V. Giá thành sản xuất 413,4 87,0 483,7 88,7 640,5 89,
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Để xét một cách toàn diện chúng ta hãy xem xét trên cả hai khía cạnh đó
2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên vật liệu luôn là yếu tố quan trọng cấu thành nên thực thể của sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm công nghiệp, nó chiếm tỷ trọng cao trong chi phí giá thành. Và như phân tích trên thì cũng dễ thấy được rằng chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 50% giá thành sản phẩm. Chính vì vậy việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tăng giá thành sản phẩm.
Chất lượng nguyên vật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu chính ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng lãng phí hay tiết kiệm nguyên vật liệu. Ngoài ra việc quá phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp các nguyên vật liệu chính yếu mà không mở rộng nguồn cung đã khiến công ty không có sự ổn định về chất lượng cũng như giá cả nguyên
vật liệu, làm cho chi phí nguyên vật liệu theo kế hoạch và định mức thấp hơn nhiều so với thực tế.
Công tác hoạch định, dự báo và quản lý nguyên vật liệu của Công ty cũng chưa được thực hiện tốt, từ khâu lên kế hoạch cung ứng, dự báo nhu cầu, dự trữ đến quản lý nguyên vật liệu đầu vào và cung cấp tới các phân xưởng. Chính điều này đã dẫn tới những lãng phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
Lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao làm cho chi phí chung vì thế chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Một số đơn vị cá nhân còn chưa chấp hành tốt quy định và kỷ luật lao động của Công ty. Hiện tượng đi muộn về sớm còn tồn tại, việc theo dõi giám sát và quản lý của nhân viên quản đốc phân xưởng chưa sát sao. Nhiều nhân viên làm việc thiếu năng động, nhiệt tình có tư tưởng ý lại nên hiệu quả công việc là không cao.
Ngoài ra trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nói chung chưa thực sự tốt và tương xứng với nhiệm vụ, công tác hoạch định kế hoạch không có nhiều cải tiến, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và yêu cầu của dây truyền công nghệ, không có nhiều đổi mới trong công tác lập kế hoạch cũng như chiến lược phát triển của Công ty.
Tình trạng dư thừa lao động vẫn còn tồn tại, hiện nay tại các phân xưởng sản xuất thì lao động thủ công vẫn tồn tại và chưa được chuyên môn hóa. Do vậy năng suất lao động thường không cao, và việc sử dụng nhiều lao động thủ công cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hao phí nguyên vật liệu tăng cao.
Ngoài ra việc áp dụng dây truyền công nghệ từ Trung Quốc cũng có thể coi là một hạn chế, mặc dù là Doanh nghiệp đầu tiên áp dụng Công nghệ sản xuất Tà vẹt Bê tông Dự ứng lực nhưng do áp dụng trước nên đến thời điểm này Công nghệ đã gần hết khấu hao, trở nên kém hiệu quả và lạc hậu hơn các Công nghệ mới của Anh. Đây cũng là lý do khiến chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác tăng cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan:
Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía Doanh nghiệp, chúng ta cũng không thể không kể đến tác động của các nhân tố khách quan khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tăng cao, từ đó gây khó khăn cho công tác tiết kiệm chi phí Sản xuất Kinh doanh của Doanh nghiệp.
Có một thực tế dễ nhận thấy là trong 3 năm từ 2006 đến 2008 thì nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuối năm 2007 và trong suôt năm 2008. Giá nguyên vật liệu tăng cao, đặc biệt là thép cường độ cao (nguyên liệu mà Doanh nghiệp phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài về) và các loại thép xây dựng thường cũng như xi măng. Chính vì vậy đã trực tiếp tác động đẩy chi phí nguyên vật liệu năm 2008 tăng vọt.
Ngoài ra tình hình kinh tế kém ổn định trong nước năm 2008 như giá cả tăng cao, bất ổn định, tỷ lệ lạm phát gia tăng đột biến khiến cho hoạt động tiết kiệm chi phí gặp rất nhiều khó khăn.
Các sự điều chỉnh và thay đổi trong chủ trương chính sách của nhà nước cũng khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, như mức tiền lương tối thiểu được điều chỉnh khiến chi phí nhân công trực tiếp tăng lên, thời điểm lạm phát tăng cao, chính phủ đã phải áp dụng chính sách tiền tệ chặt làm cho những chi phí bằng tiền khác như chi phí lãi vay cũng từ đó tăng lên.
Cũng không thể không kể đến một nhân tố nữa đó là do định mức kinh tế kỹ thuật của ta còn nhiều hạn chế: Khoa học kỹ thuật thì ngày một phát triển làm cho chất lượng nguyên vật liệu đầu vào ngày càng được đảm bảo, trong khi đó các định mức kinh tế kỹ thuật trong ngành vẫn tồn tại từ những năm cuối của thế kỷ 20, việc xây dựng định mức chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thiếu khoa học và chính xác. Không có sự cải tiến phù hợp với điều kiện thực tiễn.