Iến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, phó giám đốc Sở Văn hó a thể thao và du lịch Quảng Ngãi, cho biết vừa phát hiện thêm một văn bản cổ quý giá liên quan đến việc chính quyền nhà Nguyễn cử ngườ

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU ĐOÀN NHIẾP ẢNH TQ THĂM VN (Trang 42 - 44)

- Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ chuyên nghiên cứu về Biển Đông.

T iến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, phó giám đốc Sở Văn hó a thể thao và du lịch Quảng Ngãi, cho biết vừa phát hiện thêm một văn bản cổ quý giá liên quan đến việc chính quyền nhà Nguyễn cử ngườ

vừa phát hiện thêm một văn bản cổ quý giá liên quan đến việc chính quyền nhà Nguyễn cử người dân Lý Sơn đi khẳng định và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Hiện người đang giữ văn bản cổ là gia đình ông Đặng Lên, ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Văn bản này là công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi, ghi rõ ngày 15-4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa.

Phần ghi niên hiệu, ngày, tháng, năm ban hành tờ lệnh: năm Minh Mạng thứ 15 tháng 4 ngày 15 (1834) Nội dung tờ lệnh - Ảnh: MINH THU

Trong đó giao cho ông Đặng Văn Siểm (là tổ tiên của ông Đặng Lên) đảm trách việc dẫn đường, ông Võ Văn Công lo lương thực và ông Võ Văn Hùng tuyển chọn người đi biển giỏi...

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ cho biết thêm: ngày 30-3, anh Đặng Văn Thanh - người đang hương khói ngôi nhà thờ họ Đặng ở làng An Hải - lặn lội từ huyện đảo Lý Sơn vào TP Quảng Ngãi tìm ông để trao mấy tờ photo về tư liệu này. Lâu nay gia tộc anh Thanh xem tư liệu này là báu vật của dòng họ. Trước khi mất, cha anh là ông Đặng Tôn luôn dặn con cháu trong dòng họ phải hết sức cẩn trọng khi mở ra xem. Nhiều năm trước đã có người lạ đến đây hỏi mua nhưng gia đình quyết không bán.

Biết ông Vũ là người nhiều năm gắn bó với Lý Sơn vừa là người phụ trách công tác bảo tồn, bảo tàng, nghiên cứu lịch sử đội Hoàng Sa - Trường Sa nên mang tư liệu này vào cho ông Vũ xem. Ngay hôm sau (31-3), ông Vũ đã ra Lý Sơn tìm đến nhà thờ họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải và được ông Đặng Lên - đại diện gia tộc - vui lòng cung cấp bản chính.

Xác thực nhiều thông tin quý

Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, văn bản này còn xác thực thêm những thông tin ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn về ông Võ Văn Hùng - một nhân vật vốn được ghi trong Đại Nam thực lục hoặc trong các bản tấu của Bộ Công - là người có công đi Hoàng Sa trong nhiều năm, đã đo vẽ được bốn hòn đảo tại quần đảo này.

Văn bản cổ còn thể hiện về cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành... mà ít nhiều các bộ chính sử và các tư liệu đã tìm thấy chưa đề cập rõ. Chẳng hạn, lâu nay các tư liệu đều ghi đội Hoàng Sa đi từ tháng 2 và đến tháng 8 về nhưng rõ ràng ở đây, vào năm Minh Mạng thứ 15 (Giáp Ngọ -1834), thì đi vào tháng 3, ở đầu tờ lệnh này còn ghi rằng: Làm bằng chiếu theo tháng trước. Không phải một năm chỉ có đi một đợt vào tháng 2 mà còn có một đợt đi Hoàng Sa vào tháng 3 nữa (một năm đi hai lần!). Điều này lý giải tại sao người dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa không phải chỉ vào dịp tháng 2 mà còn tổ chức vào cả tháng 3. Là người nhiều năm nghiên cứu lịch sử Hoàng Sa, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ cho biết đây là một tờ công lệnh rất quý giá còn nguyên vẹn bản gốc. Việc phát hiện này đã khẳng định rằng mỗi năm vua Minh Mạng đều có điều bao nhiêu thuyền và lính ra Hoàng Sa. Đó là một công việc rất quan trọng, được phối hợp hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Nó kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở Hoàng Sa.

Họ thường đi trên ghe bầu (còn gọi là tiểu điếu thuyền) rộng khoảng 3m, dài 12m, chở được 10 - 12 người, mang theo lương thực đủ dùng trong sáu tháng và cả nẹp tre để bó thi thể khi hi sinh. Trước khi đi, địa phương đã làm lễ tế sống họ. Nhiều hải đội đã anh dũng ra đi không trở về mà chứng tích hiện vẫn còn lưu lại nhiều ở Lý Sơn.

Bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã - nhà sử học đã dành cả đời nghiên cứu Hoàng Sa, văn bản cổ này khi được nghiên cứu đầy đủ sẽ có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Nó góp thêm luận chứng để VN khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, nó cũng chứng minh cụ thể đã có rất nhiều tổ tiên người VN giong thuyền ra biển Đông để cắm bia khẳng định chủ quyền và bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Trong đó chỉ riêng đảo Lý Sơn đã có nhiều dòng họ như Phạm Văn, Phạm Quang, Võ, Nguyễn, Đặng... dũng cảm tham gia hải đội Hoàng Sa.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, phó giám đốc thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN - người vừa phiên dịch văn bản cổ này, khẳng định đây là một tờ lệnh rất quý giá. Niên đại chính xác của nó vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834) cùng với các dấu ấn đóng trên văn bản cho thấy giá trị xác thực và tin cậy của văn bản. Nội dung của công lệnh xácn nhận hà nước phong kiến VN từ trung ương đến địa phương đã rất coi trọng việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, công lệnh được gìn giữ suốt 175 năm qua không chỉ là một bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của VN, mà còn là thông điệp của cha ông gửi đến con cháu mai sau nhắc nhở ý thức và trách nhiệm giữ gìn toàn vẹn chủ quyền đất nước.

QUỐC VIỆT - TRÀ MINH - MINH THUTin bài liên quan Tin bài liên quan

• Đập heo đất vì Trường Sa thân yêu - (29/03)

• Cần khơi dậy ý thức giữ gìn biển đảo của cha ông - (23/03)

• Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa - (19/03)

• Giữ chủ quyền bằng chứng cứ lịch sử - (19/03)

• Cần giải quyết vấn đề biển Đông bằng công pháp quốc tế - (18/03)

* Tất cả...

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU ĐOÀN NHIẾP ẢNH TQ THĂM VN (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w