Tổng quan về Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty dịch vụ hàng không sân bay đà nẵng trong điều kiện cổ phần hoá (Trang 47 - 55)

4. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan về Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực miền Trung

Cụm cảng hàng không miền Trung có các sân bay sau: sân bay Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng, sân bay Phú Bài tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sân bay Nha Trang tại tỉnh Khánh Hoà, sân bay Phù Cát tại tỉnh Bình Định, sân bay Đông Tác tại tỉnh Phú Yên, trong đó sân bay Đà Nẵng là 1 trong 3 sân bay quốc tế của nước ta.

Miền Trung không chỉ nằm ở giữa nước Việt Nam mà còn ở vị trí trung tâm các trục giao lưu quốc tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Miền Trung là phần đất vươn ra biển Đông xa nhất của nước Việt Nam, do đó các hải cảng của miền Trung rất gần với đường hàng hải quốc tế nối khu vực Đông Bắc Á với Đông Nam Á và các châu lục khác. Phía Tây của miền Trung có nhiều cửa khẩu giao thương với các nước nằm sâu trong lục địa châu Á như Lào, Myanmar, vùng đông bắc Thái Lan và đông bắc Campuchia.

Không những thế, khu vực này là nơi giao nhau của các tuyến đường hàng không quốc tế và khu vực, tại đây vừa là nơi giao nhau các tuyến hàng không nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, vừa là nơi giao nhau các tuyến hàng không nối khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với vị trị địa lý này, từ khu vực miền Trung-Tây Nguyên đến các trung tâm kinh tế của đất nước cũng như của khu vực không quá 1 giờ 30 phút bay. Đây chính là điều kiện địa lý thuận lợi làm tăng tính chiến lược của ngành hàng không tại khu vực miền Trung.

Diện tích toàn miền Trung khoảng 29% diện tích tự nhiên của cả nước. Do cấu tạo địa hình, phần lớn diện tích miền Trung là đồi núi và cồn cát ven biển. Dãy Trường Sơn chạy từ bắc xuống nam với nhiều khối núi lớn liên kết với nhau là xương sống của toàn miền. Phía nam dãy Trường Sơn mở rộng thành những cao nguyên thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, trên các cao nguyên này đã hình thành các đô thị và các vùng dân cư đông đúc của miền Trung. Những vùng dân cư này chính là khách hàng tiềm năng của ngành hàng không trong tương lai.

Do cấu tạo của địa chất và đặc điểm địa hình nên hầu hết các bãi biển đẹp nhất Việt Nam đều tập trung ở miền Trung. Bãi biển miền Trung có cảnh quan rất sinh động, trên núi dưới biển mà ít nơi nào có được, lại xa cách khu công nghiệp nên hầu như chưa bị ô nhiễm. Các con sông miền Trung ngắn, lượng phù sa ít nên vùng nước gần bờ cửa biển miền Trung gần như còn giữ nguyên vẻ trong xanh, cát mịn và không có bùn, đó là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, khu vui chơi với các bộ môn thể thao và giải trí. Miền Trung có hàng chục bãi tắm đẹp như bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ (Quảng Bình),Thuận An, Lăng Cô, (Thừa Thiên-Huế ), Xuân Thiều, Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Gành Ráng (Bình Định), Nha trang (Khánh Hoà)…

Miền Trung là nơi in đậm những biến cố lịch sử - văn hoá quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước Việt Nam. Tại đây có nền văn hoá Champa đã để lại cho hậu thế là nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất độc đáo. Nhiều tháp Chàm xây dựng từ thời các vương triều Champa còn sừng sững trên dải đất miền Trung, trong đó thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô tôn giáo của vương quốc suy tàn với quần thể tháp chứa đựng nhiều bí ẩn, rất hấp dẫn giới nghiên cứu văn hoá và du khách đến đây khám phá. Nổi bật nhất trong các di sản văn hoá - lịch sử ở miền Trung là cố đô Huế. Nơi đây ghi dấu sự phát triển của vương triều phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Kinh thành Huế đã được gìn giữ gần như nguyên vẹn cả về di tích

hữu hình lẫn các giá trị văn hoá vô hình độc đáo và hấp dẫn. Cách Huế 200km về phía Bắc là Di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, đây là di sản thiên nhiên với hệ thống hang động độc đáo của thế giới. Miền Trung còn nổi tiếng với di sản phố cổ Hội An, những mái nhà rêu phong và nếp văn hoá hiền hoà độc đáo của con người Hội An.

Những đặc điểm này sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch và cũng chính là tiền đề để ngành hàng không phát triển, đặc biệt phát triển dịch vụ du lịch hàng không.

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và địa hình, khí hậu miền Trung là sự chuyển tiếp từ khí hậu gió mùa ẩm có mùa đông lạnh ở các tỉnh phía bắc đèo Hải Vân đến khí hậu gió mùa điển hình ở các tỉnh duyên hải phía nam đèo Hải Vân và Tây Nguyên. Mùa mưa ở các tỉnh duyên hải miền Trung thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau trong khi ở các tỉnh Tây Nguyên, mùa mưa lại diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ các mùa có sự chêch lệch lớn. Miền Trung nằm trong khu vực dễ bị bão lũ, so với các vùng khác trong nước và khu vực lụt bão ở miền Trung có đặc điểm không ổn định, diễn biến phức tạp và sức tàn phá lớn, lịch sử đã ghi lại nhiều trận lũ lụt có sức tàn phá kinh khủng ở vùng đất này, làm tê liệt giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển trong nhiều ngày, làm cho lưu thông trong khu vực cũng như hai đầu của đất nước bị đình trệ.

Hoạt động của ngành hàng không ít chịu ảnh hưởng của khí hậu và đó là lợi thế của ngành hàng không so với các phương tiện vận tải khác.

Khi thiên tai xảy ra, các phương tiện giao thông khác bị ngừng trệ, thì giao thông bằng hàng không còn đảm trách nhiệm vụ chính trị là cứu nạn, tiếp tế, các Cảng hàng không sẽ hình thành các cầu hàng không để làm nhiệm vụ chính trị cho đất nước. Tuy vậy, việc xây dựng và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của ngành hàng không như đường băng, nhà ga trong điều kiện khí hậu thời tiết phức tạp như ở miền Trung Tây nguyên là rất khó khăn và

tốn kém, hàng năm ngành hàng không phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và khắc phục thiên tai trong toàn ngành.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung

Hiện tại, khu vực miền Trung đang hình thành một loạt khu công nghiệp để sau năm 2010, các khu kinh tế này từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng.

Chính phủ đã cho phép xây dựng Huế thành thành phố Festival đầu tiên trên cả nước, hơn thế nữa tại đây đang hình thành trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao.

Đối với thành phố Đà Nẵng đang từng bước đầu tư xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm của miền Trung có quy mô dân số khoảng 1 triệu người vào năm 2010, với các nhiệm vụ cơ bản như: trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung.

Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện đầu tư phát triển các đô thị khác như xây dựng thành phố Nha trang thành đô thị trung tâm phía Nam của vùng và các đô thị Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi theo hướng hình thành các trung tâm đô thị hiện đại, văn minh.

Ngoài việc đầu tư phát triển giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thì việc đầu tư phát triển đường hàng không cũng được xúc tiến. Sẽ đầu tư phục hồi và nâng cấp sân bay Chu Lai giai đoạn một, phục vụ đáp ứng nhu cầu giao thương cho phát triển của các khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất. Hướng lâu dài xây dựng thành sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và khu vực. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng sân bay Đà Nẵng để thực sự xứng đáng là sân bay quốc tế của miền Trung. Nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sân bay đang hoạt động thường xuyên như sân bay Phú Bài, Nha trang.

Với chủ trương chính sách của nhà nước nhằm phát triển khu vực miền Trung thành vùng ưu tiên phát triển kinh tế dịch vụ và sự hình thành

các khu dân cư đông đúc trong tương lai, sẽ tạo ra một động lực to lớn cho ngành hàng không phát triển.

Hiện tại, khu vực miền Trung đang hình thành một loạt khu công nghiệp để sau năm 2010, các khu kinh tế này từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng.

Đối với khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế) trước mắt, tập trung phát triển khu vực thương mại Chân Mây có diện tích khoảng 1.000 ha gắn với phát triển cảng Chân Mây theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về khu khuyến khích phát triển kinh tế-thương mại. Trong giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ như dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng và các ngành nghề khác với trình độ và văn minh thương mại cao.

Với việc hình thành các khu công nghiệp có quy mô to lớn như vậy, sẽ tạo ra nhu cầu tiêu thụ, vận chuyển hàng hoá và các sản phẩm đặc biệt, tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế bổ trợ khác trong đó có ngành vận tải hàng không.

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng

Tiền thân của Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng là Công ty dịch vụ Cụm cảng hàng không miền Trung, được thành lập năm 1993 để cung cấp các dịch vụ mặt đất và trên máy bay.

Đến năm 1995, do nhu cầu phát triển của các loại hình dịch vụ trong và ngoài ngành hàng không, Công ty này đã được chuyển đổi thành Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng là thành viên thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam, có trụ sở chính tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng, có chức năng hoạt động kinh doanh các loại hình dịch vụ như: cung ứng suất ăn khách đi máy bay, kinh doanh hàng miễn thuế, mỹ nghệ, bách hoá, ta xi hàng không, bán vé máy bay, kinh doanh khách sạn...

Phạm vi hoạt động của công ty là cả khu vực miền Trung, do vậy để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đến năm 1996 công ty đã mở thêm chi nhánh tại sân bay Phú Bài. Năm 2004, mở thêm chi nhánh tại Quảng Nam. Và năm 2005, công ty đã chuyển đổi đội cung ứng suất ăn Nha Trang thành chi nhánh của công ty tại Nha Trang, ngoài ra để mở rộng lĩnh vực kinh doanh công ty đang lập dự toán mở thêm các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cho đến thời điểm hiện nay công ty có các đơn vị trực thuộc sau:

- Xí nghiệp cung ứng suất ăn, - Xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp, - Chi nhánh công ty tại sân bay Phú Bài, - Đội xe Taxi hàng không,

- Chi nhánh công ty tại sân bay Nha Trang, - Chi nhánh công ty tại Quảng Nam,

- Phòng bán vé máy bay tại Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, - Cửa hàng kinh doanh tổng hợp,

- Trung tâm dịch vụ quảng cáo.

Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Doanh thu 1000đ 24.745.000 26.675.000 27.631.000 2 Lợi nhuận SThuế 1000đ 88.148 108.527 146.808 3 Nộp Ngân sách 1000đ 653.000 1.015.000 1.030.000

4 Tổng lao động người 240 250 254

5 Thu nhập bình

quân/người/tháng 1000đ 1.025 1.294 1.317

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm của công ty

công ty trong bảng 2.1 đã thể hiện xu hướng phát triển về quy mô cũng như hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng của công ty. Tất cả các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh đạt được năm sau đều cao hơn năm trước.

- Công tác dịch vụ khách hàng từng bước được nâng cao. Công ty đã tích cực cải tiến, hợp lý hoá các khâu trong nghiệp vụ kinh doanh, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới để nâng cao chất lượng và ý thức trách nhiệm phục vụ khách hàng.

Nguồn: Phòng HCTC của công ty

Mô hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của công ty

- Chế biến suất ăn trên máy bay, cung cấp các dịch vụ cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế.

- Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến quá trình sản xuất, cung ứng suất ăn như: giao nhận, vận chuyển, thu hồi các vật phẩm từ các chuyến bay đến, vệ sinh dụng cụ, quản lý kho...

Phó Giám đốc Công ty Phòng TC-HC Phòng KH-KD Phòng TC-KT XN/TT cung ứng suất ăn XN Dịch vụ Thương nghiệp Chi nhánh sân bay Phú Bài Chi nhánh sân bay Nha Trang Chi nhánh Quảng Nam Đội xe, Đại lý vé,... Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty

- Kinh doanh hàng miễn thuế (Duty Free Shop)

- Đầu tư, liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế nguyên liệu thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm chất lượng cao cho hoạt động sản xuất chế biến suất ăn.

- Sản xuất các loại bánh mỳ, bánh ngọt. Cung cấp suất ăn cho các khách hàng ngoài ngành hàng không có nhu cầu. Các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Kinh doanh hàng lưu niệm, mỹ nghệ, hàng bách hoá...

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.

2.1.5. Đội ngũ lao động và các nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng

Cán bộ và công nhân lao động ở từng vị trí công tác đã tự khẳng định mình và cố gắng, nỗ lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đồng thời đóng góp vào thành tích chung trong việc xây dựng và phát triển công ty.

Công ty có nhiều chuyển biến tốt trong sản xuất kinh doanh, thu nhập từng bước được nâng lên do đó thu hút được nhiều lao động và tạo động lực trong việc tăng năng suất lao động.

Song do lực lượng lao động trực tiếp trong công ty chủ yếu là đào tạo ngắn hạn và lao động phổ thông. Nên hiệu quả công việc thấp, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa chủ động trong công việc, còn mang tính chất đối phó, ít quan tâm đến chất lượng công việc.

Gần 50% lao động chưa qua đào tạo, một số lao động được công ty đưa đi đào tạo ngắn hạn hoặc tự đào tạo nghề để phù hợp với yêu cầu phát triển của công việc đòi hỏi.

Đvt: người

STT Đơn vị Số lượng

1 Khối Công ty 28

2 Xí nghiệp Suất ăn 64

3 Xí nghiệp Thương nghiệp 57

4 Chi nhánh Phú Bài 39

5 Chi nhánh Nha Trang 30

6 Trung tâm bán vé máy bay 09

7 Cửa hàng tổng hợp 03

8 Đội xe Taxi 24

Tổng 254

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty

Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động chỉ ở mức trung bình, do yêu cầu của công việc chưa cao, đồng thời công ty cũng chưa áp dụng đúng các tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật mà chỉ vận dụng một cách tổng quát.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty dịch vụ hàng không sân bay đà nẵng trong điều kiện cổ phần hoá (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w