XÂY NỘI LỰC ĐỂ CHỐNG THÁCH THỨC

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU ĐOÀN NHIẾP ẢNH TQ THĂM VN (Trang 29 - 31)

- Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ chuyên nghiên cứu về Biển Đông.

XÂY NỘI LỰC ĐỂ CHỐNG THÁCH THỨC

Mỹ gọi cách xử xự của Trung Quốc trong vụ đối đầu ở Biển Đông là 'hung hăng'

Cuộc đối đầu trên Nam Hải giữa tàu chiến Trung Quốc và tàu Mỹ cho thấy siêu cường duy nhất trên thế giới và siêu cường đang nổi lên tìm mọi cách thiết lập sự thống lĩnh trên biển.

Địa điểm xảy ra tranh chấp là khoảng 120 cây số phía Nam đảo Hải Nam, không xa bờ biển Việt Nam. Vậy chiến lược tồn tại của Việt Nam trong cuộc tranh chấp của hai nước lớn ra sao?

Đài BBC đã nói chuyện với tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người có nhiều năm nghiên cứu về quá trình xác lập chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

TS Nguyễn Nhã: Bất cứ một giai đoạn nào phải đối đầu với thế lực nước ngoài, nước mình phải thật hùng cường. Nội lực của mình phải hùng cường. Tôi nghĩ trong thời gian qua, sau chiến tranh lạnh rồi chiến tranh nóng, mỗi người Việt Nam, kể cả lãnh đạo, đều là nạn nhân của thời cuộc. Chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mình là khi đã là nạn nhân của thời cuộc thì mọi điều trong quá khứ mình phải bỏ qua. Những nước thù nghịch với nhau trong chiến tranh lạnh, hay là trước nữa như người Mỹ với người Nhật, họ đã trở thành đồng minh của nhau, thì người Việt Nam cũng có thể làm như vậy.

BBC: Có cách nào để làm được chuyện đó, thưa ông?

TS Nguyễn Nhã : Theo tôi những người có trách nhiệm, những người có nhiệt tâm đối với đất nước phải đi trước để giải quyết những vướng mắc mà chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng vừa rồi để lại. Đó là chiến lược để mình đoàn kết xây dựng nội lực, là trách nhiệm của rất nhiều phía chứ không của riêng ai.

BBC: Làm sao để quốc gia hùng cường?

Trung Quốc đòi chủ quyền cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

TS Nguyễn Nhã : Khi giải quyết các vấn đề đó rồi, vướng mắc thuộc về tâm lý, kể cả hận thù của mỗi người sẽ được giải tỏa. Khi ấy mỗi người phải có một kế hoạch nhỏ, góp sức để đất nước hùng cường. Giống như người Nhật sau chiến tranh, theo tôi một trong những điều hay của họ là đặt phát triển của đất nước lên hàng đầu, gạt sang một bên mọi việc cá nhân. Và tôi nghĩ cuối cùng người Việt Nam mình cũng có thể làm như thế.

BBC: Qua vụ đối đầu gần đây tại biển Đông giữa tàu Trung Quốc và tàu Hoa Kỳ, liệu chúng ta có cần lo ngại không khi bờ biển Việt Nam quá dài nhưng khả năng phòng thủ hay bảo vệ của chúng ta quá yếu?

TS Nguyễn Nhã: Nước nhỏ thì có cách của nước nhỏ. Nước lớn có cách của nước lớn. Sự kiện vừa rồi là điều ta không nên lo, mà có khi lại là điều ta lấy làm mừng. Tại vì vấn đề hải phận quốc tế này không thể để cho bất cứ một nước nào hoành hành được. Khi mà các thế lực họ đụng chạm đến nhau, đó là điều mình không muốn nhưng nghĩ theo cách khác, đối với nước nhỏ, thì như thế là một điều cũng tốt. Vấn đề tranh chấp trở thành đa phương có dính đến nước lớn từ phương xa để người ta không cậy cái nước lớn ở ngay sát mình, thì tôi thấy cái hướng đó là cái hướng rất thuận lợi cho Việt Nam. Và dĩ nhiên nếu như người Việt Nam nhận thức được điều này, tôi cho rằng đó là hướng tốt cho mình.

BBC: Cuộc chạm trán trên biển đã đặt ra một số câu hỏi, và có thể những người thực dụng cho rằng tại sao Việt Nam không dựa vào một lá chắn phòng thủ của một quốc gia hàng đầu về quân sự nào đó, để nhận được sự bảo vệ trong tương lai? Theo ông ý nghĩ như vậy có nên bàn ra trong lúc này không và liệu nó có giá trị gì ở Việt Nam?

TS Nguyễn Nhã : Ý kiến thì cứ việc ý kiến thôi nhưng theo tôi bất cứ thời đại nào nhà nước cũng có trách nhiệm, và làm tròn trách nhiệm này. Tôi thấy từ trước đến nay ông cha mình rất là khôn ngoan trong ngoại giao đối với nước bên cạnh của mình. Đối với nước lớn, ông cha của mình đối xử theo kiểu "thần phục giả vờ mà độc lập thật sự", từ xưa đến nay đều làm như thế.

Đó là ngày xưa. Còn bây giờ hoàn cảnh đã khác. Ngoại giao hiện nay khác. Sự việc xảy ra cũng khác. Tôi cho rằng dựa vào sức mạnh của riêng một nước nào đó có cái hay nhưng cũng có cái dở. Theo tôi nhà lãnh đạo cũng nên cân nhắc để làm cho đúng lúc, đúng thời điểm và có lợi nhất.

Các bài liên quan

• Tàu TQ bị cáo buộc gây hấn • Tiếp tục rắc rối vụ tàu Mỹ-Trung • Mỹ-Trung 'gạt bất đồng'

• TQ-VN phản đối về Trường Sa

Bài được xem nhiều nhất

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU ĐOÀN NHIẾP ẢNH TQ THĂM VN (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w