Chi phí nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI (Trang 36 - 44)

V. Giá thành sản xuất 413,4 87,0 483,7 88,7 640,5 89,

2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu:

Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cấu thành nên sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, vật liệu gián tiếp, công cụ lao động dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất. Ở đây để tiện phân tích ta sẽ chia thành Chi phí vật liệu trực tiếp, Chi phí vật liệu gián tiếp và Chi phí nhiên liệu, năng lượng.

Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện kế hoạch và tăng giảm các yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu ta có các bảng số liệu sau:

Bảng 7: Tình hình chi phí nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm Tà vẹt Bê tông Dự ứng lực

TT Khoản mục 2006

Giá trị

2007 2008

Giá trị Chênh lệch 2006 Giá trị Chênh lệch 2007

+/- % +/- %

1. Nguyên liệu KH 176,5 190,3 13,8 107,8 280,7 90,4 147,5

2. Nhiên liệu, năng lượng KH 18,4 22,1 3,7 120,1 28,9 6,8 130,8 TH 22,8 24,6 1,8 107,9 31,5 6,9 128,0 3. Giá thành toàn bộ đơn vị SP KH 436,0 463,4 27,4 106,3 586,9 123,5 126,7 TH 475,4 545,5 70,1 114,7 715,2 169,7 131,1 4. Tỷ lệ % chi phí Nguyên Liệu/Giá thành KH 40,5 41,1 0,6 47,8 6,7 TH 44,0 48,3 4,3 54,6 6,3 5. Tỷ lệ % chi phí Năng Lượng, Nhiên Liệu/Giá thành KH 4,2 4,8 0,6 4,9 0,1 TH 4,8 4,5 -0,3 4,4 -0,1

(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán và Kế hoạch)

Bảng 8: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Chi phí nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm Tà vẹt Bê tông Dự ứng lực TT Khoản mục 2006 2007 2008 +/- (1000Đ) % +/- (1000Đ) % +/- (1000Đ) % 1. Nguyên liệu 32,9 118,6 73,4 138,6 109,6 139,0

2. Nhiên liệu, năng lượng 4,4 123,9 2,2 109,8 2,6 109,0

3. Giá thành 39,4 109,0 82,1 117,7 128,3 121,9

4. Tỷ lệ Chi phí nguyên liệu/giá thành (%)

3,5 108,6 6,9 116,7 6,8 114,2

5. Tỷ lệ Chi phí nhiên liệu, năng lượng/giá thành (%)

0,6 114,3 -0,3 93,8 -0,5 89,8

(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán và Kế hoạch)

Nhìn vào số liệu phân tích ở trên ta có thể dễ dàng thấy chi phí Nguyên vật liệu thực tế liên tục tăng so với kế hoạch trong suốt 3 năm. Năm 2006 Thực tế tăng 32.900 đồng so với kế hoạch tương ứng tăng 18,6%, năm 2007 thực tế tăng 73.400 đồng tương ứng tăng 38.6% và năm 2008 tăng 109.600 đồng tương ứng tăng 39.0% so với kế hoạch đề ra. Năm 2008 tăng đột biến hơn cả, xảy ra điều này cũng là dễ hiểu bởi cuối năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu phục vụ tăng cao, trong đó có thép và xi

măng là tăng nhiều hơn cả. Do vậy so với những kế hoạch chi phí đã đề ra thì trong 3 năm từ 2006 đến 2008 đều không đạt.

Ngoài ra chi phí nguyên liệu còn tăng cao giữa các năm, năm 2007 tăng 25,9% tương ứng tăng 54.300 đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng gần gấp rưỡi, đạt 148,0% tương ứng tăng 126.600 đồng so với năm 2007.

So với tổng giá thành sản xuất sản phẩm thì tỷ lệ % chi phí nguyên vật liệu kế hoạch và thực hiện của các năm đều có biến động theo chiều hướng ngày càng tăng. Kế hoạch năm 2007 tăng 0,6% so với năm 2006, tuy nhiên trên thực tế thì chênh lệch này là 4,3%, năm 2008 kế hoạch tăng so với 2007 là 6,7% còn thực tế con số này là 6,3%, có giảm về tỷ lệ so với kế hoạch đề ra song xét về giá trị tuyệt đối thì lại chiếm tỷ trọng cao trong giá thành 54,6%.

Ngoài ra xét về cơ bản có thể dễ dàng nhận thấy chi phí nhiên liệu, năng lượng cũng tăng nhanh trong 3 năm, 2007 tăng 1.800 đồng so với năm 2006 và năm 2008 tăng 6.900 đồng so với năm 2007.

Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy tỉ trọng chi phí nguyên vật liệu trên tổng giá thành sản xuất sản phẩm ngày càng tăng.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này xét trên thực tế cũng rất dễ hiểu. Bởi như chúng ta đã biết thì giá cả nguyên vật liệu phục vụ cho ngành đã tăng rất cao vào cuối năm 2007 và trong suốt năm 2008. Chính vì vậy làm cho chi phí thực tế này tăng cao. Để hiểu rõ chi tiết ta xem xét đến từng yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí nguyên liệu và chi phí nhiên liệu, năng lượng:

2.2.1.1.Tình hình tăng giảm các khoản mu ̣c chi phí nguyên liệu chính

Để hiểu rõ hơn chi tiết về tình hình tăng giảm và thực hiện kế hoạch nguyên vật liệu qua các năm ta có bảng phân tích sau:

Bảng 9: Chi tiết Tình hình tăng giảm các khoản mục chi phí nguyên liệu chính trên 1 đơn vị sản phẩm qua các năm

TT Chỉ tiêu 2006 Giá trị (1000Đ) 2007 2008 Giá trị (1000Đ) Chênh lệch 2006 Giá trị (1000Đ) Chênh lệch 2007 +/- (1000Đ) % +/- (1000Đ) % 1 Thép Ф8 cường độ cao 100,8 114,8 14,0 113,9 212,0 97,2 184.7

2 Thép Ф6 9,8 12,0 2,2 122,4 19,8 7,8 165,0 3 Thép Ф3 5,9 6,6 0,7 111,9 10,5 3,9 159,1 4 Thép Ф1 1,00 1,2 0,2 120,0 1,8 0,6 150,0 5 Xi măng PC40 28,4 52,0 23,6 183,1 59,2 7,2 113,8 6 Đá 1x2 cường độ cao 12,0 16,5 4,5 137,5 28,0 11,5 169,7 7 Cát vàng 2,1 3,6 1,5 171,4 8,5 4,9 236,1 8 Phụ gia (Siêu dẻo) 18,2 24,0 5,8 131,9 15,7 -8,3 65,4 9 Lõi nhựa đặt trong TV 31,2 33,0 1,8 105,8 34,8 1,8 105,5 Tổng 209,4 263,7 54,3 125,9 390,3 126,6 148,0

(Nguồn Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Kế hoạch)

Có thể nhận thấy tổng chi phí nguyên liệu năm 2007 tăng 54.300 đồng tương ứng tăng 25,9% so với năm 2006, năm 2008 tăng 126.600 đồng tương ứng tăng 48,0% so với năm 2007. Năm 2008 chi phí nguyên liệu tăng gần gấp rưỡi so với năm 2007 và tăng 1,86 lần so với năm 2006. Chỉ trong vòng 2 năm chi phí nguyên liệu đã tăng 1 cách đột biến lên mức gần gấp đôi so với năm 2006.

Nguyên nhân làm tăng tổng chi phí nguyên liệu chủ yếu do giá cả các nguyên liệu: thép và xi măng tăng cao. Đỉnh cao là thép cường độ cao, do loại thép này Công ty hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài, chịu ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên liệu thế giới, chênh lệch, chi phí vận chuyển tăng cao và tỷ giá hối đoái, chính vì vậy chi phí này tăng cao như vậy cũng là điều tất yếu. Ngoài ra việc khó khăn của ngành thép trong nước cuối năm 2007 và năm 2008 cùng với lạm phát tăng cao đã khiến chi phí nguyên liệu thép (thép Ф6, Ф3, Ф1 thường) tăng cao đột biến trong năm 2008. Chi phí Thép Ф6 tăng 65,0%, Ф3 tăng 59,1%, Ф1 tăng 50,0% so với năm 2007.

Chi phí xi măng tăng cao trong năm 2007, tăng 23.600 đồng tương ứng tăng 83,1% so với năm 2006. Ngoài ra các chi phí khác như chi phí đá cường độ cao, cát vàng cũng có biến động % lớn, tuy nhiên xét về giá trị và tỷ trọng trên tổng chi phí nguyên vật liệu là không lớn lắm.

Xét một cách khách quan thì chi phí các yếu tố trong nguyên liệu tăng cao và tăng đột biến là chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như giá cả nguyên vật liệu (thép, xi măng) thị trường trong nước và quốc tế tăng cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ giá

hối đoái biến động thất thường đã gây nên rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

Mặc dù vậy cũng không thể không nhắc đến những tồn tại đến từ phía doanh nghiệp khiến cho chi phí này có chiều hướng tăng cao trong những năm vừa qua. Doanh nghiệp đã không quan tâm nhiều đến công tác hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất sản phẩm. Công tác cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cũng không được thực hiện tốt, phụ thuộc nhiều vào một số nhà cung cấp đầu vào chính, thiếu sự chủ động dẫn đến chi phí tăng cao, khó kiểm soát.

2.2.1.2.Tình hình tăng giảm chi phí nhiên liệu, năng lượng:

Các yếu tố có trong khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng của Công ty gồm có 3 yếu tố chính sau: Chi phí điện năng, chi phí than cục (nồi hơi), chi phí nước dùng cho sản xuất.

Năm 2006 mức chi phí nhiên liệu năng lượng tăng 4.400 đồng, tương ứng tăng 23,9% so với kế hoạch đã đề ra. Cũng tương tự năm 2007 thực tế vượt kế hoạch 2.500 đồng tương ứng vượt 11,3%, năm 2008 vượt kế hoạch 2.600 đồng tương ứng vượt 9,0%. Xu hướng tăng so với kế hoạch đề ra đã có chiều hướng giảm so với 2 năm trước.

Mặc dù vậy xét tỷ trọng của chi phí nhiên liệu, năng lượng trên giá thành sản phẩm thì có thể dễ dàng nhận thấy qua bảng phân tích là tỷ trọng này có xu hướng giảm trong 3 năm. Thực tế năm 2007 giảm 0,3% so với năm 2006 và năm 2008 giảm 0,1% so với năm 2007. Mặc dù vậy có thể nhận thấy đây chưa hẳn đã là thành quả cố gắng nỗ lực nhằm tiết kiệm chi phí của Công ty.

Bởi thực tế xét về mặt giá trị thì năm 2007 chi phí nhiên liệu, năng lượng vẫn tăng 1.800 đồng tương ứng tăng 7,9%, năm 2008 chi phí này tăng 6.900 đồng tương ứng tăng 28,0% so với năm 2007. Một tỷ lệ vượt kế hoạch cũng rất cao và cho thấy tỷ trọng chi phí nhiên liệu, năng lượng trên giá thành sản phẩm có chiều hướng giảm trong 3 năm chỉ là do ảnh hưởng của sự gia tăng quá nhanh các chi phí nguyên liệu chứ chưa phải là thành quả của nỗ lực của hoạt động sản xuất và hoạch định kế hoạch của Công ty.

Tóm lại: Hầu như tất cả các khoản mục, yếu tố chi phí nguyên vật liệu đều không đạt được mức kế hoạch đã đề ra, tình hình tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cũng không được thực hiện tốt, chính vì vậy chi phí nguyên vật liệu luôn có chiều hướng tăng trong suốt 3 năm.

Xảy ra hiện tượng này cũng không thể chỉ kết luận do nhân tố khách quan hoàn toàn, về phía doanh nghiệp đã không chủ động trong hoạt động hoạch định kế hoạch và dự báo tình hình thị trường. Phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu biến động, không có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu tốt, chính vì vậy khi giá cả thị trường biến động doanh nghiệp sẽ hoàn toàn phụ thuộc và không có phương án dự phòng. Chịu chi phí cao là điều tất yếu.

2.2.2. Chi phí nhân công trực

tiếp:

Chi phí nhân công bao gồm các khoản mục: lương, thưởng, và các khoản phụ cấp khác của lao động sản xuất trực tiếp trong kỳ (BHXH, BHYT, CĐ). Chi phí này thường tỷ lệ thuận với sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp.

Tiền lương được tính theo hệ số cơ bản của Nhà nước, theo cấp bậc thợ và được giám sát chặt chẽ bởi 1 hệ thống thang điểm.

Bảng 10: Quỹ lương lao động trực tiếp từ năm 2006 đến 2008 tại Công ty CPĐT Công trình Hà Nội

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008

KH TH KH TH KH TH

1. Giá trị sản lượng (triệu đồng)

41.415,3 41.832,8 44.022,5 44.681,5 54.577,7 63.980,5 2. Quỹ lương lao động

trực tiếp (triệu đồng) 8.632,1 8.839,3 9.783,2 10.008,7 11.190,5 11.695,5 3. Số lượng lao động trực tiếp (người) 454 456 458 461 465 466 4. Tiền lương bình quân/người/năm (triệu đồng/ng/năm) 19,0 19,4 21,4 21,7 24,07 25,1

Có thể dễ dàng nhận thấy trong suốt 3 năm từ 2006 đến 2008 số lượng lao động trực tiếp của Công ty có chiều hướng tăng, mặc dù mức tăng lao động là không đáng kể. Chi phí nhân công trực tiếp cũng ngày một tăng, năm 2007 tăng 11,3% tương ứng tăng 1.169,4 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 16,9% tương ứng tăng 1.686,8 triệu đồng.

Xảy ra hiện tượng này là do trong 3 năm lượng lao động trực tiếp của Công ty có chiều hướng tăng, ngoài ra do mức tiền lương tối thiểu liên tục tăng trong năm 2007 và 2008, chính vì vậy đã kéo theo quỹ lương cho lao động trực tiếp của Công ty tăng cao chỉ trong vòng 3 năm.

Năm 2006 quỹ lương lao động trực tiếp thực tế tăng 207,2 triệu đồng do sử dụng nhiều hơn kế hoạch đề ra 2 lao động, và mức lương bình quân tăng thêm 400 nghìn đồng/người/năm.

Năm 2007 công ty cũng vượt kế hoạch 225,5 triệu đồng do sử dụng nhiều hơn 3 lao động, tương ứng làm mức lương bình quân tăng thêm 300 nghìn đồng/người/năm so với kế hoạch.

Năm 2008 Công ty vượt kế hoạch 505,0 triệu đồng do sử dụng nhiều hơn 1 lao động, tương ứng làm mức lương bình quân tăng thêm 1.031.000 đồng/người/năm.

Bảng 11: Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

KH TH KH TH KH TH

Chi phí nhân công trực tiếp (NC)

1000Đ/sp 90,9 94,4 103,0 111,1 120,3 130,7

Giá thành sản phẩm (Z) 1000Đ/sp 436,0 475,4 463,4 545,5 586,9 715,2

NC/Z % 20,8 19,9 22,2 20,4 20,5 18,3

(Nguồn phòng Tài chính kế toán, Kế hoạch)

Bảng 12: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp trên 1 đơn vị sản phẩm Năm KH (1000Đ) TH (1000Đ) Chênh lệch +/- (1000Đ) % 2006 90,9 94,4 3,5 103,9 2007 103,0 111,1 8,1 107,9

2008 120,3 130,7 10,4 108,6

(Nguồn phòng Tài chính Kế toán, Kế hoạch)

Bảng phân tích trên thể hiện rõ chi phí nhân công trực tiếp KH và TH giữa các năm từ 2006 đến 2008. Nhìn bảng phân tích ta dễ dàng nhận thấy Công ty đã không hoàn thành được các kế hoạch đề ra trong các năm. Xu hướng chi phí nhân công trực tiếp liên tục tăng trong 3 năm và tăng giữa thực hiện với kế hoạch.

Năm 2006 chi phí nhân công trực tiếp thực tế tăng 3.500 đồng so với thực tế tương ứng tăng 3,9%, năm 2007 thực tế vượt 8.100 đồng tương ứng vượt 7,9%, và đến năm 2008 thì thực tế tăng 10.400 đồng tương ứng tăng 8,6% so với kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp trên 1 sản phẩm Tà vẹt Bê tông Dự ứng lực của Công ty. Thực tế năm 2007 tăng 16.700 đồng so với năm 2006 và năm 2008 tăng 19.600 đồng so với năm 2008. Điều đó cho thấy chi phí nhân công trực tiếp trên 1 sản phẩm ngày càng tăng cao, và nó hợp lý với những nguyên nhân dẫn đến việc quỹ lương công nhân trực tiếp của Công ty cũng ngày càng tăng. Đặc biệt tăng nhanh và cao trong năm 2008. Do trong năm 2008 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, giá cả, lạm phát tăng cao, làm cho chi phí nhân công cũng tăng theo.

Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc các kế hoạch của Công ty đề ra đều chưa được thực hiện tốt, việc nâng cao năng suất lao động để nhằm tối ưu hiệu quả chi phí nhân công trực tiếp chưa có kết quả tốt. Phải chăng những KH mà Công ty đề ra chưa hợp lý so với điều kiện cụ thể chi phí của Công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w