khâu có ảnh hưởng lớn đến chi phí cho nguyên vật liệu.

Có thực hiện công tác này tốt mới giúp Công ty giảm thiểu những chi phí không cần thiết, không cấu thành giá thành sản phẩm, như các chi phí: vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi, hao hụt, …

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w