Tình hình khai thác và tiêu thụ cá ngừ

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá của cá ngừ sọc dưa ở thị trường đà nẵng (Trang 39 - 41)

Ở Việt Nam, tổng số tàu trên 90 CV làm nghề cá ngừ có khoảng trên 10.000 chiếc, việc khai thác cá ngừ còn ở quy mô nhỏ, tay nghề kỹ thuật của ngư dân và ngư cụ chưa phù hợp ñể vây bắt ñàn cá lớn, phương pháp ñánh bắt còn thủ công,

công tác chế biến, bảo quản thô sơ… do ñó hiệu quả khai thác chưa cao, ảnh hưởng ñến việc tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2010 là năm thành công ñối với lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam, bởi xuất khẩu cá ngừ ñã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tính ñến hết ngày 30/11/2010, Việt Nam ñã xuất khẩu gần 76.000 tấn cá ngừ, trị giá trên 265,7 triệu USD, tăng 49,5% về khối lượng và 62% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do giá xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ tăng.

Năm 2010, sản lượng cá ngừ khai thác trên thế giới giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ lại có xu hướng tăng dẫn ñến tình trạng cung không ñủ cầu, ñẩy giá cá ngừ lên cao. Trong 11 tháng ñầu năm 2010, giá xuất khẩu trung bình của cá ngừ của Việt Nam ñạt 3,49 USD/kg, tăng 8% so với năm 2009, trong ñó giá xuất khẩu sang các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản ñều ở mức cao, từ 3,6-4,78 USD/kg.

ðến ñầu tháng 6/2010, Hoa Kỳñã vượt EU trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn và ổn ñịnh của Việt Nam. Tính ñến hết tháng 11/2010, nước này ñã nhập khẩu trên 27.000 tấn cá ngừ từ Việt Nam, trị giá trên 120 triệu USD, tăng 54,6% về khối lượng và 94,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Dự báo sắp tới, nhu cầu cá ngừ của thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ cho biết, EU mới là thị trường lớn, ña dạng và có nhiều triển vọng cho cá ngừ Việt Nam. ðể giữ thị trường và ñáp ứng ñầy ñủ các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng nơi ñây, các doanh nghiệp cần có biện pháp ñảm bảo chất lượng và duy trì hình ảnh cá ngừ Việt Nam. Trong 11 tháng ñầu năm 2010, EU ñã nhập khẩu trên 15.690 tấn cá ngừ Việt Nam, trị giá gần 57 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng và 12% về giá trị.

Thị trường Mỹ: Cuối tháng 5, ñầu tháng 6/2010, Mỹ ñã “thế chân” EU, trở thành thị trường nhập khẩu lớn và ổn ñịnh nhất của cá ngừ Việt Nam. ðến hết ngày 30/11/2010, Mỹ ñã nhập khẩu trên 27.000 tấn cá ngừ từ Việt Nam, trị giá trên 120 triệu USD, tăng 54,6% về khối lượng và 94,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.

Mặc dù nền kinh tế phục hồi chậm và ñồng USD bất ổn so với các loại tiền tệ lớn khác nhưng không vì thế mà thị trường cá ngừ ñóng hộp của Mỹ trở nên ảm ñạm. ðến hết tháng 7/2010, Mỹñã nhập khẩu 134,886 tấn cá ngừñóng hộp. Dự báo sắp tới, nhu cầu cá ngừ của thị trường này sẽ tiếp tục tăng.

Thị trường EU: Cá ngừñược xem là một trong những thực phẩm chủ lực tại các nước châu Âu, ñặc biệt là Italia, ðức và Bỉ. Trong 11 tháng ñầu năm 2010, EU ñã nhập khẩu trên 15.690 tấn cá ngừ Việt Nam, trị giá gần 57 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới ñây, EC ñã ñề xuất tăng giá khoảng 1 – 2% ñối với cá song Tây Ban Nha và cá ngừ albacore nguyên con, ñồng thời giảm khoảng 0,1 – 2% ñối với cá trích, cá cơm và cá ngừ albacore moi ruột. Các doanh nghiệp cho biết, EU thực sự là một thị trường lớn, ña dạng và có nhiều triển vọng cho cá ngừ Việt Nam. Tuy nhiên, ñể giữ ñược thị trường này và ñáp ứng nhu cầu thủy sản “bền vững, tiện lợi và sức khỏe” của người tiêu dùng nơi ñây, các doanh nghiệp cá ngừ cần có biện pháp ñảm bảo chất lượng và duy trì hình ảnh cá ngừ Việt Nam trên thị trường này.

Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá ngừ hàng ñầu thế giới (chiếm khoảng 80% tổng sản lượng cá ngừ toàn cầu), bình quân 41 kg cá ngừ tươi và các sản phẩm từ cá ngừ/hộ gia ñình/năm. Nhìn chung nhu cầu cá ngừ (nhất là cá ngừ vây xanh) ñể chế biến sushi và sashimi của thị trường Nhật vẫn ở mức cao. Trong 11 tháng ñầu năm 2010, Nhật Bản ñã nhập trên 4.350 tấn cá ngừ từ Việt Nam, trị giá trên 20,8 triệu USD.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá của cá ngừ sọc dưa ở thị trường đà nẵng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)