Michael E.Porter cho rằng sự thịnh vượng của một quốc gia ñược tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao ñộng, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia.
Khả năng cạnh tranh ñã trở thành những mối bận tâm chủ yếu của chính phủ và ngành tại mọi quốc gia. Tuy nhiên ñối với tất cả sự thảo luận, tranh luận và bài viết về chủ ñề này, vẫn chưa có một lý thuyết có tính thuyết phục nào ñể giải thích cho khả năng cạnh tranh quốc gia. Thậm chí ñến nay vẫn chưa có một ñịnh nghĩa nào ñược chấp nhận về thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” ñược áp dụng cho một quốc gia.
Michael Porter cho rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc ñổi mới và nâng cấp của quốc gia ñó. Các công ty tạo ra ñược lợi thế so với các ñối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc có những ñối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội ñịa năng ñộng, và những khách hàng trong nước có nhu cầu.
Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia ñã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng ñi. Vì cơ sở của sự cạnh tranh ñã dịch chuyển ngày càng nhiều sang sự tạo ra và mô phỏng kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia ñã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh ñược tạo ra và duy trì thông qua một quá trình ñịa phương hóa cao ñộ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, ñịnh chế, và lịch sử của các nước ñều ñóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. ðây là những khác biệt ñáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia, không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội ñịa của các nước ñó hướng về tương lai nhất, năng ñộng nhất và thách thức nhất.